Thuốc điều trị bệnh ghẻ
Bệnh ghẻ khiến người mắc ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí có thể gây những biến chứng nguy hiểm.
Việc dùng thuốc sớm, đúng cách giúp tiêu diệt ký sinh trùng gây bệnh ghẻ, tránh lây lan bệnh.
Bệnh ghẻ là một bệnh lý ngoài da dễ gặp, do ký sinh trùng ghẻ Sarcoptes scabiei gây ra. Người bị bệnh ghẻ có thể bị ngứa, sẩn đỏ, xuất hiện đường hầm, luống ghẻ ở kẽ tay, cổ tay, eo, bộ phận sinh dục…
Để điều trị ghẻ có thể dùng thuốc bôi ngoài da hoặc thuốc đường uống. Việc lựa chọn dùng thuốc nào điều trị bệnh ghẻ còn tùy thuộc vào từng trường hợp.
Dưới đây là một số thuốc thường dùng điều trị ghẻ:
1. Thuốc bôi ngoài da permethrin trị bệnh ghẻ
Tác dụng: Thuốc trị ghẻ permethrin có tác dụng diệt ký sinh trùng gây bệnh ghẻ và trứng của chúng, nhờ đó giảm kích ứng, nhiễm trùng da.
Tác dụng phụ: Thuốc khá an toàn cho người lớn, phụ nữ mang thai/cho con bú và trẻ trên 2 tháng tuổi. Tuy nhiên thuốc cũng có thể gây cảm giác tê, ngứa bề mặt tiếp xúc, châm chích da, nổi mẩn, nóng rát tại chỗ…
Bệnh ghẻ gây ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí có thể gây những biến chứng nguy hiểm.
2. Thuốc DEP
Tác dụng: Thuốc DEP (diethyl phathalate) thuộc nhóm thuốc chữa bệnh da liễu, cũng được dùng trong điều trị bệnh ghẻ.
Tác dụng phụ: Thuốc DEP có thể khiến người bệnh bị châm chích, đỏ da, ngứa, kích ứng da… Tuy nhiên, các triệu chứng này sẽ tự hết sau khi dừng điều trị.
Lưu ý: Chống chỉ định dùng cho những người dị ứng/mẫn cảm với thành phần của thuốc. Không được bôi thuốc lên vùng da đã bị nhiễm trùng, chảy dịch.
Tác dụng: Kem lưu huỳnh là một loại thuốc điều trị ghẻ có thể bôi qua đêm. Cần tuân thủ chỉ định và hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ. Tuyệt đối không được lạm dụng thuốc.
Tác dụng phụ: Kem lưu huỳnh có thể gây kích ứng da.
Lưu ý: Kem lưu huỳnh an toàn khi sử dụng cho phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 2 tháng tuổi.
4. Thuốc bôi lindane (1%)
Video đang HOT
Tác dụng: Thuốc này được FDA chấp thuận để điều trị ghẻ khi các phương pháp điều trị ghẻ khác không hiệu quả.
Tác dụng phụ thường gặp: Ngứa da, nổi mẩn, rát và khô da.
Lưu ý: Không nên sử dụng thuốc bôi lindane trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Ngoài ra, không bôi thuốc lên những vùng da đang bị tổn thương.
Một số loại thuốc bôi ngoài da có thể điều trị được bệnh ghẻ.
Tác dụng: Thuốc mỡ benzyl benzoat có thể dùng để điều trị ghẻ có vảy. Benzyl benzoate gây độc cho hệ thần kinh ký sinh trùng gây bệnh ghẻ và làm chúng chết đi.
Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây kích ứng tại chỗ, ngứa, mẫn cảm da, có thể gây viêm da tiếp xúc khi điều trị nhắc lại.
Lưu ý: Cần lắc đều thuốc trước khi bôi, tránh tiếp xúc với mắt, không được uống.
6. Thuốc uống trị ghẻ ivermectin
Tác dụng: Ivermectin là thuốc dùng đường uống, được coi là giải pháp thay thế nếu các loại thuốc bôi trị ghẻ không hiệu quả. Ivermectin thường được kê đơn cho những người bị ghẻ đóng vảy hoặc hệ miễn dịch suy yếu.
