Thúc tinh binh mạnh mẽ để sinh con
Nhiều người tinh trùng ít nhưng vẫn có cơ hội làm cha nhờ lựa chọn phương pháp điều trị đúng đắn và thực hiện đầy đủ chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học.
Vợ chồng chị Ngọc (Hà Nội) cưới nhau được 2 năm mà chưa có con, bác sĩ chẩn đoán chồng bị yếu tinh trùng với tỷ lệ sống chỉ 35%, độ di động ít hơn 50%.
Đây chính là nguyên nhân khiến vợ chồng chị Ngọc khó thụ thai do số lượng và chất lượng tinh trùng đều không đảm bảo cho quá trình thụ thai.
Bác sĩ Nguyễn Khắc Lợi, Giám đốc Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cho biết, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiếm muộn, song tinh trùng yếu là nguyên nhân phổ biến ở hiếm muộn nam. Nam giới có thể làm bố nếu đảm bảo được số lượng, chất lượng tinh trùng cần thiết cho quá trình thụ thai.
Tinh trùng ít cản trở việc thụ thai. Ảnh: Boldsky.
Nam giới ít tinh trùng có nhiều dạng. Nam giới vô tinh nghĩa là tinh dịch không có tinh trùng do không sản xuất được, trường hợp này dễ gây vô sinh. Nam giới được chẩn đoán ít tinh trùng tức có ít hơn 20 triệu tinh trùng trong một ml tinh dịch, trường hợp nặng chỉ có dưới 5 triệu.
Tinh trùng yếu, kém di động mặc dù số luợng tinh trùng bình thường. Tinh trùng bất thường, có trường hợp trên 70% tinh trùng bị bất thường.
Tinh dịch tốt là tốt cả về số lượng cũng như chất lượng. Về lượng, đảm bảo có 2-5ml trong một lần xuất tinh, về số bảo đảm trên 20 triệu tinh trùng trong 1ml, di động hơn phân nửa, trong đó hơn 1/3 là bình thường và bạch cầu có trong một ml tinh dịch ít hơn một triệu.
Video đang HOT
Bác sĩ Lợi nhấn mạnh, số lượng tinh trùng ít không có nghĩa nam giới sẽ bị vô sinh. Nhiều người tinh trùng ít nhưng vẫn có cơ hội làm cha nhờ lựa chọn phương pháp điều trị đúng đắn và thực hiện đầy đủ chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học.
Bác sĩ chỉ ra những việc cần làm giúp tăng lượng tinh trùng để dễ thụ thai:
- Nam giới cần chú ý đến chế độ ăn uống hợp lý, giàu dưỡng chất cung cấp đủ selenium, kẽm, acid folic để sản xuất đủ số lượng tinh trùng và là tinh trùng có chất lượng.
- Nên ăn thực phẩm giàu vitamin chống ôxy hóa như vitamin C và E, những vitamin có tác dụng bảo vệ tinh trùng không bị tổn thương. Ngoài ra bổ sung thêm vitamin B12 để tăng nồng độ, số lượng và khả năng vận động của tinh trùng.
- Giảm stress, giữ tinh thần thoải mái để nâng cao chất lượng quá trình sinh tinh.
- Hạn chế tiếp xúc với hóa chất độc hại, không uống rượu, hút thuốc để có tinh trùng khỏe mạnh.
- Người yếu tinh trùng cần vận động thân thể thường xuyên. Việc tập luyện tốt cho sức khỏe toàn thân và sức khỏe sinh sản, nhưng nên nhớ đừng tập quá sức.
- Nam giới cần kiểm soát cân nặng. Lượng mỡ của cơ thể quá nhiều hay quá ít có thể làm cho sự sản xuất các hormon sinh sản bị rối loạn, dẫn đến giảm số lượng tinh trùng và tăng tỷ lệ các tinh trùng bất thường.
- Hạn chế tiếp xúc với nhiệt độ cao và giảm số lượng tinh trùng ở nam giới. Hạn chế ngâm trong bồn tắm hay tắm vòi sen bằng nước quá nóng, tránh để máy tính, điện thoại trên đùi thời gian dài cũng cản trở tinh hoàn sản xuất tinh trùng, thậm chí gây tổn hại cho tinh trùng.
- Quan hệ tình dục điều độ và an toàn.
- Giữ tinh hoàn luôn trong môi trường mát mẻ và rộng rãi vừa đủ. Không nên mặc đồ lót ôm sát, quá chật sẽ làm tinh hoàn nóng lên, ảnh hưởng trực tiếp đến lượng tinh trùng.
Theo VNE
Thụ tinh trong ống nghiệm cũng cần môi trường không khí sạch
Noãn, tinh trùng, phôi cũng cần không khí thật sạch để thở, do vậy bầu không khí càng trong lành càng tăng khả năng thụ tinh thành công.
Theo Telegraph, thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp thụ tinh nhân tạo bằng cách cho trứng và tinh trùng gặp nhau bên ngoài cơ thể con người (tức là trong ống nghiệm). Phương pháp này được áp dụng cho các cặp vợ chồng hay phụ nữ đang ở độ tuổi sinh sản không thể thụ thai tự nhiên vì một lý do nào đó.
Louise Brown là đứa bé đầu tiên ra đời bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm vào năm 1978. Bác sĩ Robert G. Edwards là người đầu tiên phát triển phương pháp này, đã được trao giải Nobel Y học năm 2010.
Ở nước ta, kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện đầu tiên vào năm 1998, kết quả là 3 em bé chào đời cùng lúc. Trong đó đứa bé đầu tiên Phạm Tường Lan Thy được đặt theo tên của 2 bác sĩ Việt Nam đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật này là Hồ Mạnh Tường và Vương Thị Ngọc Lan.
