Thực phẩm kiêng ăn ngày “đèn đỏ”
Không có tài liêu nào chứng tỏ có môi liên quan giữa viêc ăn đô ăn tanh thì sẽ làm kinh nguyêt của bạn gái có mùi tanh, khó ngửi.
Theo em được biêt, trong ngày “đèn đỏ”, chị em nên tránh ăn đô ăn tanh vì ăn tanh dê khiên máu kinh và dịch âm đạo cũng có mùi tanh rât khó chịu, vừa làm mình xâu hô, mât tự tin lại có thê làm tăng tình trạng viêm nhiêm. Bình thường em đã hay bị đau bụng. Không biêt có phải vì đau bụng không tâm trạng em rât hay lo lắng.
Không biêt điêu này có đúng không? Ngoài đô ăn tanh thì người phụ nữ còn cân tránh những món ăn gì trong ngày này? Em nên tránh ăn gì thì đỡ đau bụng? Mong các anh chị giải đáp giúp em. Em xin cảm ơn! (HoLu)
Trả lời:
Bình thường, viêc giữ gìn vê sinh âm đạo của người phụ nữ đã phải được hêt sức chú ý, trong những ngày có kinh nguyêt, vân đê này càng cân được lưu tâm nhiêu hơn. Bởi trong những ngày này, máu kinh ra nhiêu dân đên tình trạng âm ướt, dê gây viêm nhiêm.
Máu kinh bình thường không có mùi, khi có mùi khó ngửi thì chứng tỏ tình trạng sức khỏe “vùng kín” của bạn có vân đê.
Những loại đồ uống có chất kích thích tác động đến thần kinh, hormone, cơ trơn tử cung. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, không có tài liêu nào chứng tỏ có môi liên quan giữa viêc ăn đô ăn tanh thì sẽ làm kinh nguyêt của bạn gái có mùi tanh, khó ngửi… Nêu có mùi tanh, chắc chắn đó là do bạn đã giữ vê sinh kém, “vùng kín” của bạn đang có dâu hiêu bị viêm hoặc nhiêm trùng…
Nhìn chung, bạn không cân phải kiêng khem quá nhiêu loại thực phâm trong những ngày “đên tháng” này. Thâm chí ngược lại, những ngày này bạn càng cân bô sung nhiêu dinh dưỡng, khoáng chât đê bù lại lượng dinh dưỡng và máu mât đi.
Cũng giông như bạn, có nhiêu người lại cảm thây cơ thê không thoải mái, tâm trạng bât ôn, tính khí thât thường… trong những ngày này. Có người lại có những triêu chứng tiên kinh nguyêt rât khó chịu như đau bụng quằn quại, đau lưng, chóng mặt, buôn nôn… Những triêu chứng này có thê tự mât đi sau khi kêt thúc chu kì kinh nguyêt.
Video đang HOT
Nhưng nêu các triêu chứng gây cản trở cho hoạt đông cũng như sinh hoạt của bạn và bạn muôn chúng “biên mât” càng sớm càng tôt thì bạn nên tránh ăn môt sô loại thực phâm trong ngày này. Môt sô loại thực phâm được coi là không có lợi cho bạn trong những ngày kinh nguyêt bao gôm:
Muôi
Trước những ngày hành kinh, lượng muối quá nhiều sẽ làm cho thành phần muối và nước bị tích lại trong cơ thể tăng lên, điều này không những dễ gây tăng huyết áp, mà còn khiên chị em cảm thây đau đầu, bị kích động và dễ nổi nóng. Còn trước khi có kinh 10 ngày, bắt đầu ăn nhạt thì không thấy xảy ra hiện tượng trên.
Ngày đèn đỏ ăn nhiều muối sẽ khiến chị em bị đau đầu
Đô ăn chua
Ở những người nhạy cảm, khi ăn chua hay cay quá có thể làm kích thích hệ thống thần kinh thực vật gây co thắt cơ trơn của dạ dày và tử cung. Điêu này có thể dẫn đến ra huyết kinh nhiều hơn trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, cũng có người không có vấn đề gì.
