Thuốc cảm nào an toàn cho người tăng huyết áp?
Nhiều loại thuốc cảm cúm có sẵn dưới dạng không cần kê đơn, nhưng không phải tất cả đều an toàn cho bệnh tăng huyết áp.
Hiện có rất nhiều loại thuốc cảm không cần kê đơn. Hầu hết các sản phẩm này đều có công thức diều trị đa triệu chứng, chứa một số thành phần hoạt chất giúp giảm các triệu chứng cảm lạnh thông thường và cúm. Ví dụ, những loại thuốc này thường bao gồm thuốc giảm ho, paracetamol hoặc ibuprofen để giảm đau và viêm, thuốc thông mũi để giảm nghẹt mũi…
Người bệnh cao huyết áp cần thận trọng khi dùng thuốc cảm.
Khi bị cảm lạnh, cúm mặc dù việc kiểm soát các triệu chứng rất quan trọng nhưng điều quan trọng không kém là phải nhận thức được các tác dụng phụ tiềm ẩn và các biến chứng có thể xảy ra khi sử dụng thuốc, đặc biệt với người bệnh huyết áp cao.
1. Thuốc cảm nào cần tránh ở người tăng huyết áp?
Nếu đang dùng thuốc để kiểm soát huyết áp hoặc có tiền sử huyết áp cao, cần tránh dùng thuốc cảm cúm có chứa thuốc thông mũi. Các thuốc thông mũi phổ biến nhất bao gồm pseudoephedrine, ephedrine, phenylephrine, naphazoline và oxymetazoline.
Thuốc thông mũi làm giảm nghẹt mũi bằng cách làm co các mao mạch ở niêm mạc mũi. Do đó, các triệu chứng nghẹt mũi thông thường có thể giảm ít nhất là trong vài giờ. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, do sự co thắt mạch máu, huyết áp có thể tăng cao hơn, đặc biệt nếu bệnh tăng huyết áp không được kiểm soát tốt.
Ngoài ra thuốc thông mũi tương tác trực tiếp với một số loại thuốc huyết áp. Ví dụ, thuốc chẹn beta là thuốc dùng để hạ huyết áp và kiểm soát nhịp tim thông qua việc ức chế thụ thể beta-adrenergic. Pseudoephedrine có thể làm giảm tác dụng của thuốc bằng cách kích thích các thụ thể beta tương tự.
Không phải tất cả bệnh nhân tăng huyết áp đều bị tăng huyết áp khi dùng thuốc thông mũi nhưng phải cẩn thận. Khuyến nghị người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Các dạng thuốc thông mũi tại chỗ được cung cấp dưới dạng thuốc xịt mũi an toàn hơn nhưng cũng cần thận trọng.
Tránh dùng thuốc cảm có thành phần là thuốc thông mũi.
Video đang HOT
Các thuốc cảm cúm cũng thường được kết hợp với thuốc kháng histamine. Nếu đang dùng thuốc huyết áp việc kết hợp thuốc với một số loại thuốc kháng histamine có thể ảnh hưởng đến nhịp tim và huyết áp. Do đó, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ sản phẩm nào.
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể là một mối nguy hiểm khác đối với những người cao huyết áp. NSAID có thể làm tăng huyết áp bằng cách giảm bài tiết natri vào nước tiểu, làm trầm trọng thêm tình trạng giữ nước. Nếu cần phải dùng thuốc cảm có chứa thuốc chống viêm không steroid, thì nên dùng ở liều thấp nhất và trong thời gian ngắn nhất có thể. Ibuprofen và naproxen là những loại thuốc không kê đơn phổ biến nhất trong nhóm thuốc này.
2. Thuốc cảm nào an toàn cho người tăng huyết áp?
Thuốc cảm không kê đơn không phải là lựa chọn điều trị duy nhất cho nhiều triệu chứng cảm lạnh và cúm. Thông thường, các triệu chứng nhẹ đến trung bình có thể thuyên giảm bằng các phương pháp điều trị an toàn và không ảnh hưởng đến huyết áp, bao gồm:
- Nước muối: Sử dụng nước muối là giải pháp hiệu quả để làm thông mũi. Xịt mũi bằng nước muối có thể giúp làm sạch xoang và rửa trôi các hạt, chất gây dị ứng và vi trùng. Súc miệng bằng nước muối ấm với nước cốt chanh và mật ong cũng làm giảm cơn đau hoặc ngứa họng.
