Thuê bao di động vẫn né phí hòa mạng
Sau ngày 1/1/2013, khách hàng vẫn mua được sim trả trước đã kích hoạt và có sẵn tiền trong tài khoản, mà không mất phí hòa mạng như quy định của Thông tư 14.
Tại những phố như Trần Đại Nghĩa, Tạ Quang Bửu, Kim Mã… (Hà Nội), các đại lý vẫn bán sim sinh viên giá rẻ với giá từ 55.000 đồng trở lên. Chủ một cửa hàng lý giải số sim này đều kích hoạt trước, người mua chỉ việc lắp vào máy và sử dụng. Anh cũng cam kết sim hưởng ưu đãi trong 4 năm, không bị kiểm tra hoặc khóa.
Loại sim 10 số đầu 096 của Viettel được rao bán khá nhiều. Đầu số này trước đây thuộc về EVN Telecom, sau khi được Viettel tiếp nhận thì giá sim cũng được các đại lý kinh doanh bán đắt hơn nhiều so với trước. Các sim này đa phần đã kích hoạt, khách mua hàng chỉ mất 5 phút là có thể chuyển thuê bao sang chính chủ.
Những lời rao bán sim số đẹp, giá rẻ cũng vẫn xuất nhiều trên các trang mua bán rao vặt online. Có những chủ đề được lập ra sau ngày 1/1/2013, ngày đầu tiên Thông tư 14 của Bộ Thông tin và Truyền thông bắt đầu có hiệu lực.
Thông tư này quy định các thuê bao trả trước đăng ký từ ngày 1/1/2013 phải trả phí hòa mạng 25.000 đồng và nhà cung cấp dịch vụ di động không được nạp sẵn tài khoản vào sim.
“Kích trước như vậy cũng đỡ cho khách 25.000 đồng đăng ký hòa mạng. Ai cần thì chuyển chính chủ sim, còn không cứ lắp vào máy để dùng”, một chủ cửa hàng lý giải.
Video đang HOT
Thị trường gần như bão hòa, nhu cầu không nhiều, nên các cửa hàng lo nếu mất thêm phí hòa mạng, khách sẽ càng thưa thớt hơn, nhất là với những người quen mua sim giá rẻ, tài khoản lớn.
“Tôi còn cả nghìn sim chưa bán, túc tắc cũng phải đôi tháng nữa mới bán lẻ hết, nên tạm thời cũng chưa lo chuyện luật mới, vẫn bán giá như cũ. Tuy nhiên, sim ra sau ngày 1/1 phải tăng giá”, anh Trung, một người buôn sim trên mạng cho biết.
Theo anh, tiền đăng ký chỉ ảnh hưởng đến sim rác, còn các sim số đẹp vốn dĩ đã đắt hơn nhiều so với giá nhà mạng, nên các cửa hàng cũng không cần tính thêm phí hòa mạng.
Trong khi đó, các nhà mạng cho biết đã chấp hành Thông tư 14 theo đúng quy định. Vinaphone phát hành bộ sim thuê bao trả trước (gồm một sim đã gắn số xác định, không nạp sẵn tiền hay lưu lượng) có mệnh giá 50.000 đồng. Giá này đã bao gồm cước hòa mạng và tiền sim. Quá trình hòa mạng được thực hiện khi khách hoàn thành mua sim, đăng ký thông tin và nạp tiền vào tài khoản để sử dụng.
Đối với các bộ sim thuê bao phát hành ra thị trường trước 1/1/2013 và kích hoạt sau thời điểm này, giá cước hòa mạng sẽ được khấu trừ vào tài khoản chính của thuê bao tại thời điểm kích hoạt. “Nếu tài khoản chính nạp sẵn trong thuê bao không đủ để thanh toán cước hòa mạng, khách hàng thực hiện nạp thêm thẻ với số tiền lớn hơn số tiền còn thiếu của cước hòa mạng để sử dụng dịch vụ”, đại diện Vinaphone nói. Hai nhà mạng lớn còn lại là Viettel và Mobifone cũng đưa ra chính sách tương tự, và đăng tải thông báo trên website của hãng.
