Thuốc chữa bệnh Alzheimer giúp chống lại tình trạng kháng kháng sinh
Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Australia đã chứng minh một loại thuốc dùng để chữa bệnh Alzheimer PBT2 có hiệu quả trong việc điều trị tình trạng kháng kháng sinh.
Thực trạng kháng kháng sinh đã mang tính toàn cầu, đặc biệt là ở các nước đang phát triển với các bệnh truyền nhiễm và chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu bệnh tật. Vi khuẩn kháng thuốc đang là gánh nặng thực sự vì sự gia tăng chi phí do phải bắt buộc thay thế các kháng sinh cũ bằng các kháng sinh mới đắt tiền.
Mới đây, một phương pháp điều trị bệnh Alzheimer đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc điều trị một số vi khuẩn kháng kháng sinh. Bằng cách phá vỡ các kim loại bên trong vi khuẩn, thuốc đồng thời phá vỡ cơ chế kháng kháng sinh của chúng.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Queensland, Đại học Melbourne và Đại học Griffith, Australia đã phát hiện ra rằng loại thuốc có tên PBT2 (thuốc điều trị bệnh Alzheimer) có hiệu quả trong việc phá vỡ và tiêu diệt vi khuẩn gram âm, gây ra các bệnh nhiễm trùng như viêm phổi, nhiễm trùng máu và viêm màng não.
Thuốc chữa bệnh Alzheimer có hiệu quả đối với tình trạng kháng kháng sinh.
Video đang HOT
Nghiên cứu được thử nghiệm lâm sàng trên động vật, với sự kết hợp của kháng sinh polymyxin và PBT2, đã giải quyết thành công các siêu vi khuẩn kháng kháng sinh như Klebsiella pneumoniae, Acinetobacter baumannii, Pseudomonas aeruginosa và Escherichia coli.
Các nghiên cứu lâm sàng về PBT2 cho thấy nó an toàn để sử dụng cho người. Có thể kết hợp với kháng sinh polymyxin để điều trị vi khuẩn kháng polymyxin, và các loại kháng sinh khác hiện không hiệu quả trong điều trị các bệnh truyền nhiễm.
Theo ước tính của giới khoa học, đến năm 2050, vi khuẩn kháng kháng sinh sẽ gây ra hơn 10 triệu ca tử vong mỗi năm trên thế giới. Phương pháp điều trị mới này hứa hẹn sẽ giúp hạn chế tình trạng vi khuẩn kháng kháng sinh hiện nay.
Vi khuẩn kháng thuốc có thể lây lan cả khi không dùng kháng sinh
Kháng thuốc kháng sinh đang là hiểm họa đe dọa sức khỏe toàn cầu và mới đây các nhà khoa học còn phát hiện thêm một cơ chế mới, chưa từng được biết đến trước đây, đó là, kháng thuốc còn có thể xuất hiện ngay cả khi chúng ta không sử dụng kháng sinh với số lượng lớn.
Do đó, việc giảm sử dụng kháng sinh là chưa đủ để hạn chế tình trạng kháng thuốc mà phải thực hiện cùng lúc nhiều biện pháp để có thể ngăn ngừa nhiễm trùng với vi khuẩn kháng thuốc ngay từ đầu.
Vi khuẩn ngày càng trở nên kháng các loại thuốc kháng sinh phổ biến. Thông thường, sự kháng thuốc được trung gian bởi các gene kháng thuốc, có thể hiểu đơn giản là chuyển từ quần thể vi khuẩn này sang quần thể vi khuẩn khác.
Một giả định phổ biến là các gene kháng thuốc lan truyền chủ yếu khi chúng ta sử dụng kháng sinh và vẫn tin rằng chỉ trong trường hợp sử dụng kháng sinh thực sự thì vi khuẩn kháng thuốc mới có lợi thế hơn các vi khuẩn khác. Trong môi trường không có kháng sinh, vi khuẩn kháng thuốc không có lợi thế. Vì vậy, các chuyên gia y tế lo ngại về việc sử dụng quá nhiều kháng sinh và kêu gọi hạn chế trong việc sử dụng chúng.