Tác dụng phụ có thể gặp: Phát ban, sốt đột ngột, ngứa ngáy, tiêu chảy, táo bón, chán ăn, tăng men gan, khó thở…
Lưu ý: Ivermectin không được khuyến cáo cho những người đang mang thai hoặc cho con bú, hoặc cho trẻ em có cân nặng dưới 15 kg.
Ngoài ra, có thể dùng các thuốc kháng histamin (loratadin, cetirizin) nếu tình trạng ngứa kéo dài trong nhiều tuần/không thể sử dụng các loại thuốc trị ghẻ này. Nếu ngứa dữ dội, có thể cần dùng kem bôi steroid/glucocorticoid uống hoặc điều trị lại bằng thuốc diệt ghẻ. Nếu xuất hiện vết loét trên da/bị nhiễm trùng da, có thể cần dùng thuốc kháng sinh.
7. Lưu ý khi điều trị ghẻ
Để điều bệnh ghẻ an toàn hiệu quả, cần thực hiện:
- Đối với các loại thuốc uống cần dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý tăng/giảm/ngừng dùng khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi bôi thuốc.
- Đối với trẻ em, nên thoa thuốc hoặc kem diệt ghẻ lên toàn bộ đầu, cổ và cơ thể. Bệnh ghẻ có thể ảnh hưởng đến mặt, da đầu và cổ, cũng như phần còn lại của cơ thể.
- Đối với trẻ sơ sinh, chỉ sử dụng thuốc diệt ghẻ do bác sĩ nhi khoa khuyên dùng. Không phải tất cả thuốc diệt ghẻ dùng cho người lớn đều có thể dùng cho trẻ em.
- Không sử dụng thuốc xịt diệt côn trùng và thuốc xông để điều trị ghẻ/ghẻ vảy.
- Tránh tiếp xúc da trực tiếp với người khác cho đến khi quá trình điều trị kết thúc.
- Có thể cần điều trị cùng lúc cho những người mắc bệnh ghẻ trong gia đình.
- Cần vệ sinh tay trước và sau khi bôi thuốc trị ghẻ.
- Lau khô vùng da bị ghẻ trước khi bôi thuốc và chỉ cần dùng một lượng thuốc vừa đủ.
- Không bôi thuốc lên vùng da đang có dấu hiệu chảy dịch và nhiễm trùng; Không bôi loang thuốc sang những vùng da khỏe mạnh hoặc để thuốc tiếp xúc với da của người khác; Không để thuốc dính vào mắt.
- Trong thời gian điều trị, nếu gặp các triệu chứng bất thường cần báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Tác dụng của củ nghệ với một số bệnh ngoài da thường gặp
Củ nghệ là một loại gia vị không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có nhiều lợi ích với làn da...
Củ nghệ là nguồn cung cấp curcumin, một polyphenol có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, tốt cho các tình trạng viêm, hội chứng chuyển hóa, đau và các tình trạng thoái hóa mắt. Vậy củ nghệ có lợi ích gì đối với làn da?
1.Lợi ích của củ nghệ với làn da
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng củ nghệ và curcumin có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe đối với một số bệnh về da:
1.1. Mụn trứng cá
Curcumin là một phương pháp điều trị thay thế tiềm năng cho mụn trứng cá, một tình trạng da xảy ra khi nang lông bị tắc nghẽn bởi dầu và tế bào da chết.
Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến hơn ở thanh thiếu niên và người trẻ tuổi. Các nghiên cứu trên mô hình chuột về mụn trứng cá cho thấy hoạt động kháng khuẩn được cải thiện sau khi điều trị bằng gel chứa curcumin và axit lauric.
1.2. Viêm da dị ứng
Viêm da dị ứng thường bắt đầu ở thời thơ ấu và thường biến mất khi đến tuổi vị thành niên. Tuy nhiên, một số người có thể bị bệnh này muộn hơn ở tuổi trưởng thành với các triệu chứng bao gồm da khô, ngứa và phát ban đỏ có thể xuất hiện trên da đầu, mặt, tay và chân. Ở các nước châu Á, việc sử dụng curcumin để điều trị bệnh chàm là một phương pháp phổ biến.
