Thực phẩm tốt cho chị em ung thư buồng trứng
Một chế độ dinh dưỡng khoa học có thể giúp chị em mắc ung thư buồng trứng cải thiện được bệnh tật và có sức đề kháng tốt hơn.
Ung thư buồng trứng là căn bệnh khá phổ biến ở chị em phụ nữ. Bệnh bắt đầu khi các tế bào ung thư phát triển trong buồng trứng. Căn bệnh này thường khó phát hiện cho đến khi chúng lây lan ra vùng bụng và xương chậu. Để đối phó với bệnh, người ta thường điều trị bằng việc phẫu thuật sau đó hóa học trị liệu. Một chế độ dinh dưỡng khoa học cũng có thể giúp chị em mắc căn bệnh này cải thiện được bệnh tật và có sức đề kháng tốt hơn.
Trái cây và rau quả
Trái cây và rau quả cung cấp một lượng lớn các chất chống oxy hóa như beta-carotene và vitamin C – hỗ trợ cơ thể chống và chữa lành các bệnh về nhiễm trùng, ung thư. Những loại hoa quả giàu chất chống oxy hóa bao gồm: họ cam quýt, dâu, kiwi, cà chua, rau lá xanh, bông cải xanh, ớt chuông và bí. Nếu bệnh tật khiến bạn không thể ăn những loại trái cây này, bạn có thể sử dụng nước ép từ các loại quả như táo, việt quất, nước ép nho. Những loại sinh tố này rất tốt cho chị em bị ung thư buồng trứng.
Trái cây rất tốt cho chị em ung thư buồng trứng. (Ảnh minh họa)
Tinh bột
Tinh bột có nhiều trong cơm, ngũ cốc, khoai tây, bánh mì… cung cấp glucose – nguồn năng lượng chính cơ thể cần. Mọi người, đặc biệt là chị em bị ung thư buồng trứng nên cần cung cấp đủ lượng tinh bột để duy trì sức khỏe cho cơ thể. Trong trường hợp bị tiêu chảy, bạn nên bổ sung vào cơ thể khoai tây nấu chín, bánh mì trắng, cơm. Nếu bạn bị táo bón, lời khuyên của các chuyên gia là bạn nên ăn nhiều tinh bột giàu chất xơ như bánh mì nguyên hạt, bột yến mạch, cơm, ngũ cốc. Chất xơ giúp quá trình chuyển hóa thức ăn trong hệ tiêu hóa dễ dàng hơn.
Video đang HOT
Thực phẩm giàu protein
Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, ăn đủ chất đạm là rất cần thiết trong việc bảo vệ làn da, mái tóc, cơ bắp trong quá trình hóa trị liệu điều trị bệnh. Các loại thực phẩm giàu protein có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ chức năng miễn dịch. Những nguồn thực phẩm giàu protein bao gồm: thịt nạc, cá, các sản phẩm sữa, đậu nành, đậu phụ.
Chất béo có lợi
Một chế độ ăn uống khoa học bao gồm cả chất béo có lợi là rất quan trọng để kiểm soát mệt mỏi khi bị bệnh. Chất béo giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng như chất chống oxy hóa, vitamin E, thúc đẩy chức năng của não một cách tích cực và tốt cho làn da. Những loại thực phẩm giàu chất béo bao gồm: các loại hạt, bơ, dầu cá, dầu thực vật…
Theo LS
Vì sao sữa mẹ là thức ăn tốt nhất của bé?
Ai cũng biết sữa rất tốt với trẻ nhỏ và sữa mẹ luôn là số 1 trong tất cả các loại sữa. Tuy nhiên, thành phần nào làm nên vị trí "đỉnh cao" này và sữa mẹ thực sự có tác dụng như thế nào thì không phải ai cũng biết.
Những thành phần tuyệt hảo
Sữa mẹ là một dạng mô sống ở thể lỏng tương tự như máu với khoảng 4.000 tế bào sống hoạt động trong 1ml sữa, tập hợp phong phú các yếu tố hoá sinh ở dạng đang hoạt động với một số lượng lớn các hooc-môn và yếu tố tăng trưởng.
Trong sữa mẹ còn có ít nhất 60 loại enzym, các chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng mà không có bất cứ loại sữa nào có được. So với sữa bò thì sữa mẹ ưu việt hơn rất nhiều về thành phần dinh dưỡng.
