‘Thũng lũng Silicon Trung Quốc’ ra sao giữa mùa dịch?
Các công ty sản xuất robot và giải pháp chống dịch tại Trung Quốc đang ghi nhận sự hồi phục kinh tế. Tuy vậy, những công ty thương mại điện tử đang đứng trước khó khăn.
Theo Nikkei, Thâm Quyến, nơi được gọi là Thung lũng Silicon của Trung Quốc với hàng trăm công ty khởi nghiệp đang chịu ảnh hưởng bưởi đại dịch Covid-19. Một số công ty chịu ảnh hưởng tiêu cực, số khác lại tìm thấy cơ hội trong khó khăn.
Các công ty phát triển mạnh mẽ nhờ đại dịch đa phần cung cấp công nghệ trí tuệ nhân tạo và robot. Những công nghệ này vừa giúp khôi phục kinh tế vừa hỗ trợ các biện pháp giãn cách xã hội, giúp con người chuẩn bị cho việc phải sống chung với Covid-19.
Robot được xem là cứu cánh nếu con người buộc phải sống chung với dịch bệnh.
“Số ca nhiễm tại Trung Quốc đang được kiểm soát nhưng mọi người vẫn cần giữ khoảng cách với nhau. Chúng tôi sẽ mở rộng kinh doanh ra Nhật và Hàn”, Tang Weihe, một quản lý tại AICROBO Technology, Thâm Quyến, công ty cung cấp robot vận chuyển cho các nhà máy cho biết.
Các công ty gia công khác như Foxconn, Hon Hai đã nhận được số đơn đặt hàng robot tăng 30% so với năm ngoái.
Tại Thâm Quyến, gần 20% số startup kỳ lân với giá trị hơn 1 tỷ USD kinh doanh trong ngành robot và phần cứng. Theo Trung tâm nghiên cứu Zero2IPO, đầu tư mạo hiểm tại Trung Quốc tính đến tháng 3 đã giảm 40% so với một năm trước với 3,52 tỷ USD. Tuy vậy, theo Mitsuhiko Hatano, Giám đốc điều hành Trung Quốc của Mizuho Bank cho biết các công ty tại Thâm Quyến vẫn có thể gọi vốn giữa đại dịch vì sở hữu các công nghệ tiên tiến.
Do giãn cách xã hội, các công cụ thanh toán tự động sẽ là ưu tiên trong thời gian gần. Malong Technologies đã nhận được nhiều đơn đặt hàng từ các nhà bán lẻ trong và ngoài Trung Quốc. Công nghệ mà Malong Technologies sở hữu cho phép các nhà bán lẻ nhận dạng sản phẩm giúp các thiết bị thanh toán tự động dễ dàng làm việc.
Video đang HOT
Công ty Dorabot chuyên phát triển robot phân loại bưu kiện cũng nhìn thấy sự gia tăng các đơn đặt hàng và đang mở rộng quy mô sản xuất. Sử dụng robot sẽ giúp các công ty vận chuyển duy trì hiệu quả các biện pháp giãn cách xã hội.
Bên cạnh đó robot, các công nghệ giúp ngăn chặn lây nhiễm Covid-19 cũng thu hút sự chú ý.
Intellifusion, công ty có công nghệ chụp ảnh từ camera an ninh vào tháng 4 đã huy động thành công 140 triệu USD tiền vốn. Các hệ thống đo thân nhiệt của công ty được khách hàng xem là biện pháp phòng chống lây nhiễm hiệu quả.
Mặt khác, Xiu.com, một nhà bán lẻ trực tuyến hàng xa xỉ đã buộc phải đóng cửa vào tháng 3. Trước thời điểm dịch bệnh, công ty này được xem là nền tảng thương mại điện tử đầy triển vọng. Xiu.com từng huy động được 150 triệu USD từ các nhà đầu tư. Tuy vậy, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến nhu cầu mua sắm xa xỉ phẩm và chuỗi cung ứng hàng hóa của công ty.
Dù đại dịch Covid-19 dường như sắp kết thúc tại Trung Quốc, tương lai của nền kinh tế nước này vẫn chưa có gì đảm bảo. Các chuyên gia trong ngành tài chính lo ngại tình hình có thể đẩy các công ty khởi nghiệp còn non nớt đến chỗ diệt vong.
Tuy nhiên, theo Akio Tanaka, đối tác quản lý đầu tư của Infinity Ventures (Nhật) tại Trung Quốc, đầu tư cho startup tại Trung Quốc vẫn đang phục hồi nhanh chóng hơn ở Mỹ, nơi dịch bệnh vẫn hoành hành.
Người lật tẩy nạn quấy rối tình dục ở Thung lũng Silicon
Nổi tiếng bởi sự giàu có, những ý tưởng dẫn đầu trào lưu công nghệ, Thung lũng Silicon còn có những góc khuất chưa được kể ra.
Susan Fowler, người vạch trần scandal quấy rối tình ái tại Uber, thực sự đã viết nên câu chuyện thần thoại tại Thung lũng Silicon. Năm 2017, Fowler đăng một bài trên blog cá nhân về việc suốt hơn một năm làm việc, cô chứng kiến tỷ lệ phụ nữ ở công ty từ 25% giảm xuống còn dưới 6%.
