Thực trạng phổ biến của các dòng game nhập vai cày cuốc, khi game thủ đang tự biến mình thành “nô lệ” của trò chơi
Đây có lẽ cũng là tâm lý chung của rất nhiều game thủ.
Trong định nghĩa của nhiều người, các tựa game thường chủ yếu chỉ mang tính chất giải trí, sau những giờ học tập hay làm việc căng thẳng. Tuy nhiên, theo thời gian, với sự phát triển của những tựa game cày cuốc, định nghĩa này dường như đã bị đảo ngược thì phải. Cụ thể, chẳng ít game thủ giờ đây, như cách nói vui của nhiều người là thay vì “chơi game” thì bị “game chơi”, tới mức trở nên lệ thuộc vào nó một cách toàn diện.
Những triệu chứng cho thấy các game thủ đang dần thành “nô lệ” của trò chơi
Mặc dù dùng từ có vẻ hơi quá, nhưng không thể phủ nhận một thực tế rằng, game giờ đây đã không đơn thuần chỉ là trò chơi giải trí đối với một số người. Nếu đã trở thành một “con nghiện” đủ lâu, chắc chắn việc phải đăng nhập vào game mỗi ngày, đặc biệt là với các trò chơi mang phong cách nhập vai cày cuốc đã trở thành thói quen khó bỏ của nhiều người. Tới mức mà không ít game thủ sẽ cảm thấy “ngứa ngáy”, khó chịu nếu như phải tạm dừng thói quen này dù chỉ trong một ngày. Đa số sẽ cảm thấy chỉ cần không vào game một ngày cũng đồng nghĩa với việc mình đang yếu đi, thụt lùi rất lớn so với mặt bằng chung.
Một phần cũng xuất phát từ thủ thuật của các NPH
Điều này cũng phần nào có cơ sở khi mà rất nhiều tựa game ở thời điểm hiện tại luôn có những sự kiện, nhiệm vụ diễn ra cố định mỗi ngày. Hãy lấy ví dụ với Genshin Impact – một tựa game thế giới mở, không có cơ chế PvP – điều đồng nghĩa với việc gần như không tồn tại sự cạnh tranh, việc phải đăng nhập game thường xuyên cũng là điều bắt buộc với các game thủ, để họ có cơ hội “xả nhựa”, kiếm gem cố định và tăng cấp nhân vật qua các hoạt động thường ngày. Đó cũng là cách để các NPH níu chân người chơi luôn duy trì thói quen vào game mỗi ngày.
Với một tựa game không cạnh tranh như Genshin Impact còn như vậy thì có lẽ với nhiều trò chơi khác, nơi mà PvP là mục tiêu chính được hướng tới, mọi thứ càng trở nên trầm trọng hơn nhiều. Không vào game một ngày sẽ đồng nghĩa với việc các game thủ như “người tối cổ”, bị bỏ lại ở phía sau cả quãng đường dài khi bỏ lỡ không biết bao nhiêu những sự kiện, phần thưởng và chẳng thể “tận thu” những phần quà cố định từ phía NPH. Nhưng liệu có ai nghĩ rằng, điều này đã vô hình chung biến chúng ta phần nào đó trở thành “nô lệ” của các tựa game, luôn dính liền với tâm lý và sự thấp thỏm và ngay cả khi đi du lịch cũng không thể rời bỏ được chiếc smartphone hay laptop của mình.
Video đang HOT
Hãy chơi game một cách đúng nghĩa
Phải thừa nhận rằng máu ăn thua, sự cạnh tranh trong các tựa game luôn là một điều không thể thiếu. Tuy nhiên, hãy chơi game một cách có hiểu biết, văn minh và trên hết, đừng bao giờ tự biến bản thân mình trở thành nô lệ của những trò chơi, đừng quá lãng phí, tập trung sức lực, thời gian vào những tựa game như vậy. Hãy chơi khi chúng ta thật sự cảm thấy cần giải tỏa, chứ đừng đăng nhập vào game chỉ vì nghĩa vụ với nhân vật của mình để rồi lãng phí mất bao nhiêu điều hay xung quanh cuộc sống thật của chúng ta.
Review NieR Replicant: Game hành động hot nhất nhì 2021
NieR Replicant là tựa game hành động cực hot trong năm nay.
Không chỉ đơn thuần là nâng cấp đồ họa, NieR Replicant ver.1.22474487139... đã cải thiện nhiều yếu tố khác của trò chơi gốc.
Sau khi NieR Automata trở thành một trò chơi bom tấn vào năm 2017, Yoko Taro tin rằng đã đến lúc giới thiệu đại đa số game thủ với phần Nier đầu tiên.
NieR Replicant ver.1.22474487139... (sau đây gọi là NieR Remaster) là tác phẩm của nhà phát triển Toylogic và được phát hành bởi Square Enix. Dù là vậy, trò chơi này vẫn có sự ảnh hưởng lớn từ đạo diễn Yoko Taro cũng như những người cộng sự với ông. Về cơ bản, có thể thấy rằng NieR Remaster cố gắng hoàn thiện hơn những ý tưởng và lời hứa của tựa game 11 năm trước.
