Thuốc chống say tàu xe: Phụ nữ mang thai, cho con bú dùng có an toàn?
Trong số các hoạt chất chống say tàu xe sử dụng theo đường uống thì thuốc chứa diphenhydramine là một trong những loại thuốc phổ biến. Tuy nhiên, loại thuốc này có an toàn khi sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú hay không?
Dimenhydrinate là thuốc kháng histamin H1 có mặt trong rất nhiều biệt dược. Một trong những chỉ định của thuốc là phòng ngừa và điều trị buồn nôn, nôn mửa và chóng mặt do say tàu xe. Đây cũng là loại thuốc chống say tàu xe được sử dụng rất phổ biến. Không sử dụng thuốc này ở trẻ em dưới 2 tuổi, trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
Lưu ý khi dùng thuốc
Khi sử dụng thuốc có thể gặp một số tác dụng phụ: Buồn ngủ, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, giảm phối hợp vận động, nhìn mờ, khô miệng và đường hô hấp. Một số ít trường hợp khi sử dụng thuốc có cảm giác chán ăn, táo bón, bí tiểu. Do thuốc có tác dụng gây ngủ nên cần thận trọng khi lái xe, vận hành máy móc. Thuốc làm nặng thêm tình trạng táo bón mạn.
Để giảm khô miệng, có thể ăn kẹo cứng hoặc bánh kem, nhai kẹo cao su, uống nước. Nếu có những triệu chứng khác lạ, nghiêm trọng như thay đổi tâm thần/tâm trạng (như bồn chồn, nhầm lẫn), nhịp tim nhanh/không đều, run, khó đi tiểu… cần báo ngay cho bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời.
Phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng thuốc chống say tàu xe.
Video đang HOT
Có an toàn cho phụ nữ mang thai và cho con bú?
Thuốc phân bố rộng rãi vào các tổ chức của cơ thể, chuyển hóa qua gan và thải trừ qua nước tiểu. Thuốc qua được nhau thai. Một lượng nhỏ thuốc vào được sữa mẹ. Thuốc đã được nhiều phụ nữ mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng và không quan sát thấy bất kỳ sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hay gián tiếp khác đến thai nhi.
Ở phụ nữ mang thai: Dimenhydrinat là muối cloroheophyllin của diphenhydramine. Một số nghiên cứu quy mô lớn trên người đã chỉ ra sử dụng dimenhydrinat an toàn trong những tháng đầu thai kỳ, trong khi đó nghiên cứu khác cũng chỉ ra dimenhydrinat an toàn ở bất kỳ giai đoạn nào thai kỳ. Sử dụng dimenhydrinat trong 3 tháng cuối thai kỳ có thể dẫn tới co thắt tử cung. Doxylamin có thể kết hợp với vitamin B 6 là lựa chọn ưu tiên để điều trị nôn và buồn nôn trong thai kỳ. Bên cạnh đó, cũng có thể dùng các thuốc kháng histamine thế hệ hai như meclizine để điều trị nôn và buồn nôn. Nếu chỉ định phải dùng dimenhydrinat thì nên tránh sử dụng trong 3 tháng cuối thai kỳ do nguy cơ tăng co bóp tử cung.
Ở phụ nữ cho con bú: Thuốc có thể ức chế tiết sữa do tác dụng kháng cholinergic. Lượng nhỏ dimenhydrinat vào sữa mẹ có thể gây hại cho trẻ bú mẹ, tuy nhiên một bằng chứng khác lại cho thấy liều nhỏ và không thường xuyên không gây tác hại trên trẻ bú mẹ. Tuy nhiên, nếu liều lớn hoặc sử dụng kéo dài khả năng cao gây ra tác dụng có hại trên trẻ sơ sinh hoặc làm giảm tiết sữa, đặc biệt nếu dimenhydrinat sử dụng kết hợp với pseudoephedrine (một loại thuốc tác động vào hệ thần kinh giao cảm, chống sung huyết mũi đường toàn thân).
Thuốc chống nôn thuộc nhóm kháng histamine được ưu tiên lựa chọn trong thời kỳ cho con bú là meclizine. Metoclopramid và domperidon cũng an toàn. Nếu phải dùng dimenhydrinat, nên dùng trong thời gian ngắn. Cũng có thể cần phải cân nhắc ngưng cho con bú trong thời gian dùng thuốc. Nếu như vậy, chỉ nên cho trẻ bú lại sau khi ngưng điều trị ít nhất 12-24 giờ để thuốc thải hết khỏi cơ thể.
Khi mang thai trong tình thế bắt buộc mới nhất thiết phải dùng thuốc. Tuy nhiên, việc lựa chọn thuốc chống nôn, chống say tàu xe cho phụ nữ mang thai và cho con bú cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của thầy thuốc. Bên cạnh việc sử dụng thuốc có thể dùng gừng trong chống nôn, say tàu xe vì có tác dụng không kém so với thuốc hóa dược mà lại không có tác dụng phụ.
Mẹ bị HIV, trẻ sinh ra cần được chăm sóc tốt
Một đứa trẻ khi sinh ra từ người mẹ bị nhiễm HIV có thể nhiễm hoặc không. Quá trình chăm sóc trẻ sinh ra từ mẹ có HIV sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với những đứa trẻ bình thường khác.