Gmobile xác nhận đã điều chỉnh lại chính sách đối với các thuê bao mới. Thay vì mua sim có sẵn tài khoản tỷ phú như trước, khách hàng nay phải nạp thẻ sau khi đăng ký để được nhận gói khuyến mại này. Dù giá bán sim không thay đổi nhưng theo đại diện của Gmobile, phí hòa mạng 25.000 đồng đã được mặc định khi bán sim, còn thẻ sim chỉ có giá 10.000 đồng, thay vì 25.000 đồng như các nhà mạng khác.
Thông tin từ một nhà mạng lớn cho biết, đối với những sim số đã kích hoạt trước thời điểm 1/1/2013, hệ thống sẽ thực hiện quét thông tin. “Nếu có phát hiện sai phạm sẽ tiến hành thu hồi số như quy định của pháp luật”, nguồn tin cho biết. Nhân viên của một mạng khác lại tiết lộ, số sim đang trôi nổi hiện nay sẽ được doanh nghiệp tiến hành thu hồi dần về kho số để tái sử dụng.
Theo Anh Quân
Vnexpress
SIM 3 tháng không dùng sẽ bị cắt
Bộ TT&TT sắp ra quy định sau thời gian 3 tháng kể từ ngày khách hàng ký hợp đồng hòa mạng với nhà mạng mà thuê bao đó không phát sinh lưu lượng thì giao kết hợp đồng sẽ chấm dứt. Điều này sẽ tác động mạnh đến giới kinh doanh sim số đẹp.
SIM 3 tháng không dùng sẽ bị cắt hợp đồng
Hiện Bộ TT&TT đang lấy ý kiến của người dân và doanh nghiệp để ban hành Thông tư về quy định giá cước sử dụng dịch vụ thông tin di động mặt đất và giá hàng hóa viễn thông chuyên dùng thông tin di động mặt đất. Một trong những điểm quan trọng nhất của Thông tư này là dự kiến đưa ra quy định sau thời gian 3 tháng kể từ ngày người sử dụng dịch vụ thực hiện giao kết hợp đồng hòa mạng với doanh nghiệp di động, nếu SIM, số thuê bao đã được hòa mạng không có cước thuê bao và không phát sinh lưu lượng đi hoặc đến thì giao kết hợp đồng sẽ chấm dứt. Thông tư này cũng đưa ra quy định sẽ tính cước hòa mạng với mức cước được xác định trên cơ sở chi phí thực hiện hòa mạng số điện thoại di động nhưng không thấp hơn 25.000 đồng/lần hòa mạng. Cước hòa mạng thu một lần, mức cước không phân biệt giữa hình thức trả trước, hình thức trả sau và cùng mức cước với các gói cước dịch vụ thông tin di động.
Động thái này được xem là biện pháp mạnh để ngăn chặn vấn nạn dùng SIM thay thẻ và chống việc SIM rác đang hoành hành gây nhiều phiền toái cho xã hội và lãng phí cho cả nhà mạng lẫn tài nguyên của quốc gia. Bộ TT&TT cũng đang kỳ vọng sau khi áp dụng chính sách mạnh tay này sẽ giảm được lượng thuê bao ảo hiện nay.
Cục Viễn thông cho biết, sau khi nhà mạng bán SIM ra thị trường mà sau 3 tháng không phát sinh cuộc gọi đi hoặc đến sẽ bị thu hồi. Như vậy, chắc chắn các đại lý sẽ phải cân nhắc không dám "ôm" quá nhiều SIM vì sợ không tiêu thụ hết sẽ bị thu hồi. Quy định này cũng ngăn chặn được "bệnh" thành tích của các doanh nghiệp viễn thông Nhà nước khi tăng tỷ lệ chiết khấu để bán SIM thẻ ra thị trường vào dịp cuối năm để đạt doanh thu cao. Một chuyên gia viễn thông đưa ra phân tích, hiện tượng khá phổ biến đang diễn ra hiện nay trong các doanh nghiệp viễn thông Nhà nước là cuối năm chưa đạt doanh thu thì tăng tỷ lệ chiết khấu cho đại lý, ép nhân viên bán SIM thẻ để phát sinh doanh thu khống... Nhưng thực chất số SIM thẻ này chỉ nằm "chết" trên kênh phân phối chứ không đem lại doanh thu thực cho doanh nghiệp. Năm sau thì số SIM thẻ này mới được kích hoạt, phát sinh cước và chi phí sẽ hạch toán trong năm sau nên có thể dẫn đến hiện tượng lãi giả lỗ thật.
