Thực phẩm giúp tăng khả năng sinh sản cho nam giới
Vấn đề vô sinh ở nam cao tương đương với nữ, nguyên nhân phần nhiều là do cách ăn uống và sinh hoạt gây ra.
Nam giới cần bổ sung dinh dưỡng thường xuyên và làm phong phú chế độ ăn của mình. Một số nghiên cứu cho thấy, việc thiếu hụt kẽm trong thời gian ngắn có thể làm giảm lượng tinh dịch và mức testosterone ở nam giới. Vì vậy cần bù đắp sự thiếu hụt này bằng các loại thực phẩm như sò, thịt bò thăn, đậu, thịt gà đen…
Dùng thực phẩm chứa canxi và vitamin D cũng có thể giúp cải thiện khả năng sinh sản của cánh mày râu. Nguồn cung cấp canxi tốt nhất là từ sữa và sữa chua. Bạn có thể bổ sung vitamin D bằng cách uống sữa hoặc ăn cá hồi.
Vitamin D cũng có khả thể giúp cải thiện khả năng sinh sản của cánh mày râu.
Nên ăn nhiều các loại thực phẩm giàu Vitamin C và các chất chống oxy hóa khác. Các dưỡng chất này giúp ngăn ngừa khuyết tật tinh trùng và tăng khả năng hoạt động của nó. Một cốc nước cam có chứa tới 124mg vitamin C nên một ngày, bạn nên uống ít nhất khoảng 90mg và nếu bạn hút thuốc thì mỗi ngày nên uống đủ 1 cốc.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nam giới có lượng vitamin B bổ sung thấp thì thường có số lượng tinh trùng thấp hơn. Bạn có thể bổ sung loại vitamin này từ rau lá xanh, các loại đậu nhưng cũng nên bổ sung thêm các loại vitamin khác bằng thuốc uống để không bị ảnh hưởng chất lượng tinh trùng.
Video đang HOT
Bạn cần hạn chế uống rượu, bia hàng ngày và tránh xa một số chất kích thích như café, thuốc lá… vì chúng có ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng của tinh trùng và khả năng sinh sản.
Theo Lao động
Quý ông chỉnh "cậu nhỏ"
Dù "cậu nhỏ" hoàn toàn bình thường, khỏe mạnh, vẫn đang hoạt động tốt nhưng nhiều quí ông vẫn muốn bác sĩ can thiệp để nó to hơn, dài hơn...
Gần đây, Trung tâm Nam học (Bệnh viện Việt - Đức), Đơn vị Nam học (Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh), nhiều phòng khám dành cho nam giới và các trung tâm thẩm mĩ vẫn dành cho các bà các cô đã nhận được nhiều yêu cầu thực hiện các ca phẫu thuật là tăng kích cỡ "cái đõ" của các quý ông.
Điều đáng nói là nhu cầu này xuất phát từ mong muốn làm đẹp chứ không vì bệnh tật khẩn cấp gì. "Cái đó" của phần lớn các ông đến các trung tâm trên hoàn toàn bình thường, khỏe mạnh, đang hoạt động tốt và họ muốn bác sĩ can thiệp để nó to hơn, dài hơn mà thôi.
Phẫu thuật tạo hình "cái đó" của nam giới không phải là chuyện lạ ở Việt Nam. Ngay từ thời chiến tranh, nhiều bác sĩ nước ta đã thực hiện những ca phẫu thuật để tạo hình cho "cái đó" của các chiến sĩ không may bị thương đúng phần "đàn ông". Từ đó cho đến nay, các bác sĩ của Trung tâm Nam học và Đơn vị Nam học đã phẫu thuật không ít ca cứu thiên chức đàn ông cho nam giới. Tuy nhiên, can thiệp bằng dao kéo để một "cái ấy" bình thường trở nên to hơn, dài hơn thì các bác sĩ ít thực hiện.
Tuy nhiên, giờ đây, khi cuộc sống thay đổi, nhiều nam giới đã tìm đến chúng tôi đòi nâng cấp dương vật. Dương vật của họ không thiếu hụt hay khiếm khuyết gì, nhưng họ muốn "cái đó" hấp dẫn hơn bằng cách độn vật giả vào, GS Trần Quán Anh - nguyên GĐ Trung tâm Nam học cho biết.
Những người có nhu cầu "làm đẹp" bộ phận nhạy cảm này cũng rất đa dạng. Họ là doanh nhân, giáo viên, kĩ sư, họa sĩ... và ở nhiều lứa tuổi. Có những quý ông đã bước sang tuổi 60 cũng tìm đến ông với mong muốn "nâng cấp" cái "đàn ông" của mình.