Trẻ có mẹ nhiễm HIV sinh ra cần được chăm sóc tốt (Ảnh minh họa)
Chị Trần Thị Q. (tỉnh Hòa Bình) bị nhiễm HIV, sau khi sinh con được hai ngày tại bệnh viện thì được đưa về nhà chăm sóc. Trong lúc sức khỏe của chị còn yếu, rất cần người chăm sóc cho bé nhưng hầu hết những thành viên trong gia đình đều e ngại tiếp xúc với bé, dù trong thai kỳ bé được xác định là không bị lây truyền từ mẹ.
Chính vì vậy, bé không được chăm sóc chu đáo do mọi việc đều mình chị Q làm. Do sức khỏe không ổn định, chị thường bị mệt, choáng váng, trong khi đó lại mới sinh, chị phải tắm cho con vì không ai dám động vào bé. Rồi khi con khóc đêm cũng mình chị bế bồng. Do không được bú mẹ mà phải uống sữa ngoài, nên dù cả ngày đêm không được chợp mắt, chị Q vẫn phải một mình chăm sóc con.
Những người thân trong gia đình ở ngay sát bên cạnh cũng chỉ chạy sang thấp thoáng, mua giúp chị ít đồ ăn, cắm giúp chị nồi cơm rồi cũng chẳng ai dám nán lại lâu. Có hôm con khóc quá mà chị thì mệt đến xây xẩm mặt mày, nhờ được cô em gái sang bế con một chút thì cũng chỉ được mấy phút là thôi.
"Những người trong gia đình vẫn thương tôi nhưng ai cũng sợ lây nhiễm. Tôi thì như thế nào cũng được nhưng con không được chăm sóc sau khi sinh ra, tôi rất buồn và đau lòng", chị Q chia sẻ.
Theo các chuyên gia y tế, khi người mẹ mang thai, HIV từ mẹ truyền qua nhau thai vào cơ thể thai nhi từ rất sớm, có thể ngay từ tuần thứ 8 của thai kỳ. Khi người mẹ sinh con, HIV lây từ dịch và máu của mẹ nhiễm HIV vào cơ thể trẻ và khi cho con bú, HIV có thể lây qua sữa mẹ hoặc các vết nứt, trầy xước ở núm vú mẹ sang cơ thể trẻ.
Tuy nhiên, người phụ nữ mắc bệnh HIV nếu được phát hiện sớm, sử dụng thuốc kháng virus ARV cho bà mẹ và trẻ sơ sinh có thể giảm tỷ lệ lây nhiễm cho trẻ từ 25% xuống còn 2%, thậm chí thấp hơn. Ngay cả khi chỉ uống thuốc dự phòng ARV trong chuyển dạ và 24 - 48 giờ đầu sau sinh cũng có khả năng giảm đáng kể tỷ lệ nhiễm cho trẻ, tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con chưa đến 10%.
Quá trình chăm sóc trẻ sinh ra từ mẹ có HIV sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với những đứa trẻ bình thường khác. Do vậy, nhiều vấn đề cần được quan tâm và định hướng rõ ràng trong quá trình nuôi dưỡng để giúp hạn chế khả năng lây truyền virus HIV từ mẹ sang con.
Theo các bác sĩ, tắm cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV càng sớm càng có lợi. Cần điều trị ARV cho trẻ để dự phòng lây nhiễm HIV, bởi theo thống kê, có khoảng một nửa những đứa trẻ sinh ra từ mẹ có HIV sẽ tử vong trong vòng 2 năm đầu đời. Sử dụng sữa công thức thay thế sữa mẹ là điều cần thiết khi chăm sóc trẻ sinh ra từ mẹ có HIV, điều này giúp giảm tỷ lệ lây nhiễm mầm bệnh từ mẹ sang con. Tuyệt đối không được cho trẻ vừa ăn sữa mẹ vừa ăn sữa công thức bởi sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV cho trẻ sơ sinh.
Kể cả khi trẻ bị nhiễm HIV thì bệnh không lây truyền qua những tiếp xúc thông thường như bắt tay, ôm hôn, ăn uống chung. Do đó, vẫn có thể chăm sóc trẻ nhiễm HIV tại nhà mà không sợ lây cho người khác theo đúng hướng dẫn chuyên môn y tế. Nếu để trẻ yếu, dinh dưỡng kém sẽ kích hoạt HIV phát triển, sức đề kháng ngày càng suy sụp, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội, nhanh chóng chuyển sang giai đoạn AIDS.
Ảnh minh họa
Lây truyền HIV từ mẹ sang con là một trong ba con đường chính lây truyền HIV/AIDS. Qua nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trên các bà mẹ mang thai có HIV (không được can thiệp) cho thấy, cứ 100 trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV thì có khoảng 36 trẻ bị lây nhiễm. Tuy nhiên nếu người mẹ được tiếp cận các dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con thì tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con sẽ giảm xuống còn dưới 5%.
Bác sỹ thẩm mỹ khuyến cáo cần thận trọng khi phẫu thuật nâng ngực sa trễ Do cơ địa hoặc theo thời gian do tuổi tác, quá trình mang thai và cho con bú, do chế độ ăn uống và sinh hoạt,... ngực trở nên chảy xệ, chùng nhão. Vì vậy phẫu thuật treo ngực sa trễ được xem là giải pháp giúp chị em sở hữu vòng một săn chắc và căng tròn. Chưa có bất kỳ hậu...