Dù trong bài viết gọi là Remaster, song NieR thực chất tiến gần đến lãnh thổ "Remake" hơn và điều này có thể thấy trong mảng gameplay và đồ họa.
Sơ lược câu chuyện
Người chơi sẽ vào vai NieR, một chàng trai trẻ sống cùng người em gái bị bệnh nan y tên là Yonah tại một thành phố bị bỏ hoang hậu tận thế. Khi bệnh tình ngày càng trầm trọng, nhân vật chính phải lên đường tìm kiếm phương pháp chữa trị trước khi quá muộn.
Anh gặp nhiều nhân vật khác trên đường: từ Weiss, một cuốn sách biết nói đến một phụ nữ kiếm sĩ tên Kaine ... và cuối cùng là một cậu bé tên Emil với đôi mắt có thể hóa đá bất cứ thứ gì cậu ta nhìn vào. Ngôi làng sau đó bị tấn công bởi một Shadow khổng lồ tên Shadowlord, kẻ đã bắt cóc Yonah - và cả nhóm phải đuổi theo nó trên khắp thế giới để lấy lại cô.
Sự đa dạng trong thể loại
Nier Replicant là một trò chơi hành động phiêu lưu có chủ đề tối tăm và u ám hơn các tựa game cùng thể loại như Legend of Zelda. Nier tuân theo nhiều tiêu chuẩn của thể loại game này nhưng đôi khi cũng đi ngược lại sự mong đợi của người chơi.
Xuyên suốt hành trình trải nghiệm, Nier khiến cho người chơi phải suy ngẫm về các vấn đề như bạo lực, sự ác độc của chính con người và ý nghĩa của việc tồn tại trong một thế giới luôn muốn chúng ta chết và chính thế giới cũng đang chết dần mòn.
Trong lúc chơi game, Nier sẽ thỉnh thoảng bỗng dưng đổi phong cách. Có những lúc chúng ta sẽ chơi như một tựa game bullet hell, nhưng cũng có lúc camera quay từ trên xuống khiến chúng ta cảm thấy như đang chơi Diablo vậy.
Gameplay
Phần lớn thời gian của người chơi sẽ được dùng để chạy quanh những cánh đồng tươi tốt và chìm trong ngục tối, thực hiện các nhiệm vụ và chiến đấu với những con quái vật được gọi là Shades.
Lấy cảm hứng từ Automata, Cơ chế chiến đấu của bản Remaster năng động và trôi chảy hơn đáng kể so với bản game gốc, với các đòn kết hợp và né tránh tạo cảm giác duyên dáng và nhạy bén.
Ma thuật, vốn là một yếu tố nặng nề và chậm chạp giờ đây đã được tích hợp gọn gàng vào cơ chết chiến đấu, cho phép bạn tung ra các phép thuật và các đòn tấn công tầm xa song song với chiến đấu cận chiến. Điều này sẽ giúp người chơi cảm thấy vừa mạnh mẽ vừa nhanh nhẹn.
Đồ họa
Không chỉ nâng cấp độ phân giải như nhiều tựa game Remaster khác, Nier Replicant đã thiết kế lại nhiều model của nhân vật, tăng khoảng mà game có thể xử lý và nâng gameplay lên 60fps (so với 30fps của ngày xưa).
Tuy nhiên, vì được xây dựng trên khung sườn cũ, thế giới xung quanh của game vẫn còn thiếu chi tiết và các NPC hơi thiếu sức sống.
Những điểm mới
Nier Remaster cũng đã bổ sung thêm nhiệm vụ mới cũng như các yếu tố cốt truyện. Các yếu tố này không thay đổi câu chuyện bản gốc nhưng khiến chúng sâu hơn, về cơ bản, có thể xem Nier Remaster như một "Director Cut" của tựa game trước.
Những bổ sung và sửa đối của tựa game giúp Nier Remaster trở nên gần gũi với Automata hơn. Cái kết của game giờ đây giống như là khởi đầu cho câu chuyện của trò chơi năm 2017.
Kết
Nier không phải là một tựa game hoàn hảo. Việc cốt truyện có nhiều tầng và yêu cầu chơi nhiều lần là một ý tưởng táo bạo, tuy nhiên điều đó cũng vô tình khiến gameplay lặp đi lặp lại liên tục, dễ gây chán nản.
Dù là vậy, Nier vẫn là một tựa game độc đáo và không thể bỏ qua trong năm 2021. Nếu như Nier của năm 2010 là một viên ngọc thô chưa được mài giũa thì Nier Remaster chính là viên ngọc cuối cùng cũng có cơ hội tỏa sáng - dù có hơi muộn.
"Sân chơi của NPH, luật của NPH", game thủ Việt gần như luôn là nạn nhân của những điều khoản "chí mạng" này Thật buồn cười khi người chơi Việt luôn chủ quan với tài sản mình bỏ ra trong game, để rồi khi tiền mất, tật mang lại quay sang oán thán NPH. Trong đa phần các cuộc đối đầu từ trước tới nay giữa game thủ và NPH, phần lớn sự thất bại đều dành cho người chơi, những người là khách hàng nhưng...