Đại lý SIM số đẹp sắp "ngồi trên đống lửa"
Với quy định 3 tháng không phát sinh cuộc gọi sẽ bị thu hồi và phải đóng tiền phí hòa mạng chắc chắn sẽ chỉ thu hút được những thuê bao mới có nhu cầu sử dụng dịch vụ thực sự và loại bỏ những khách hàng dùng SIM thay thẻ cào. Như vậy, sẽ tránh được việc lãng phí kho số và tránh được việc phải đầu tư hệ thống quá lớn để duy trì số ảo trên hệ thống của nhà mạng.
Theo ước tính, hiện nay có khoảng 10 triệu SIM số được cho là đẹp, phong thủy... Những SIM số này thường được mua đi bán lại hơn là đưa vào sử dụng. Nói khác đi, những số đẹp chỉ chủ yếu lưu thông trên kênh phân phối và không đem lại lợi ích cho xã hội cũng như không đem lại doanh thu cho nhà mạng. Như vậy, khoảng 10 triệu SIM số đẹp đang bị chiếm dụng để "nuôi" một bộ phận buôn bán SIM số. Giới phân tích cho rằng, khi quy định mới của Bộ TT&TT được áp dụng, trước mắt sẽ là "đòn" giáng mạnh vào nhóm buôn SIM số đẹp và các đại lý SIM thẻ hay găm SIM làm giá. Và có lẽ sẽ có một cuộc bán tháo của các chủ đại lý buôn SIM số đẹp. Họ sẽ chỉ "ôm" một số lượng SIM số đẹp nhất định để "lách" được quy định theo kiểu phát sinh cước 3 tháng, tránh trường hợp SIM bị thu hồi.
Tháng 11/2011, VinaPhone đã ra thông báo đến các đại lý của VinaPhone thời điểm thu hồi SIM/kit trả trước chưa kích hoạt. Theo đó, các SIM số điện thoại di động được phát hành trước 0h ngày 1/8/2011 sẽ có thời hạn sử dụng (kích hoạt) đến 24h ngày 31/12/2013 những SIM phát hành sau 0h ngày 1/8/2011, thời hạn sử dụng được tính từ thời điểm phát hành đến 24h ngày 31/12 của năm thứ hai liền sau năm phát hành. Thế nhưng khi VinaPhone áp dụng quy định này thì gặp phải sự phản ứng rất mạnh từ các đại lý. Thậm chí một số phương tiện truyền thông cũng cho rằng các đại lý đã bỏ tiền tỉ để "ôm" kho SIM/kit về bán dần, nay phải "sống dở, chết dở" vì lo sợ sau VinaPhone sẽ đến các nhà mạng khác thu hồi SIM. Một số luật sư cũng nhảy vào lên tiếng về tính pháp lý của văn bản này.Ông Nguyễn Xuân Trụ, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, thành phần của bộ SIM/kit gồm 3 phần. Thứ nhất là tài khoản, thứ hai là tài nguyên (số thuê bao) và thứ 3 là giá trị vật chất của chiếc sim trắng. Trong đó, số thuê bao là tài nguyên của quốc gia và giao cho doanh nghiệp quản lý. Vì vậy, khi khách hàng ký hợp đồng với nhà mạng thì họ được quyền sử dụng số thuê bao này một cách có điều kiện với dịch vụ đi kèm. Số thuê bao này không phải là tài sản của người sử dụng mà là tài nguyên quốc gia. Vì vậy, những số thuê bao này có thể bị cắt khi quá thời hạn lưu hành như bị khóa hai chiều, sử dụng không đúng quy định... Nhà mạng cũng có quyền thu hồi để tái sử dụng.Với Thông tư mới mà Bộ TT&TT sắp ban hành, quy định sau thời gian 3 tháng kể từ ngày khách hàng ký hợp đồng hòa mạng với nhà mạng mà thuê bao đó không phát sinh lưu lượng thì giao kết hợp đồng sẽ chấm dứt sẽ áp dụng cho tất cả các mạng di động.
Theo TTVN
Sắp thu phí hòa mạng thuê bao trả trước Trong quá trình tìm giải pháp chặn vấn nạn SIM rác, ngoài việc siết chặt đăng ký thông tin thuê bao di động trả trước, Bộ TT&TT đang xem xét ra chính sách thu phí hòa mạng đối với loại thuê bao này trong thời gian tới. SIM trả trước có tuổi đời quá ngắn Theo con số thống kê của các mạng...