Thực phẩm giàu tryptophan trị mất ngủ, đau đầu
Tryptophan là một amino axit quan trọng nhưng cơ thể lại không tự sản xuất được. Chính vì vậy, chúng thường được bổ sung thông qua thuốc hoặc thực phẩm. Để có những lợi ích cho sức khỏe từ tryptophan, bạn cần xây dựng khẩu phần ăn ít protein, giàu carbohydrate. Những thực phẩm giàu tryptophan như thịt gà, đậu nành, gà tây, cá ngừ, thịt cừu, cá hồi, tôm, cá trích…
Tiêu thụ nhiều các loại thực phẩm giàu tryptophan sẽ mang lại những lợi ích sau:
1. Chống trầm cảm
Thực phẩm có nhiều tryptophan sẽ kích thích não bộ tiết ra nhiều hooc-môn serotonin giúp chữa trị chứng trầm cảm và lo lắng. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung tryptophan dưới dạng thuốc để điều trị bệnh này. Tryptophan còn được xem là một loại thuốc chống trầm cảm vì chúng làm gia tăng mức serotonin trong máu.
2. Đảm bảo sự tăng trưởng về thể chất
Tryptophan có ích trong việc làm tăng hooc-môn phát triển trong cơ thể. Thực phẩm giàu tryptophan được khuyến khích đưa vào các khẩu phần ăn nhằm hỗ trợ sự phát triển và tăng trưởng cho trẻ em.
3. Kích thích cảm giác thèm ăn
Tryptophan mang lại cảm giác ngon miệng hơn khi ăn. Do đó, nên tăng cường các thực phẩm có lượng tryptophan cao như thịt gà, đậu nành, cá ngừ, thịt cừu, cá hồi vào thực đơn hàng ngày của trẻ để hạn chế tình trạng lo lắng, căng thẳng và tính hiếu động thái quá.
Video đang HOT
4. Điều trị mất ngủ
Loại dưỡng chất này vẫn được sử dụng để điều trị chứng mất ngủ vì chúng làm gia tăng mức hooc-môn thần kinh maletonin và các chất dẫn truyền thần kinh. Serotonin cũng rất có ích trong việc kiểm soát việc ngủ nghỉ điều độ.
5. Hạn chế tình trạng đau nửa đầu
Những thực phẩm có chứa nhiều amino axit này sẽ giúp xua tan những cơn lo âu, góp phần cải thiện phản ứng của người bệnh theo hướng lạc quan hơn. Đau nửa đầu thường xuất hiện ở những người đang bị căng thẳng quá mức hoặc phải đối mặt với những rắc rối về tâm lý. Khẩu phần ăn có nhiều thực phẩm giàu tryptophan là cách để giảm thiểu tác động của chứng đau nửa đầu một cách tự nhiên.
6. Ngăn ngừa bệnh Pellagra
Sự thiếu hụt tryptophan hay vitamin B3 có thể gây ra bệnh Pellagra. Đây là căn bệnh có nguyên nhân từ chứng lo âu, trầm cảm, mất ngủ và từ việc ăn quá mức với biểu hiện gồm viêm da, tiêu chảy, rối loạn thần kinh trung ương. Việc bổ sung đầy đủ tryptophan cho cơ thể sẽ góp phần ngăn ngừa căn bệnh này.
7. Hỗ trợ giảm cân
Serotonin sẽ giúp bạn giảm cân bằng cách chế ngự các cơn thèm ăn, giúp mang lại cảm giác no lâu và giảm bớt lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Những khẩu phần ăn kiêng có thể sẽ gây thiếu hụt tryptophan và mức serotonin cho chị em phụ nữ. Điều này lại có thể khiến bạn thèm ăn hơn. Do đó, nếu muốn ăn kiêng, bạn cần chú ý bổ sung thêm tryptophan để đạt được mục tiêu giảm cân theo mong muốn nhằm hạ thấp nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và các rắc rối có liên quan đến bệnh về tim mạch – những vấn đề luôn đi kèm với sự gia tăng quá mức của trọng lượng cơ thể.
8. Làm giảm mức cholesterol
Cơ thể cần L-tryptophan để sản xuất ra niacin, kích thích việc sản sinh ra những cholesterol “tốt” và làm giảm các cholesterol “xấu”. Thực phẩm giàu tryptophan sẽ hỗ trợ việc chuyển đổi carbohydrate thành năng lượng, duy trì sự khỏe mạnh cho hệ thống tiêu hóa, da, tóc và mắt. Hạ thấp mức cholesterol “xấu” còn giúp làm giảm nguy cơ đau tim, chứng cao huyết áp, tiểu đường và béo phì.