- Nghỉ ngơi và uống nhiều nước: Nếu bắt đầu xuất hiện các triệu chứng cảm hoặc cúm, cần nghỉ ngơi. Ngoài ra, uống nhiều nước lọc, nước trái cây hoặc súp giúp làm sạch đờm và chất nhầy khỏi phổi.
Nếu quyết định dùng thuốc trị cảm lạnh và cúm, hãy chọn loại thuốc dành cho người bị huyết áp cao. Đọc kỹ các cảnh báo trên nhãn thông tin thuốc.
Tránh bất kỳ loại thuốc nào có nhãn cảnh báo ghi rằng những người bị huyết áp cao không nên dùng thuốc mà không hỏi ý kiến bác sĩ. Không chọn công thức có chứa thuốc thông mũi.
Các loại thuốc cảm lạnh có chứa chất long đờm như guaifenesin, thuốc giảm ho như dextromethorphan, thuốc paracetamol hoặc aspirin để hạ sốt và giảm đau, có thể an toàn cho những người bị huyết áp cao. Tuy nhiên, ngay cả với những loại thuốc này, tốt nhất người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Nếu phải dùng thuốc thì cần tuân thủ nghiêm ngặt liều lượng và thời gian điều trị. Nếu các triệu không thuyên giảm sau 5 ngày, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Không tự ý uống vượt quá liều chỉ định hàng ngày.
Thời điểm nên uống trà chanh gừng để cơ thể hưởng lợi
Trà chanh gừng là thức uống được nhiều người yêu thích, vậy nhưng uống trà chanh gừng vào thời điểm nào tốt thì không phải ai cũng biết.
Trà chanh gừng được ví như một loại thảo dược nhẹ nhàng pha trộn giữa chanh tươi và gừng. Kết hợp với một chút chất ngọt như mật ong sẽ giúp cho chúng ta có được khoảng thời gian nhẹ nhàng, thư giãn, dễ đi vào giấc ngủ hơn. Dưới đây là những lợi ích của việc uống trà chanh gừng trước khi đi ngủ.
Có nên uống trà gừng trước khi đi ngủ?
Nhiều ý kiến cho rằng nếu ăn gừng vào buổi sáng tốt hơn cả uống nhân sâm, còn sử dụng vào buổi tối thì "độc ngang thạch tín". Báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn lời Đại tá - lương y Bùi Hồng Minh (Hội Đông y quận Ba Đình - Hà Nội) cho biết, câu nói ăn gừng vào buổi tối độc ngang thạch tín chỉ là lời truyền miệng, không có cơ sở khoa học.
Theo Lương y Minh, trong sách cổ có câu nói này, nhưng đây chỉ là kinh nghiệm chứ nhiều nghiên cứu đều không chứng minh được điều này. Thực tế cho thấy, việc sử dụng gừng vào buổi tối bằng cách này hay cách khác như nấu canh cho thêm chút gừng, gà rang gừng... vẫn được người dân sử dụng thường xuyên vào bữa cơm tối và không ai bị sao cả.
Còn về phương diện Đông y, gừng vẫn được sử dụng trong một số bài thuốc dùng vào buổi tối để trị bệnh, điển hình như việc dùng gừng muối mật ong, cô thành viên để ôn ấm thận, an thần giúp ngủ ngon...
Đồng quan điểm trên, lương y Vũ Quốc Trung (Hà Nội) cho biết, gừng có thể chữa được cảm lạnh và là vị thuốc được sử dụng rất phổ biến trong đông y. Theo đó, khoảng 70% đơn thuốc đông y có vị gừng, qua đó có thể thấy rằng gừng có vị trí cực kỳ quan trọng trong hỗ trợ chữa bệnh.
Còn theo phân tích của y học hiện đại, gừng có chứa tinh dầu 2%-3%, chất nhựa 5%, chất béo 3%, tinh bột và các chất cay như zingeron, shogaola. Gừng được cho là có nhiều công dụng tốt với sức khỏe.