Tuy nhiên, một nhóm các nhà nghiên cứu do các nhà khoa học từ ETH Zurich và Đại học Basel dẫn đầu đã phát hiện ra một cơ chế bổ sung mới, chưa từng được biết đến trước đây, đó là, lây lan sự kháng thuốc ở vi khuẩn đường ruột độc lập với việc sử dụng kháng sinh.
Médéric Diard, hiện là giáo sư tại Đại học Basel cho biết: "Nếu chúng ta muốn kiểm soát sự lây lan của các gene kháng thuốc, chúng ta phải bắt đầu với chính các vi sinh vật kháng thuốc và ngăn chặn chúng lây lan qua các biện pháp vệ sinh hoặc tiêm chủng hiệu quả hơn."
Salmonella đang đứng trước tình trạng kháng kháng sinh.
Cơ chế kháng thuốc kết hợp
Từ lâu, các nhà khoa học đã biết rằng, giống như vi khuẩn mang gene kháng thuốc, các tế bào có thể sống sót khi điều trị bằng kháng sinh. Chúng rơi vào trạng thái tạm thời không hoạt động và có thể làm giảm quá trình trao đổi chất đến mức tối thiểu, điều này ngăn cản kháng sinh giết chết chúng.
Trong trường hợp Salmonella, loại vi khuẩn này trở nên im lìm khi chúng xâm nhập mô cơ thể trong ruột. Một khi chúng đã xâm chiếm mô, những con vi khuẩn có thể sống ở đó mà không bị phát hiện trong nhiều tháng trước khi thức dậy từ trạng thái không hoạt động.
Nếu các điều kiện có lợi cho sự sống sót của vi khuẩn, nhiễm trùng có thể bùng phát trở lại. Trong Salmonella, có sự kết hợp của 2 cơ chế kháng thuốc là các tế bào cũng mang các phân tử DNA nhỏ (plasmid) có chứa gene kháng thuốc.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Trong các thí nghiệm với chuột, các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng Salmonella không hoạt động trong ruột có thể truyền gene kháng thuốc của chúng cho các vi khuẩn riêng lẻ khác cùng loài và thậm chí cho các loài khác, chẳng hạn như E. coli từ hệ thực vật đường ruột bình thường. Các thí nghiệm của họ cho thấy rằng các tế bào rất hiệu quả trong việc chia sẻ các gene kháng thuốc ngay khi chúng thức dậy từ trạng thái không hoạt động và gặp phải các vi khuẩn khác dễ bị chuyển gene.
"Bằng cách khai thác vi khuẩn vật chủ dai dẳng của chúng, các plasmid kháng thuốc có thể tồn tại trong một thời gian dài ở một vật chủ trước khi chuyển sang vi khuẩn khác. Điều này làm tăng tốc độ lây lan của chúng. Điều quan trọng cần lưu ý ở đây là sự chuyển đổi này xảy ra bất kể là có kháng sinh hay không ", GS. Hardt giải thích.
Các nhà khoa học hiện muốn tiến hành nghiên cứu thêm trên chuột và trong vật nuôi thường xuyên bị nhiễm khuẩn Salmonella, chẳng hạn như lợn để điều tra xem liệu có thể kiểm soát sự lây lan của sức đề kháng trong quần thể vật nuôi bằng chế phẩm sinh học hay tiêm vắc-xin chống lại Salmonella.
Kết quả của nghiên cứu này một lần nữa làm cho chúng ta thấy được vai trò của việc phòng bệnh hơn chữa bệnh rất quan trọng. Để ngăn chăn sự lây lan của đại dịch kháng thuốc kháng sinh thì ngoài sử dụng kháng sinh hợp lý, chúng ta cần ý thức, ngăn chặn các căn bệnh nhiễm trùng xảy ra ngay từ đầu, đừng để mọi việc trở nên quá muộn.
Xuất hiện thuốc điều trị Alzheimer Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) sẽ sớm xem xét phê duyệt một loại thuốc chữa bệnh Alzheimer mới lần đầu tiên sau gần hai thập kỷ. Các chuyên gia FDA sẽ nhóm họp để thảo luận về aducanumab, một phương pháp điều trị thử nghiệm được thực hiện thông qua truyền tĩnh mạch cho bệnh nhân Alzheimer...