Thung lũng Silicon có còn độc tôn trong làng công nghệ?
Thung lũng Silicon giờ không còn là khái niệm thuộc về địa lý, mà đã trở thành biểu tượng, nguồn cảm hứng, nuôi dưỡng tư duy và nếp văn hóa dành cho dân công nghệ.
Năm 1991, dựa trên ý tưởng về một siêu văn bản, Tim Berners Lee đã phát minh ra World Wide Web (WWW), mở ra cuộc cách mạng, đưa lịch sử loài người sang một trang mới, nơi người ta có thể truy cập, trao đổi thông tin một cách dễ dàng. Kể từ đó, những ứng dụng đầu tiên lần lượt ra đời như trình duyệt Navigator 1.0, dịch vụ Web Mail…
Nằm ở miền Bắc California lúc bấy giờ, thung lũng Silicon được dùng để chỉ những nhà phát minh và hãng sản xuất loại chip silicon (bộ xử lý vi mạch bằng silic). Dần dần nó trở thành biểu tượng đồng nghĩa với công nghệ cao, sự đổi mới, là miền đất hứa của các công ty khởi nghiệp cũng như được những ông lớn gọi một cách đơn giản là “nhà”.
Thung lũng Silicon – “thánh địa” của dân công nghệ. Ảnh: Ympact.
Trong những năm gần đây, thung lũng Silicon gây chú ý nhiều hơn với sự xuất hiện của một loạt các công ty như Facebook, Google, Apple hay Intel. Nó đã trở thành nguồn cảm hứng, động lực mang tính thúc đẩy sự phát triển các thành phố như Palo Alto, Mountain View và Cupertino. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng thung lũng Silicon không nhất thiết phải là một địa điểm cụ thể, nó có thể tồn tại chỉ với tư cách là một khái niệm tư duy.
Thung lũng Silicon chỉ có một và duy nhất ở Mỹ…
Nơi đây được biết đến như một trung tâm công nghệ xuyên suốt nhiều thập kỷ. Từ khu công nghệ quân sự của Hải quân và Hàng không vũ trụ Mỹ những năm 1930, cho tới các cụm công ty điện báo, đài phát thanh và các trường đại học. Tất cả đã đặt nền móng cho thung lũng Silicon thời điểm hiện tại.
Mật độ dày đặc các công ty tại “cái nôi” của công nghệ thế giới. Ảnh: metrosiliconvalley.
Các nhà đầu tư và các công ty lớn bị thu hút tới đây bởi các điều kiện cơ sở vật chất và nguồn nhân lực có sẵn. Đổi lại, điều này đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, việc làm và các điều kiện khác về nhà ở trong khu vực.
Những người sống và làm việc tại thung lũng này đã ủng hộ quan điểm về một Silicon độc nhất vô nhị bằng cách lập nên các cộng đồng nhỏ nhằm trao đổi ý tưởng và thúc đẩy sự phát triển nền văn hóa riêng.
…Hay chỉ tồn tại trong tư duy?
Mặc dù nước Mỹ còn rất nhiều những trung tâm công nghệ khác mọc lên trên khắp nơi gồm New York, Los Angeles, Carolina… tuy nhiên không đâu có được quy mô, phạm vi, và tầm ảnh hưởng như thung lũng Silicon.
Video đang HOT
Có lẽ lý do bởi những trung tâm công nghệ xuất hiện sau này không có nhiều thời gian phát triển để nuôi dưỡng lối tư duy cũng như nếp văn hóa mà thung lũng Silicon đã mất cả thập kỷ để hình thành.
Tuy nhiên, tại Trung Quốc và Israel, gần đây gây bất ngờ với những đột phá về công nghệ đã chứng minh không chỉ Mỹ mới có “thung lũng Silicon”. Thương hiệu này có thể tồn tại và khơi nguồn cảm hứng như một khái niệm trong tư duy của mỗi người.
Trung Quốc đe dọa vị thế của thung lũng Silicon. Ảnh: mckinseychina.
