Thủng bụng, ruột non chui ra ngoài do đùa nghịch ngày Tết
Mảnh vỡ của chiếc cốc cắm thủng bụng bé gái, làm toàn bộ ruột non chui ra ngoài ổ bụng. Nạn nhân được chuyển tới Bệnh viện Nhi Trung ương…
Các bác sĩ phẫu thuật cấp cứu cho bệnh nhi. Ảnh: Bệnh viện Nhi Trung ương
Bệnh viện Nhi Trung ương mới phẫu thuật cấp cứu cho bé gái 16 tháng tuổi ở huyện Mê LInh.
Ngày mùng 2 Tết (13/2), bé gái đùa nghịch đã làm vỡ một cốc thủy tinh. Mảnh vỡ của cốc cắm vào bụng bé, làm thủng thành bụng, toàn bộ ruột non chui ra ngoài ổ bụng.
Bố mẹ bé hoảng hốt đưa con tới Bệnh viện đa khoa Phúc Yên sơ cứu. Bé gái được đắp gạc ấm che hết toàn bộ ruột, sau đó được chuyển tới BV Nhi Trung ương, chuyển ngay vào phòng phẫu thuật.
Các bác sĩ kíp mổ phát hiện bệnh nhi có vết thương thấu bụng kích thước 23 cm, khiến toàn bộ ruột non chui ra ngoài và lỗ thủng mặt trước dạ dày. Bệnh nhi đã được khâu lỗ thủng dạ dày, đưa toàn bộ ruột trở lại ổ bụng và khâu phục hồi vết thương thành bụng.
Video đang HOT
Bé gái hiện cai được máy thở, ăn uống sinh hoạt bình thường.
Đây là một trong khoảng 50 bệnh nhi được phẫu thuật tại Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Nhi Trung ương, dịp Tết Tân Sửu 2021. Ngoài các trường hợp nhập viện do tai nạn giao thông, có không ít bé gặp sự cố trong quá trình sinh hoạt như trên.
Theo các bác sĩ, tai nạn sinh hoạt rất dễ xảy ra với trẻ nếu người lớn không chú ý, nhiều tai nạn có thể nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
“Trong sinh hoạt hằng ngày, đặc biệt những ngày Lễ, Tết, cha mẹ cần chú ý tránh để gần trẻ, tránh cho trẻ tiếp xúc các đồ vật như thuỷ tinh, đồ sắc nhọn; các yếu tố nguy cơ dễ gây bỏng như nước sôi, dầu mỡ nóng và điện; Các đồ trẻ dễ cho vào miệng như đồng xu, viên pin, nam châm; các chất lỏng nguy hiểm như thuốc tẩy, acid, trẻ dễ uống để gần trẻ”, PGS.TS Phạm Duy Hiền, Phó Giám đốc bệnh viện, Trưởng khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Nhi Trung ương, khuyến cáo. “Khi phát hiện các tai nạn này, cần sơ cứu ban đầu và đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế chuyên khoa sớm để được xử trí kịp thời”.
Bé trai 45 ngày tuổi bị hoại tử ruột
Em bé chỉ nặng 5,8 kg được cấp cứu vào Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang trong tình trạng hạ huyết áp, bụng căng chướng, nôn nhiều dịch vàng.
Ngày 19/1, các bác sĩ Khoa Ngoại - Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang đã phẫu thuật cấp cứu thành công cho bé Kim Bảo A. (45 ngày tuổi, trú tại xã Lương Năng, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn) bị xoắn ruột, nhập viện trong tình trạng nôn nhiều dịch vàng, da niêm mạc tái và bí đại tiện.
Các bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang phẫu thuật cấp cứu cho cháu Bảo A.
Mẹ cháu Bảo A. cho biết: "Tối 18/1, tôi thấy con quấy khóc, khó chịu và ăn sữa kém. Khoảng 4 tiếng sau (rạng sáng 19/1) bụng con căng cứng, không đi tiểu tiện, đại tiện được như thường ngày".
