Thức uống có đường là nguyên nhân hàng đầu gây béo phì
Nghiên cứu mới được đăng trên chuyên san Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism cung cấp cái nhìn rõ nét về lý do tại sao thức uống có đường là nguyên nhân hàng đầu gây béo phì.
Thức uống có đường – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Theo các nhà khoa học tại Đại học Southern California (Mỹ), thức uống có đường cản trở các nội tiết tố có nhiệm vụ dập tắt cơn đói và điều chỉnh cơn thèm ăn. Nghiên cứu được thực hiện ở nhóm tình nguyện viên từ 18 – 35 tuổi, những người lần lượt dùng thức uống có chứa đường sucrose hoặc glucose.
Video đang HOT
Các mẫu máu được lấy từ tình nguyện viên 10, 35 và 120 phút sau khi họ dùng thức uống.
“Nghiên cứu của chúng tôi phát hiện rằng khi các tình nguyện viên dùng thức uống chứa đường sucrose, họ sản sinh lượng nội tiết tố điều chỉnh cơn thèm ăn, thấp hơn so với khi họ dùng đồ uống chứa đường glucose – loại đường chính lưu thông trong máu”, trưởng nhóm nghiên cứu – tiến sĩ Kathleen Page cho hay.
“Phần lớn đường sucrose mà người Mỹ nạp trong chế độ ăn uống đến từ thực phẩm và thức uống có đường, trong khi glucose được tìm thấy tự nhiên trong hầu hết các loại thực phẩm chứa carbohydrate (bao gồm trái cây và bánh mì nguyên cám). Do đó, cần giảm dùng thức ăn và đồ uống có đường, cố gắng bổ sung đường từ việc ăn nhiều trái cây”, tiến sĩ Kathleen Page cho biết.
Đồ uống có đường có thể thúc đẩy tăng cân
Một nghiên cứu mới đã cung cấp thêm bằng chứng về lý do tại sao đồ uống có đường là nguyên nhân hàng đầu gây béo phì.
Theo các nhà khoa học, đồ uống có đường là nguồn cung cấp calo lớn nhất từ đường bổ sung và cản trở các hormone ngăn chặn cơn đói và điều chỉnh sự thèm ăn.
TS Kathleen Page, Trường Y khoa Keck của Đại học Nam California, tác giả nghiên cứu cho biết: Nghiên cứu của chúng tôi phát hiện ra rằng khi những người trưởng thành trẻ tuổi uống đồ uống có chứa đường sucrose, sẽ tạo ra mức độ hormone điều chỉnh sự thèm ăn thấp hơn so với tiêu thụ đồ uống có chứa đường glucose.
Nghiên cứu bao gồm 69 người lớn, từ 18 đến 35 tuổi, những người đã tiêu thụ đồ uống có chứa đường sucrose hoặc glucose trong hai phiên riêng biệt. Sucrose là sự kết hợp của glucose và fructose từ đường mía hoặc củ cải đường. Glucose có nhiều trong mật ong, nho, quả sung và quả mận.
Các mẫu máu được lấy từ những người tham gia nghiên cứu 10, 35 và 120 phút sau khi họ uống. Các nhà khoa học nhận thấy, khi uống đồ uống có đường sucrose, đã tạo ra một lượng hormone ngăn chặn cơn đói thấp hơn so với khi uống đồ uống có lượng đường glucose tương đương.
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng các yếu tố như trọng lượng cơ thể và giới tính ảnh hưởng đến cách các loại đường khác nhau ảnh hưởng đến các hormone đó. Ví dụ, những người béo phì và những người có độ nhạy insulin thấp hơn có sự gia tăng hormone ức chế cơn đói ít hơn sau khi họ uống đồ uống có đường sucrose so với khi họ uống đồ uống có đường glucose.
Theo TS Page, phát hiện này không có nghĩa là bạn nên chuyển từ loại đồ uống ngọt này sang loại đồ uống ngọt khác, mà là bạn nên cố gắng cắt giảm bất kỳ loại đường nào thêm vào. Phần lớn đường sucrose mà mọi người tiêu thụ trong chế độ ăn uống đến từ thực phẩm và đồ uống có đường, trong khi glucose được tìm thấy tự nhiên trong hầu hết các loại thực phẩm chứa carbohydrate, bao gồm trái cây và bánh mì nguyên hạt...
TS Page khuyến cáo, nên giảm tiêu thụ thức ăn và đồ uống có đường và thay vào đó cố gắng ăn nhiều thực phẩm nguyên chất, như trái cây...
Đường có liên quan như thế nào đến bệnh ung thư? Người bệnh ung thư có nên kiêng các thực phẩm chứa đường hay không, sản phẩm nào chứa đường nên sử dụng và thực phẩm nào nên hạn chế? Hình minh họa. Theo Bệnh viện K, đường là chất dinh dưỡng cần cho mọi tế bào trong cơ thể. Nhu cầu năng lượng của cơ thể chủ yếu lấy từ nhóm đường bột...