Thực tế, kiêng ăn gừng vào buổi tối là do trong gừng có chứa chất Cineole giúp giải tỏa stress, trị bệnh nhức nửa đầu, giúp tinh thần sảng khoái. Nếu uống hoặc ăn gừng nhiều vào bữa tối, hoặc sau bữa tối sẽ khiến tinh thần sảng khoái, gây mất ngủ...
Trà chanh gừng rất tốt cho sức khoẻ.
Tác dụng của việc uống trà chanh gừng trước khi ngủ
Làm dịu chứng khó tiêu
Báo Lao động dẫn nguồn trang Healthline cho biết, cả chanh và gừng đều chứa các hợp chất thực vật có thể giúp làm dịu cơn đau bụng nhẹ do chứng khó tiêu. Gừng từ lâu được sử dụng trong y học dân gian nhờ khả năng làm giảm bớt tình trạng trống rỗng của dạ dày.
Còn chanh chứa hợp chất thực vật gọi là limonene, giúp hỗ trợ tiêu hóa, khả năng làm dịu cảm giác khó chịu khi no căng bụng. Mặc dù lượng limonene trong mỗi tách trà chanh gừng nhất định sẽ khác nhau, nhưng sự kết hợp của chanh và gừng sẽ làm dịu chứng khó tiêu rất hiệu quả.
Giảm bớt cảm giác buồn nôn
Gừng được biết đến với khả năng làm dịu cơn buồn nôn tốt hơn các thực phẩm khác. Theo nghiên cứu, tiêu thụ 1-5 gam gừng mỗi ngày có thể đủ để chống cơn buồn nôn hiệu quả. Kết hợp với một lát chanh tươi để axit trong chanh làm dịu đi sự cồn cào, khó chịu của dạ dày. Một ly chanh gừng ấm, nóng có thể ngăn chặn cảm giác buồn nôn rất tốt.
Giảm nghẹt mũi
Hơi nước bốc lên từ ly trà chanh gừng nóng có thể giúp làm dịu sự tắc nghẽn, cho phép không khí lưu thông qua mũi dễ dàng hơn một chút. Mặc dù những tác dụng này hầu hết chỉ mang tính chất truyền miệng và được hỗ trợ bởi y học dân gian, nhưng trà chanh gừng vẫn rất hữu ích cho chúng ta trong mùa lạnh và cúm hoặc nếu bị dị ứng theo mùa.
Làm giảm táo bón
Táo bón thường xảy ra khi cơ thể được bổ sung quá ít xơ và bị mất nước. Trà chanh gừng có tính hydrat hóa nên một ly trà nóng có thể giúp phân dễ dàng đi qua đường tiêu hóa hơn. Bên cạnh đó, chúng ta vẫn phải đảm bảo cung cấp đủ chất lỏng vào ban ngày.
Giúp ổn định tinh thần
Một ly trà chanh gừng vào mỗi đêm trước khi đi ngủ mang lại cho chúng ta những giây phút suy tư tĩnh lặng. Hãy coi đó là cơ hội để cơ thể và tâm trí được thư giãn sau một ngày nhiều bộn bề, lo toan. Khi tinh thần được thoải mái, cơ thể của chúng ta cũng sẽ trở nên khoẻ mạnh hơn.
Cách pha trà chanh gừng
Để pha một tách trà chanh gừng, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm: 1 quả chanh, 1 củ gừng và mật ong (tùy thích).
Bước 1: Gừng gọt vỏ thái lát mỏng. Cắt chanh làm đôi. Vắt lấy nước cốt chanh từ 1/2 quả chanh. Cho nước cốt chanh và vài lát gừng vào cốc.
Bước 2: Pha thêm nước sôi cho đến khi cốc và ngâm trong 3 phút rồi uống. Nếu bạn thích uống ngọt có thể thêm một chút mật ong vào trà.
Triệu chứng sớm của suy thận mạn tính và cách chăm sóc cần biết Suy thận mạn là hậu quả cuối cùng của bệnh thận - tiết niệu mạn tính làm chức năng thận suy giảm dần. Bệnh suy thận mạn ảnh hướng đến sức khỏe người bệnh, là gánh nặng lớn đối với y tế và xã hội. Nguyên nhân suy thận mạn tính Nguyên nhân chính của suy thận mạn là bệnh tiểu đường, bệnh...