Ngay khi tiếp nhận bệnh nhi, các bác sĩ Khoa Ngoại, Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang thấy cháu Bảo A. đã bị hạ huyết áp, bụng căng chướng, bí trung, đại tiện, nôn nhiều ra dịch vàng.
Các bác sĩ chẩn đoán cháu Bảo A. bị xoắn ruột, chỉ định phẫu thuật cấp cứu xử trí thương tổn. Bệnh viện cũng sẵn sàng các phương tiện để hồi sức tích cực sau mổ bởi cháu Bảo A. đã có tình trạng rối loạn điện giải và nhiễm trùng, nhiễm độc.
Bác sĩ cắt đoạn ruột bị hoại tử của cháu Bảo A.
Khi phẫu thuật, ê-kíp phát hiện quai ruột cách góc hồi manh tràng khoảng 80 cm bị xoắn và tím đen một đoạn khoảng 20 cm. Nhóm mổ đã cắt đoạn ruột bị hoại tử và khâu nối trực tiếp 2 đầu ruột với nhau, không phải làm hậu môn nhân tạo.
Ca phẫu thuật được thực hiện thành công sau 1 giờ với kíp mổ gồm bác sĩ CKI Phạm Văn Đại - Trưởng Khoa Ngoại, bác sĩ Hoàng Văn Bình và bác sĩ CKI Phạm Văn Khôi phụ trách gây mê.
Sau phẫu thuật, các bác sĩ tiến hành cho trẻ thở máy xâm nhập, điều chỉnh thăng bằng kiềm - toan, cân bằng nước điện giải, dùng kháng sinh chống nhiễm khuẩn và nuôi dưỡng theo đường tĩnh mạch.
Sau 12 tiếng, trẻ cai được máy thở và chuyển sang nuôi dưỡng bằng đường tiêu hoá qua ống sonde dạ dày. Sau 7 ngày điều trị tích cực, cháu Bảo A. ổn định sức khỏe và được xuất viện.
Cháu Bảo A. được chăm sóc tại Khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực và Chống độc trước khi xuất viện
Bác sỹ CKI Phạm Văn Đại - Trưởng Khoa Ngoại, cho biết: "Đây là một trong những trường hợp bệnh nhi nhỏ tuổi nhất mắc bệnh lý xoắn ruột được phẫu thuật tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang".
"Đây là ca bệnh phức tạp, nguy hiểm trong quá trình mổ. Việc hồi sức sau mổ cũng khó khăn bởi trẻ đã có dấu hiệu nhiễm trùng, nhiễm độc, thể trạng yếu với cân nặng chỉ 5,8 kg".
Xoắn ruột là một dạng cấp tính của tắc ruột. Hậu quả của xoắn ruột xảy ra nhanh và nặng nề, gây ra các rối loạn toàn thân và tại chỗ. Đồng thời quai ruột và mạch máu mạc treo bị thắt nghẹt dễ dẫn đến hoại tử, thủng và viêm phúc mạc nếu không được xử trí kịp thời.
Bác sĩ CKI Phạm Văn Đại khuyến cáo, khi thấy trẻ quấy khóc, nôn trớ nhiều, bụng chướng, đi ngoài ra máu không rõ nguyên nhân, gia đình cần sớm đưa trẻ tới bệnh viện. Tuyệt đối không tự chữa trị cho trẻ tại nhà vì có thể khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
Phân biệt hội chứng ruột kích thích và viêm ruột Hội chứng ruột kích thích và viêm ruột là các chứng bệnh đường tiêu hóa thường gặp và gây nhiều phiền toái cho người bệnh. Nhiều người nhầm lẫn 2 bệnh này bởi có những đặc điểm chung khó phân biệt. Việc nhận biết và hiểu đúng 2 bệnh này sẽ giúp quá trình chữa trị hiệu quả hơn. Phân biệt hội chứng...