Thống kê trong năm 2015, Việt Nam đã thực hiện thành công gần 17.000 trường hợp thụ tinh trong ống nghiệm mới, vượt lên hẳn trên nước thứ hai trong khu vực là Thái Lan (với khoảng 15.000 ca), thứ ba là Malaysia (khoảng 7.000 ca).
Ảnh minh họa: telegraph.
Gần đầy, nhiều nghiên cứu chứng minh sự phát triển của giao tử (tinh trùng, noãn) và sự phát triển của phôi rất nhạy cảm, dễ bị ảnh hưởng với các tác nhân sinh học gây độc luôn có trong không khí. Chẳng hạn như vi khuẩn, bào tử nấm mốc, virus... có thể bám vào các hạt tự do và tồn tại lơ lửng trong không khí.
Các tác nhân này có thể bay vào khu vực thao tác, tủ nuôi cấy phôi, các giọt môi trường nuôi cấy gây ảnh hưởng nghiêm trọng hoặc làm ngưng sự phát triển của phôi. Từ đó tác động xấu đến quá trình thụ tinh, sự phát triển của phôi, khả năng làm tổ và sự phát triển của trẻ sau này.
Nhiều báo cáo cho thấy việc đầu tư các công nghệ kiểm soát và cải thiện chất lượng không khí giúp cải thiện đáng kể tỷ lệ có thai và giảm tỷ lệ sảy thai trong thụ tinh ống nghiệm. Cũng như trong phòng phẫu thuật đòi hỏi phải đảm bảo không khí vô trùng bằng cách lọc và tạo áp lực dương để diệt khuẩn, ở khu vực thụ tinh ống nghiệm cũng vậy, ngoài các kỹ thuật cơ bản trên, còn phải có các công nghệ đảm bảo lọc sạch các tạp chất bay.
'Clean room' là một hệ thống kiểm soát không khí riêng biệt cho khu vực tiến hành thụ tinh ống nghiệm. Hệ thống này khá phức tạp bao gồm các ống dẫn và bơm hút đẩy giúp lưu thông khí liên tục. Tại Việt Nam có 3 cơ sở xây dựng tiêu chí không khí sạch cho phôi thai gồm Đơn vị thụ tinh ống nghiệm An Sinh (năm 2009), Phương Châu (năm 2011) và Mỹ Đức (năm 2014). Trong đó đơn vị thụ tinh ống nghiệm Mỹ Đức được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng toàn cầu.
Hiện nay, các phòng sạch và các quy trình kiểm soát chất lượng không khí dần trở thành tiêu chuẩn bắt buộc, được các trung tâm thụ tinh ống nghiệm hiện đại trong khu vực và trên thế giới áp dụng.
Việt Nam là một trong những nước đi đầu ở khu vực Đông Nam Á trong xu hướng 'clean room' luôn đề cao tầm quan trọng của không khí sạch trong thụ tinh ống nghiệm. Do vậy các cặp vợ chồng trước khi lựa chọn cơ sở để tiến hành thụ tinh nhân tạo cần quan tâm đến các tiêu chuẩn và quy trình kiểm soát chất lượng không khí ở các trung tâm này, như thế giới tăng khả năng thụ tinh thành công.
Thạc sĩ, bác sĩ Hồ Mạnh Tường, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực thụ tinh ống nghiệm chia sẻ thông tin từ một bài báo mới công bố trên RBM, một trong 3 tạp chí uy tín nhất trong lĩnh vực thụ tinh ống nghiệm thế giới khẳng định tiêu chí quan trọng trong thụ tinh ống nghiệm là công nghệ phòng sạch (clean room). Công tác kiểm soát chất lượng không khí dựa trên tiêu chuẩn này giúp tăng tỷ lệ có thai và giảm tỷ lệ sẩy thai.
Nghiên cứu lần này được thực hiện với cỡ mẫu lớn nhất từ trước đến nay với sự tham gia của hơn 2.300 bệnh nhân nhằm làm rõ hiệu quả của không khí sạch trong lĩnh vực thụ tinh ống nghiệm. Sau khi áp dụng công nghệ không khí sạch, tỷ lệ có thai và khả năng sống của đứa trẻ tăng từ 25,8% lên 35,6%, tỷ lệ sảy thai giảm từ 28,7% xuống 20%. Các tác giả cũng đặt ra nguy cơ không khí nhiều bụi và ô nhiễm sẽ dẫn đế tỷ lệ đậu thai thấp và không ổn định.
Các nhà khoa học khẳng định không khí sạch cũng phải có tiêu chuẩn và cân đong đo đếm được chứ không phải chỉ ngửi là biết được. Không phải cứ nhà cửa, bàn ghế, trang trí nội thất đẹp là 'sạch'. Do vậy phát hiện về tầm quan trọng của không khí sạch cũng như sự ra đời của bộ tiêu chuẩn clean room được đánh giá là thông tin rất hữu ích cho tất cả các cặp vợ chồng đang quan tâm và có nhu cầu sinh con bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm.
Theo VNE
Mũi tiêm giúp đàn ông 'cai' bao cao su trong 1 năm Các nhà nghiên cứu Mỹ đã tìm ra một loại thuốc tiêm để tránh thai mới có tên Vasalgel, giúp nam giới quan hệ không cần sử dụng bao cao su trong vòng 1 năm. Trang Business-standard đưa tin, trong thử nghiệm lâm sàng trên thỏ, các nhà nghiên cứu khoa học ở trường Đại học Illinois ở Chicago, Mỹ, chứng minh rằng...