Tạp chí Forbes từng đăng một bài báo về hoạt động đầu tư mạo hiểm khi đặt trụ sở công ty sản xuất ôtô ở những địa điểm cách xa Silicon, mà tiêu biểu là siêu nhà máy Gigafactory của tỷ phú Elon Musk ở sa mạc Nevada. Thành công của khoản đầu tư không phụ thuộc 100% vào vị trí địa lý mà còn bị chi phối bởi các yếu tố khác như nguồn vốn, yếu tố con người…
Dieter Zetsche, CEO Daimler – công ty sản xuất ôtô của Đức thích thú chia sẻ: “Sau khi tiếp xúc với các công ty lớn tại thung lũng Silicon, đội ngũ nhân viên của chúng tôi dường như được khuyến khích và truyền cảm hứng. Tốc độ làm việc, khả năng chịu áp lực, chấp nhận thất bại đều được cải thiện một cách đáng kể”.
Sau tất cả, thực tế đã chỉ ra rằng, không phải cứ khởi nghiệp ở Silicon thì công ty hay doanh nghiệp sẽ gặt hái được thành công. Bất cứ thành phố nào cũng có thể trở thành trung tâm công nghệ và bất cứ quốc gia nào cũng có thể sở hữu những “thung lũng Silicon” của riêng mình nếu những người đứng đầu có khả năng tư duy và vận dụng tốt. Trong tương lai, rất có thể sẽ xuất hiện những “thung lũng công nghệ” khác, cùng nhau phát triển, thay đổi toàn diện bộ mặt công nghệ của thế giới này.
Minh Minh
Theo Zing
Facebook - nhà giàu keo kiệt
Không chỉ không có tên trong danh sách 5 công ty có chính sách lương thưởng tốt nhất Silicon Valley, Facebook còn bị đánh giá là khá keo kiệt.
Facebook giàu nhưng "keo kiệt".
Khi nhắc đến những nơi làm việc lý tưởng nhất tại Silicon Valley, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới Facebook, với hình ảnh văn phòng trẻ trung, hiện đại, đi kèm đó là chính sách lương thưởng hậu hĩnh. Tuy nhiên, thực tế lại không như vậy. Facebook thậm chí còn không đứng trong top 5 công ty ở Silicon Valley trả lương cao nhất hiện nay. Hãng này chỉ đứng thứ 8 trong danh sách do Glassdoor xếp hạng.
Juniper Networks là công ty công nghệ trả lương cao nhất tại Silicon Valley.
Glassdoor là website đánh giá về công việc và lương thưởng do các nhân viên và cựu nhân viên làm việc tại Silicon Valley đưa ra. Số liệu của Glassdoor dựa trên các đánh giá và bảng lương trong giai đoạn từ tháng 3/2015 đến 3/2016 và được cho là rất đáng tin cậy.
Top 5 công ty trả lương cao nhất
Đứng đầu danh sách là Juniper Networks, công ty chuyên cung cấp các giải pháp mạng hiệu suất cao cho nhà cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp và khu vực kinh tế tư nhân. Các nhân viên ở đây được hưởng mức lương trung bình khoảng 135.000 USD/năm, nhưng nếu tính cả những khoản khác thì có thể lên tới 157.000 USD/năm (bao gồm lương và lợi ích).
Google có môi trường làm việc và chế độ lương thưởng rất tốt.
Công ty trả lương hậu hĩnh thứ 2 chính là Google, với 123.300 USD/năm. Nếu tính cả các khoản khác, thù lao trung bình một nhân viên Google nhận được là 153.750 USD/năm. Google nổi tiếng với môi trường làm việc thúc đẩy sáng tạo, các văn phòng hiện đại, đa phong cách, bữa ăn miễn phí kèm theo nhiều dịch vụ phục vụ "tận răng" cho nhân viên.
VMware làm ăn khá tốt và "rộng rãi" với nhân viên.