Chât kích thích
Rượu, bia, chè, thuốc lá… đều là những loại có chất kích thích tác động đến thần kinh, hormone, cơ trơn tử cung. Trong trà, cà phê, thuốc lá có chứa hàm lượng chất kích thích cao, dễ kích thích thần kinh và hệ tim mạch, dẫn tới đau bụng kinh, kinh nguyệt kéo dài và ra máu nhiều.
Đô ăn lạnh
Loại thực phâm này nêu ăn nhiêu trong ngày “đèn đỏ” có thê dân tới viêc giảm tôc đô tuần hoàn máu, ảnh hưởng đến co bóp của tử cung và bài trừ kinh nguyệt, dễ gây bế kinh, làm đau bụng kinh.
Theo Afamily
Con dễ bị viêm phổi vì sai lầm của cha mẹ
Trong mùa hè nóng bức, trẻ rất thích ăn các đồ ăn lạnh, thích được đi bơi hoặc ngâm mình trong nước... các bậc cha mẹ có thể dễ dàng chấp nhận mong muốn của con trẻ, thậm chí, để tránh cái nóng ngột ngạt ở thành phố, họ còn "nhốt" con trong phòng điều hòa!
Tuy nhiên, giống như con dao hai lưỡi, những việc làm này của phụ huynh nếu không đúng mực hoặc không dừng đúng lúc sẽ dễ khiến trẻ mắc một số bệnh về đường hô hấp.
Những nguy cơ cần cảnh giác
1. Đồ ăn lạnh
Nếu dùng đồ lạnh nhiều trẻ sẽ bị viêm họng.
Mùa hè là mùa nóng nực, vì vậy, một số sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày có nhiều thay đổi so với các mùa khác trong năm. Điều đáng quan tâm là thói quen trong sinh hoạt ăn, uống đồ lạnh như dùng nước đá trong các cốc nước giải khát như nước cam, chanh hoặc luôn luôn dùng nước mát lạnh mỗi khi khát nước, tắm, sử dụng quạt gió cũng như máy điều hoà nhiệt độ.
Nhiều gia đình vào mùa hè luôn chuẩn bị sẵn các loại quả hoặc các loại chè (chè lam, chè đỗ đen...) để sẵn trong tủ lạnh để cho trẻ ăn mỗi lúc trẻ có nhu cầu. Nếu trẻ dùng đồ ăn, nước uống lạnh liên tục trong nhiều ngày thì rất có thể làm cho trẻ khó thích nghi và đặc biệt các bộ phận rất nhạy cảm ở họng, miệng, hầu, thanh quản cũng như các bộ phận khác của đường hô hấp dưới cũng bị tổn thương. Biểu hiện của sự nhiễm lạnh là viêm họng, hầu hoặc viêm thanh quản hoặc viêm amiđan, viêm VA. Và từ các bệnh này, trẻ sẽ bị viêm phổi từ mức độ nhẹ đến mức độ nặng nếu không phát hiện kịp thời.
2. Sử dụng máy điều hòa
Thói quen trong mùa hè của hầu hết bậc phụ huynh và được trẻ rất hưởng ứng là sử dụng điều hoà. Nếu sử dụng máy điều hoà mà nhiệt độ quá chêch lệch giữa nhiệt độ ngoài trời và nhiệt độ trong phòng thì sẽ không thích hợp với sức khoẻ của trẻ do trẻ khó thích nghi (ngay cả người lớn cũng bị ảnh hưởng).
Qua nghiên cứu cho thấy nếu trẻ ở trong phòng có máy điều hoà nhiệt độ liên tục trên 4 giờ thì da, họng hầu, đường hô hấp của trẻ sẽ bị khô và rất dễ để các loại vi sinh vật tấn công, nhất là các loại vi khuẩn đã có sẵn ở đường hô hấp trên của trẻ như H. influenzae, phế cầu... Nếu cho trẻ ra vào phòng điều hoà liên tục nhiều lần trong một khoảng thời gian nhất định thì trẻ cũng dễ bị cảm lạnh do thay đổi nhiệt độ một cách đột ngột quá mức, nhất là đang lạnh đột ngột lại bị nóng làm xuất hiện viêm đường hô hấp trên, thậm chí cả viêm phổi cấp tính.
3. Tắm lâu
Nếu tắm nhiều lần trong ngày hoặc ngâm mình dưới nước biển với thời gian lâu thì trẻ cũng rất dễ bị cảm lạnh gây viêm họng.