Bệnh nhân loại này gần đây nhất GS Trần Quán Anh gặp là anh N ở Hà Nội. Anh đã hơn 30 tuổi, là kĩ sư xây dựng và đã là bố của hai đứa con xinh xắn, nhưng anh vẫn muốn độn "cái đó" để trở nên... "mạnh mẽ hơn, hấp dẫn hơn trong mắt vợ" - đúng theo lời anh N nói.
Sau khi khám cho anh, GS Trần Quán Anh nhận thấy "cái đó" của anh N nhỏ hơn bình thường một chút, nhưng mọi chức năng của nó vẫn tốt, không ảnh hưởng tới cuộc sống gia đình. Trước mong muốn tha thiết của anh và xét thấy việc này sẽ giúp cuộc sống của anh hạnh phúc hơn, ít nhất là về tâm lý, ông đã cho anh được toại nguyện. Ông đã dùng kỹ thuật độn vật giả làm cho "cái đó" của anh to hơn, bề mặt sần sùi hơn.
Trở lại với cậu bé 16 tuổi trên, dù được sự đảm bảo của bố, nhưng sau khi khám, các bác sĩ Trung tâm Nam học thấy "của quý" của cậu hoàn toàn bình thường từ kích cỡ đến các chức năng khác, họ đã từ chối phẫu thuật và tư vấn cho cậu bé cách chăm sóc, giữ gìn sao cho "cái đó" của cậu phát triển tốt.
Các bác sĩ nam học ở Việt Nam không tùy tiện thực hiện các ca phẫu thuật chỉnh hình dương vật. Nguyên tắc của họ là việc độn dương vật bằng giải phẫu chỉ xét đến khi các cách điều trị khác đều thất bại. Vì vậy, từ năm 1990 đến nay, Trung tâm Nam học đã tiến hành tạo hình gần 1.300 ca độn dương vật, nhưng hầy hết là do "cái đó" của bệnh nhân bị gãy, bị yếu, hoặc quá nhỏ, ảnh hưởng đến đời sống tình dục, chứ không mấy khi họ phẫu thuật "cái đó" chỉ với mục đích cho to hơn. GS Trần Quán Anh cho biết, từ trước đến nay, ông và các đồng nghiệp chỉ thực hiện 3 ca phẫu thuật loại này.
Cũng vì vậy, nhiều khi các bác sĩ Nam học Việt Nam đã trở thành bác sĩ bất đắc dĩ cho nhiều quý ông. Ông đã phải nói chuyện, trao đổi với họ rất nhiều lần để họ hiểu rằng không cần phải làm đẹp "cái đó" thì họ mới là người đàn ông mạnh mẽ.
GS Trần Quán Anh cho biết: "Ở Mỹ và Singapore, người ta dùng mỡ tự thân để độn cho to. Bản thân tôi cũng dùng các vạt mỡ để độn dương vật cho bệnh nhân to lên. Hoàn cảnh Việt Nam hiện nay quá tải nên chưa dám phát triển nhiều các phẫu thuật mang tính thẩm mỹ thực dụng này. Giá tiền cho một ca phẫu thuật này ở Mỹ hết 30.000 USD, Singapore là 2000 USD, còn ở Việt Nam, tính theo giá bao cấp thì khoảng 7 triệu đồng".
Ông cũng cảnh báo nam giới không tùy tiện đi nâng cấp "của quý" ở bất cứ đâu. Ông đã từng phải phẫu thuật, cứu một thanh niên có dương vật to bằng... chai lavie. Anh này đã đến một cơ sở thẩm mỹ bơm... silicon vào dương vật. Kết quả, "của quý" của anh to như mong muốn, nhưng sau đó, anh bị đau đớn, sưng đỏ, tiểu tiện khó khăn và phải đến bệnh viện cầu cứu. "Chúng tôi đã rất khó khăn mới cứu được chức năng đàn ông của bệnh nhân này", ông
Theo Đàn ông
Rối loạn cương? Không khó trị! Ước tính sẽ có khoảng 300 triệu người bị rối loạn cương vào năm 2025. Thực tế, căn bệnh này rất dễ điều trị. Khi "cậu nhỏ" làm ngơ Theo ghi nhận tại Khoa Nam học, Bệnh viện Bình Dân TPHCM, trong khoảng 120 người đến khoa này khám bệnh có đến 50 ca rối loạn cương (RLC). Con số này chưa phản...