Tiếp theo là VMware, hãng cung cấp các giải pháp ảo hóa và đám mây cho khách hàng lớn. Tuy không mấy nổi trội trên các phương tiện truyền thông nhưng VMware làm ăn tương đối tốt, và không ngạc nhiên khi nhân viên ở đây hưởng mức lương trung bình 130.000 USD/năm, tổng cộng có thể lên tới 152.130 USD/năm.
Lương cao với công việc nghiên cứu và phát triển tại Amazon Lab126.
Với mức lương trung bình của nhân viên là 138.700 USD/năm (tổng lên tới 150.100 USD/năm), Amazon Lab126 chứng tỏ là môi trường làm việc khá hấp dẫn. Tuy nhiên, phạm vi công việc của Amazon Lab126 chỉ giới hạn trong lĩnh vực R&D nên việc tuyển dụng khá khắt khe.
Đứng áp chót danh sách top 5 những công ty trả lương hậu hĩnh nhất tại Silicon Valley là Guidewire, chuyên cung cấp phần mềm "back-end" cho các hãng bảo hiểm tài sản và trách nhiệm (P&C) ở Mỹ và toàn cầu. Lương trung bình ở đây là 135.000 USD/năm, và tổng thu nhập có thể lên tới 150.020 USD/năm.
Facebook - nổi tiếng nhưng keo kiệt
Facebook nổi tiếng tới mức trẻ em, người già, thậm chí các bà bán thịt, bán cá ở chợ cũng biết nếu họ chơi "Phây". Chỉ tính riêng năm 2015, Facebook đã kiếm về 17 tỷ USD doanh thu, nhưng nhân viên ở đây chỉ được hưởng mức lương trung bình 127.400 USD/năm (tổng cộng có thể đạt 150.000 USD).
Nhân viên Facebook có tuổi đời rất trẻ.
Đứng trước Facebook là công ty cung cấp phần mềm thiết kế Cadence Design Systems với mức lương trung bình 140.000 USD/năm (mức tổng có thể là 150.010 USD/năm).
Theo sau Cadence Design Systems là tập đoàn dịch vụ tài chính Visa với lương trung bình 130.000 USD/năm, tổng thu nhập là 150.000 USD/năm.
Mặc dù quy mô và doanh thu chỉ bằng phần nhỏ Facebook nhưng mạng xã hội Twitter có chính sách lương thưởng rất hậu.
Trong danh sách còn có thêm mạng xã hội Twitter. Tuy có số người dùng không bằng Facebook và doanh thu năm 2015 chỉ khoảng 2,21 tỷ USD, nhưng Twitter có chính sách lương thưởng rất cao. Lương nhân viên trung bình đạt 133.000 USD/năm (tổng thu nhập 150.000 USD/năm), nghĩa là ngang ngửa và cao hơn Facebook.
Nói chung, lương và tổng thu nhập của nhân viên các công ty trên không mấy cách biệt. Chẳng hạn, dịch vụ lưu trữ đám mây Box cũng nằm trong danh sách với lương nhân viên trung bình 130.000 USD/năm và tổng thu nhập 150.000 USD/năm.
Danh sách còn thêm một số cái tên nữa như Walmart eCommerce, Synopsys, Altera, LinkedIn, Cloudera, Salesforce và Adobe.
Tất nhiên, lương lậu không phải là tất cả. Được làm đúng công việc mình yêu thích, lương cao cộng với môi trường làm việc dễ chịu, cọ xát nâng cao tay nghề và có cơ hội thăng tiến vẫn là lựa chọn hàng đầu của các ứng viên hiện nay.
Gia Nguyễn
Theo Zing
Những bóng hồng quyền lực tại Thung lũng Silicon Những vị trí đặc biệt quan trọng như CEO của Yahoo, YouTube, Facebook, Oracle hay HP đều đang được nắm giữ bởi các lãnh đạo nữ. Meg Whitman, nữ lãnh đạo nắm giữ nhiều chức vụ nhất tại Silicon Valley. Họ đã chứng minh cho cả thế giới thấy rằng, những vị trí lãnh đạo quan trọng trong các tập đoàn công nghệ...