Trời nóng nực cho nên trẻ thường được tắm, thậm chí tắm nhiều lần trong ngày, đặc biệt là khi trẻ được đi tắm biển. Nếu tắm nhiều lần trong ngày hoặc ngâm mình dưới nước biển với thời gian lâu thì trẻ cũng rất dễ bị cảm lạnh gây viêm họng, viêm amiđan hoặc nặng hơn là viêm phổi. Nếu không phát hiện kịp thời và có biện pháp xử trí thích đáng thì bệnh tình của trẻ sẽ nặng thêm mà biểu hiện là thân nhiệt tăng cao, ho cũng tăng lên, li bì, khó thở nhiều, liên tục. Nếu trẻ còn bú mẹ sẽ xuất hiện tình trạng trẻ bú ít hoặc bỏ bú.
Tình trạng viêm hô hấp nặng lên khi trẻ có các dấu hiệu môi tím, các kẽ liên sườn bị co kéo, môi và các đầu ngón tay, ngón chân bị tím lại. Trẻ bị viêm phổi cũng có thể kèm theo triệu chứng tiêu chảy. Vì vậy, khi có các dấu hiệu sốt, ho, khó thở, tím tái và có tiêu chảy thì chớ hiểu lầm là trẻ không phải bị viêm phổi, đặc biệt quan tâm là trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Một điều cần lưu ý là trẻ càng nhỏ tuổi khi bị cảm lạnh gây viêm đường hô hấp thì phụ huynh rất khó để nhận biết.
Đối phó thế nào?
Để hạn chế trẻ mắc bệnh trong mùa hè, nhất là bệnh viêm phổi thì cần hạn chế trẻ dùng nước mát, nước đá, hoa quả và các thực phẩm chế biến sẵn để trong tủ lạnh. Về việc này, các bậc phụ huynh cần kiểm soát được hành vi sử dụng của trẻ, nhất là các trẻ lớn. Mỗi khi sử dụng máy điều hoà nhiệt độ, nên có sự điều chỉnh nhiệt độ hợp lý (chênh lêch nhiệt độ trong phòng và ngoài trời khoảng 2 - 3 độ là vừa). Không nên để gió của máy điều hoà quạt thẳng vào cơ thể trẻ. Ngoài giờ trẻ ngủ thì không nên để trẻ trong phòng máy điều hoà nhiệt độ quá nhiều giờ trong một ngày bởi vì trẻ sẽ bị cảm lạnh và rất có thể bị thiếu ánh sáng mặt trời làm cho trẻ dễ bị còi xương.
Mùa hè, không nên mặc quần áo quá dày hoặc quấn tã lót chặt làm cho trẻ dễ bị cảm lạnh do quần áo hoặc tã lót thấm mồ hôi làm cho trẻ cảm lạnh. Khi trẻ chơi hoặc trẻ ngủ, không nên cho quạt quạt xoáy vào trẻ và chỉ nên dùng tốc độ của quạt ở mức độ thấp hoặc trung bình. Trong phòng trẻ chơi hoặc trẻ ngủ, không được có khói thuốc lá hoặc khói bếp (bếp dầu, bếp củi, rơm rạ, bếp than). Mặc dù là mùa nắng nóng nhưng khi tắm cho trẻ, nhất là trẻ dưới 5 tuổi, nên dùng nước ấm là tốt nhất và không nên cho trẻ tắm nước lạnh.
Khi trẻ có biểu hiện viêm đường hô hấp trên như ho, hắt xì hơi, chảy nước mũi hoặc có kèm theo sốt thì cần nhanh chóng cho trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để khám bệnh, không nên chần chừ làm bệnh của trẻ nặng thêm gây khó khăn cho việc xử trí khi được khám bệnh.
Theo SKDS
Ung thư vú sau điều trị, kiêng ăn gì? Dưới đây là giải đáp của TS.BS Trần Văn Thiệp, trưởng khoa điều trị ngoại 3, BV Ung bướu TPHCM, Trưởng bộ môn ung thư học, khoa Y, ĐH Y dược TPHCM. Trong giai đoạn vô hoá chất, khi vô thuốc xong về nhà, qua hôm sau nếu ăn nho thì coi như công cốc phải không? Hiện nay với các bệnh nhân...