Trong bài blog, cô cho biết mình bị đối xử thậm tệ, bị quản lý gạ gẫm quan hệ nhưng lại bị phạt vì việc đó. Bài viết còn đề cập việc Fowler bị một quản lý khác ngăn không cho chuyển đi, thậm chí đánh giá cô hiệu suất kém chỉ vì có phụ nữ khác trong nhóm chấp nhận lạm dụng tình ái .
Bê bối tình ái khiến Travis Kalanick bán hết cổ phiếu và rời Hội đồng Quản trị công ty mà ông chung tay lập nên cách đây 10 năm
Đằng sau thiên đường công nghệ
Bài đăng của Fowler nhanh chóng lan truyền. Tuy vậy, Giám đốc điều hành Uber Travis Kalanick cho rằng những thứ mà Fowler viết là "ghê tởm và chống lại những gì Uber cho phép và tin tưởng".
Nhưng sau hàng loạt bê bối được công khai, bao gồm video Travis cãi nhau với tài xế Uber, ông rốt cuộc buộc phải ký đơn từ chức.
Sau khi đăng bài viết, tài khoản mạng xã hội của cô liên tục bị tấn công, bản thân Fowler bị thám tử tư theo dõi. Nhưng theo cô, phụ nữ trẻ hoàn toàn có thể làm chủ số phận và đứng lên chống lại bất công, "dù điều đó có khiến ta sợ hãi", cô nói.
Bài viết của Fowler nhanh chóng trở thành tâm điểm và dĩ nhiên, cuộc sống của cô cũng bị đảo lộn. Cả bản thân Fowler, bạn bè và gia đình cô ngay lập tức trở thành mục tiêu theo dõi và điều tra. Sự việc vượt ngoài tầm kiểm soát đến mức cô phải thuê vệ sĩ đến bảo vệ mình.
Thung lũng Silicon vốn được định hình bằng hệ thống khai thác nhân lực khổng lồ, ít điều tiết giám sát và dĩ nhiên là vô cùng giàu có. Thế giới đầy quyền lực đó đã tạo ra việc làm cho rất nhiều người, chi phối cuộc sống họ và không một ai, kể cả Fowler có thể lập tức thay đổi.
Susan Fowler hiện là biên tập viên cho tờ The New York Times.
"Tại Silicon Valley, phụ nữ phải làm rất nhiều việc nhưng lại bị trả lương thấp hơn so với các đồng nghiệp nam", Fowler nói.
"Tôi đến làm việc tại Uber vì khi đó, 25% kỹ sư tại đây là phụ nữ, tỷ lệ cao nhất Thung lũng Silicon đã cho tôi hy vọng rằng văn hóa công ty sẽ phù hợp hơn tất thảy những nơi từng làm. Tuy nhiên, ngay sau khi bắt đầu làm việc, tôi đã bị chính quản lý của mình gạ gẫm".
Đầy rẫy những nguy cơ
"Khi tôi báo cáo vụ việc, phòng Nhân sự cho rằng vì đây là lần đầu tiên phạm tội, người quản lý đó sẽ không bị kỷ luật. Thay vào đó, tôi có quyền chọn: Một là ở lại trong nhóm và bị đánh giá hiệu suất kém, hai là chuyển sang các nhóm khác trong công ty".
Fowler chọn cách thứ hai. Nhưng ở Uber, phân biệt giới tính và nạn quấy rối không chỉ dừng lại ở một người. Cũng như Fowler, nhiều phụ nữ khác trong công ty đã chọn cách nghỉ việc.
Những cuộc biểu tình tại Thung lũng Silicon không phải là điều hiếm hoi
"Phụ nữ tại đây phải làm việc hàng giờ liền, dưới nguy cơ bị công kích và quấy rối tình ái mà không được bảo vệ. Năm 2018, hơn 20.000 nhân viên Google đình công vài giờ, do một phần mức đãi ngộ cho những giám đốc điều hành bị buộc tội quấy rối tình ái quá cao", Fowler cho biết.
Theo The Nation, nếu không có bài đăng của Fowler, bê bối ở Uber sẽ mãi là phần chìm của tảng băng trôi. "Không ai có ý định phanh phui hay thay đổi chúng, dù hầu như mọi người trong công ty, thậm chí nhà đầu tư đều biết về chuyện đó".
"Các nhân viên cấp thấp ở những công ty này hầu như đều không có tiếng nói để bảo vệ quyền lợi chính mình. Họ bị che giấu những quyền hạn mà mình vốn có thể sở hữu, bị phân biệt và công kích, nhưng tuyệt nhiên không có đến một sự hỗ trợ hay giúp đỡ nào từ phía bộ phận lãnh đạo. Ai đó như Kalanick hoàn toàn có khả năng trở thành ông chủ ở bất kỳ công ty nào tại Thung lũng Silicon", cô nói.
Làn sóng thất nghiệp ở thung lũng Silicon Hàng triệu người, từ lao động phổ thông đến kỹ sư công nghệ, phải dọn đồ khỏi công ty, bỏ lại thung lũng Silicon với những hoài bão dang dở. Tháng 5 năm ngoái, Zhang Wei quyết định nghỉ việc ở một công ty công nghệ lớn tại Đài Loan để đầu quân cho Airbnb. Đường đến thung lũng Silicon của chàng kỹ...