Một nghiên cứu sử dụng kem chiết xuất thảo dược có chứa curcumin cho thấy làm giảm nhiều triệu chứng của bệnh chàm. Mặc dù kết quả của nghiên cứu này rất khả quan, nhưng cần có nhiều thử nghiệm lâm sàng hơn để xác định hiệu quả của nghệ trong điều trị viêm da dị ứng.
Nghệ là một loại gia vị không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có nhiều lợi ích với làn da...
1.3. Quầng thâm dưới mắt
Ngoài việc giúp điều trị các tình trạng da như mụn trứng cá, nghệ còn được sử dụng như một chất làm sáng da, đặc biệt là vùng dưới mắt.
Gel curcumin cũng được báo cáo là có thể cải thiện tình trạng thay đổi sắc tố do da bị tổn thương do ánh sáng (do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời).
1.4. Bệnh ghẻ
Ghẻ là một loại bệnh nhiễm trùng ngoài da, do sự xâm nhập của loài ve Sarcoptes scabiei trên da, với các triệu chứng bao gồm phát ban và ngứa dữ dội. Hai loại thuốc thường được sử dụng nhất để điều trị ghẻ là kem permethrin và thuốc ivermectin uống.
Tuy nhiên, một số tinh dầu có đặc tính kháng khuẩn như dầu cây trà, đinh hương, dầu neem và nghệ cũng đã được chứng minh là làm giảm tỷ lệ sống sót của loài ve này.
Curcumin giúp chữa lành vết thương bao gồm cả việc ngăn ngừa bệnh vẩy nến.
1.5. Bệnh vẩy nến
Bệnh vẩy nến là một rối loạn tự miễn dịch trên da, tạo ra các mảng da có vảy có thể gây ngứa. Trong một nghiên cứu trên động vật, một công thức dạng gel chứa 1% curcumin đã cải thiện tình trạng viêm giống bệnh vẩy nến.
Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra những lợi ích của curcumin, bao gồm cả việc ngăn ngừa bệnh vẩy nến. Nghiên cứu trên chuột cho thấy, curcumin làm chậm quá trình hoạt hóa các kênh kali trong tế bào T, đóng vai trò trong giai đoạn đầu của bệnh vẩy nến.
Curcumin giúp chữa lành vết thương bằng cách làm giảm phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với vết thương ngoài da, như tình trạng viêm và oxy hóa. Việc sử dụng curcumin tại chỗ góp phần tạo hạt, hình thành mô mới, lắng đọng collagen (tăng cường sức mạnh của vết thương), tái tạo mô (phục hồi các đặc điểm của mô) và co vết thương (giảm kích thước của vết thương).
2. Cách sử dụng nghệ
Nghệ có nhiều dạng khác nhau, bao gồm:
- Dạng tinh dầu có thể thêm vào kem, gel, mặt nạ dưỡng da và dầu gội cùng với các thành phần tự nhiên khác như dầu dừa và tinh chất hoa.
- Nghệ có thể trộn thành dạng sệt và bôi lên vết thương, có thể được sử dụng trong trà (nghệ là thành phần phổ biến trong trà chai) và các chất bổ sung để cải thiện một số tình trạng như đau khớp, rối loạn tiêu hóa.
- Có một số loại kem giảm đau tại chỗ có chứa nghệ và các thành phần khác như menthol, long não và methyl salicylate. Những loại này có thể được mua không cần đơn thuốc.
- Chiết xuất bột nghệ phối hợp với các thành phần thảo dược khác có trong các chất bổ sung chế độ ăn uống dưới dạng viên nang.
Trước khi quyết định sử dụng bất kỳ loại chất bổ sung chế độ ăn uống nào, nhất là khi bạn đang dùng các thuốc theo đơn, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ xem việc sử dụng nghệ có an toàn cho bạn hay không, vì nghệ có thể tương tác với các thuốc điều trị khi dùng cùng nhau.
Liên tiếp xảy ra các vụ điện giật nghiêm trọng Gần đây, Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ đã tiếp nhận hai ca bệnh nhân bị điện giật nghiêm trọng, cả hai đều đến từ huyện Cẩm Khê. Bệnh nhân bị nhiều vết bỏng trên cơ thể sau khi bị điện giật. Ảnh: BVCC Trường hợp đầu tiên là anh D, 35 tuổi. Anh kể lại: "Thấy ánh sáng...