Trong sữa bò hàm lượng protein cao hơn sữa mẹ gấp 3 lần - là hàm lượng không thích hợp cho trẻ trong quá trình tiêu hoá. Thành phần cơ bản của protein sữa mẹ và sữa bò là casein và whey - nhưng trong sữa bò tỉ lệ giữa 2 thành phần này là 3:1 còn trong sữa mẹ là 1:3 - đây là tỷ lệ lí tưởng cho quá trình tiêu hoá của trẻ. Trong sữa mẹ chất alpha- lactoglobulin chiếm ưu thế- trong khi ở sữa bò chất beta- lactoglobulin lại là chủ yếu. Mà beta- lactoglobulin là tác nhân gây dị ứng cho trẻ.
Sữa mẹ cho năng lượng cao hơn sữa bò. Chất đường trong sữa mẹ có nhiều lactose gấp 2 lần sữa bò, rất cần thiết cho sự phát triển thần kinh và giúp các vi khuẩn có ích trong đường ruột phát triển. Chất béo cao hơn sữa bò trong sữa mẹ có vai trò là chất chuyên chở những vitamin tan trong chất béo như vitamin A và D cùng với axít linoleic - đóng vai trò sống còn cho sự phát triển thần kinh và các chức năng mô. Hàm lượng vitamin A trong sữa mẹ cao gấp 2 lần sữa bò, nên trẻ bú sữa mẹ không bao giờ thiếu vitamin A.
Mang đến sự phát triển tối ưu
Việc cho con bú sữa mẹ trong năm đầu tiên đang được khuyến khích tại nhiều nước châu Âu. Tại Thuỵ Điển đã có 98% phụ nữ cho con bú hoàn toàn sau khi sinh.
Những đứa trẻ được bú sữa mẹ trong năm đầu nhanh biết nói và học sáng dạ hơn, đến khi trưởng thành là những người có tính tự lập cao, có IQ cao hơn so với những đứa trẻ chỉ được bú mẹ 1-2 tháng đầu hoặc không được bú mẹ.
Cho con bú làm gia tăng sức đề kháng của trẻ trước các bệnh thông thường và các bệnh tim mạch bởi vì sữa mẹ trong những ngày đầu chứa nhiều protein. Trong đó 50% hàm lượng protein là các globulin miễn dịch (chủ yếu là IgA), có tác dụng chống lại các vi khuẩn, virus gây bệnh.Trong khoảng 2 tháng đầu tiên, sữa mẹ được coi là liều văcxin hiệu nghiệm cho cơ thể non yếu của trẻ.
Trẻ bú sữa mẹ (ít nhất 6 tháng đầu) có thể tránh được nguy cơ mắc nhiều loại bệnh cấp và mãn tính như tiêu chảy, nhiễm trùng đường hô hấp... Trong sữa mẹ có lactoferin- một protein gắn với chất sắt ngăn chặn sự phát triển của một số vi khuẩn có hại. Sự hiện diện của dưỡng chất tự nhiên nucleotide trong sữa mẹ với hàm lượng 69-72mg/l giúp tăng cường đề kháng với bệnh nhiễm khuẩn như bạch hầu, viêm màng não.
Sữa mẹ là nguồn duy nhất cung cấp cho trẻ taurine để phát triển não bộ và võng mạc mắt.
Những trẻ được bú mẹ rất ít bị mắc các khuyết tật về phát âm, vì việc bú mẹ giúp bé phát triển đồng bộ hệ cơ xương ổ miệng và má.
Cho con bú sẽ giúp dạ con của người mẹ sớm co lại như lúc ban đầu. Như vậy, sẽ làm giảm băng huyết, tránh thiếu máu và giảm nguy cơ ung thư buồng trứng, ung thư vú cho người mẹ.
Theo Dân Trí
Phụ nữ mất 90% số trứng dự trữ vào tuổi 30 Các nhà khoa học khám phá ra nguyên nhân phụ nữ lớn tuổi khó thụ thai là do họ đã mất tới 90% lượng trứng dự trữ khi bước sang tuổi 30. Dù chị em có thể tiếp tục sản xuất trứng ở độ tuổi 30 - 40 nhưng nguồn cung cấp "nguyên liệu" tạo trứng giảm xuống gần như bằng không. Cơ...