Thực phẩm kiêng ăn khi bị cảm lạnh
Lúc bị cảm, bạn cần tạm ngưng ăn những thực phẩm chứa histamine (như bơ, phô mai, cà chua, rượu bia,… Bạn chỉ ăn những thực phẩm này khi hết cảm.
Ăn các loại cá như cá hồi, cá ngừ và cá thu… giàu a xít béo omega-3 giảm viêm, trị cảm lạnh, cúm – Ảnh: Shutterstock
Mạnh dạn nói không với thực phẩm có hàm lượng a xít cao như thịt đỏ vì nó kích thích sản sinh nhiều đờm, cũng như thực phẩm khiến dạ dày tạo ra nhiều a xít, từ đó dẫn đến chứng trào ngược a xít trong cơ thể, theo hãng tin Times News Network.
Tạm tránh xa chuối và quả bơ vì các loại trái cây này chứa một số thành phần tạo nhiều đờm và làm nặng thêm các triệu chứng cảm lạnh.
Ngưng dùng các chế phẩm từ sữa, do có hàm lượng canxi cao, từ đó sản sinh nhiều a xít trong dạ dày, khiến bạn cảm thấy buồn nôn. Các chế phẩm từ sữa còn gây đờm.
Bạn chỉ nên ăn thực phẩm có lượng đường tự nhiên và chất xơ, giúp cơ thể mau hồi phục. Không ăn thực phẩm chứa đường nhân tạo vì làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể. Cần gạt thức ăn nhanh khỏi thực đơn vì chúng chứa nhiều mỡ và a xít béo, khiến bệnh cảm lâu khỏi.
Video đang HOT
Thế Phương
Theo Thanhnien
6 lý do khiến bạn tự làm mình cảm lạnh
Cách dễ nhất để giữ sức khỏe trong mùa lạnh là ngừng làm những hành động dễ khiến bạn nhiễm bệnh. Những hành động này có thể bạn đã tự nhận ra nhưng vẫn vô thức làm theo thói quen.
1. Lười rửa tay
Nếu bạn chỉ rửa tay nhanh bằng cách "lướt qua" dưới vòi nước, bạn sẽ rất dễ bị cảm. Rửa tay đúng cách sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh 16%.
Bạn nên rửa tay dưới vòi nước chảy và dùng xà bông trong ít nhất 20 giây hoặc dùng nước rửa tay nếu không có nước. Những thời điểm quan trọng nhất mà bạn cần rửa tay là: Trước khi chăm sóc cho người bệnh, sau khi rời khỏi phòng người bệnh, trước và sau khi làm bữa, trước khi ăn, sau khi chạm vào tay nắm xe buýt, tay vịn cầu thanh công cộng, menu nhà hàng...
2. Thường xuyên đưa tay chạm mặt
Đây là hành vi đưa vi khuẩn đến đúng nơi chúng muốn tới. Bạn có thể đưa vi sinh vật trên tay chạm vào các màng nhầy ở mắt, mũi, miệng và chúng chuyển thẳng vào máu.
3. Thiếu ngủ
Trong nghiên cứu gần đây, người ngủ ít hơn 6 giờ mỗi đêm có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bốn lần người ngủ hơn bảy tiếng. Ngủ ít hơn năm tiếng tăng nguy cơ đến 4,5 lần.
4. Có đồng nghiệp, cộng sự bị cảm
Khi bị cảm nặng, mọi người khó mà làm tốt công việc của mình, đồng thời cũng khiến người xung quanh có nguy cơ mắc bệnh theo.
Chỉ sau bốn giờ, vi khuẩn từ một người bị bệnh sẽ lây truyền sang hơn nửa diện tích công cộng ở văn phòng và tay của tất cả mọi người. Bạn không nên đi làm khi bị cảm và cũng không nên khuyến khích điều đó, vì việc này dễ làm cả văn phòng bị cảm theo.
5. Bắt tay
Chào một người bằng cách bắt tay là "cơ hội" để họ truyền vi khuẩn từ tay họ sang tay bạn. Và nếu bạn có thói quen đưa tay chạm mặt, điều này còn tệ hơn. Chừng 80% người bệnh do vi khuẩn truyền qua tay.
6. Làm việc kiệt sức
Thỉnh thoảng có 1 ngày làm việc "hết mình" cũng không nguy hiểm, nhưng nếu bạn thường xuyên bị căng thẳng, điều này sẽ bắt đầu tạo tác động lên hệ thống miễn dịch, khiến bạn khó có thể phòng chống các loại vi khuẩn xung quanh.
Theo một nghiên cứu, người bị căng thẳng có nguy cơ mắc bệnh cao gấp đôi. Bạn có thể tự tìm cách giải tỏa tâm trạng như nghe nhạc trong giờ nghỉ, nghĩ tới những điều vui vẻ...
Theo Lan Thảo
Pháp luật TPHCM
Ngừa nhiều bệnh chỉ với 1 ly nước cam/ngày Uống một ly nước cam mỗi ngày không chỉ giúp đẩy lùi cảm lạnh mà còn giúp ngừa nếp nhăn. Nước cam chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe - Ảnh: Shutterstock MSN.com dẫn nguồn từ các chuyên gia sức khỏe cho hay uống nước cam ngoài tăng cường vitamin C, tăng sức đề kháng còn giúp giữ da săn chắc, mịn...