9. Hạn chế tác động của hội chứng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt
Hội chứng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt là một dạng của hội chứng tiền kinh nguyệt, có nguyên nhân từ những rắc rối về thể chất, tinh thần hay cảm xúc của người bệnh. Việc bổ sung L-tryptophan cho các bệnh nhân mắc phải hội chứng này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc cải thiện những triệu chứng về tâm lý và tinh thần của họ.
10. Giúp cai thuốc lá
Thực phẩm chứa nhiều tryptophan rất có ích cho những người đang muốn từ bỏ thuốc lá. Đây được xem là một trong những biện pháp hữu ích giúp cai thuốc lá tự nhiên và lành mạnh ở những người trưởng thành và cả giới thanh thiếu niên.
11. Làm giảm chứng cuồng ăn
L-tryptophan là loại amino axit hữu ích cho những bệnh nhân mắc chứng cuồng ăn vô độ. Chúng giúp sản xuất ra serotonin, loại hooc-môn giúp kiểm soát lượng thức ăn nạp vào cơ thể và góp phần điều chỉnh cảm giác thèm ăn. Những người bị bệnh háu ăn thường có mức serotonin thấp hơn so với người khỏe mạnh.
Theo PNO
Ăn uống ở tuổi xế chiều
Vào tuổi xế chiều, người ta dễ dàng nhận thấy cơ thể thay đổi rất nhanh. Xương khớp sau thời gian dài "làm việc", nay lên tiếng bằng những cơn đau khi nhặt khi khoan
Chính những cơn đau này làm cho đương sự cảm thấy "chán sống", và họ phải bỏ một khoảng thời gian khá lớn để kiểm tra tìm bệnh, điều trị. Một bệnh nữa cũng thường xuất hiện vào tuổi này là bất thường về tim mạch, huyết áp đi kèm với cơn chóng mặt, cơ thể mệt, cáu gắt. Thêm vào đó là bệnh ở hệ tiêu hóa. Do "công tác" lâu năm nên dạ dày không khỏe, men tiêu hóa không dồi dào như thời thanh xuân. Thiếu men, thức ăn "nằm ì" trong dạ dày, gây cảm giác đầy bụng. Khâu thu thập dưỡng chất không hoàn thành nhiệm vụ làm cho cơ thể suy yếu, dẫn đến giảm đề kháng, dễ nhiễm bệnh.
Khi bước qua tuổi trung niên, mục tiêu sức khỏe cần đặt ra là:
- Duy trì tối đa chức năng các cơ quan, vốn đã phải làm việc từ bao nhiêu năm nay nên giờ "cũ" và "yếu" đi.
- Hạn chế tối đa biến chứng liên quan đến bệnh mạn tính, như viêm khớp, tiểu đường, huyết áp...
Bác sĩ Đào Thị Yến Phi - Trưởng khoa Dinh dưỡng Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM hướng dẫn khẩu phần ăn của tuổi xế chiều như sau: "Giảm chất béo và ăn nhiều chất bột thô (cơm, bún, hủ tíu...). Về đạm, nên dùng thịt trắng như cá và đậu hủ nhiều hơn các loại thịt đỏ như thịt bò, hải sản. Có thể dùng thêm vi chất bổ sung".
Dưới đây là khẩu phần tham khảo:
Để tuổi "chạng vạng" khỏe mạnh, không bị bệnh tật hành hạ, cần chú ý đến dinh dưỡng. Đặc biệt, đừng để cơ thể tăng khối mỡ, nhất là mỡ vùng nội tạng. Muốn vậy, trong dinh dưỡng cần giảm chất béo và đường đơn (loại đường này được pha chế nhiều trong các loại nước ép trái cây, nước có gaz, bánh, bánh kem và một số loại thức ăn có vị ngọt béo đậm đà). Dùng chất bột chứa nhiều xơ (bột phức tạp như: cơm gạo lứt, bánh mì đen, khoai củ...). Tăng thịt trắng, giảm thịt đỏ. Tăng chất xơ từ rau, củ, quả. Cố gắng duy trì BMI trong khoảng 18,5 - 23.
Theo PNO
Bí quyết để sức khỏe dồi dào nhất Testosterone đóng một vai trò vô cùng quan trọng cho chức năng chuyển hóa ở cả nam lẫn nữ. Suy giảm testosterone sẽ ảnh hưởng đến một loạt chức năng cơ thể như giảm ham muốn tình dục, yếu cơ, tâm trạng bất ổn, giảm trí nhớ... Hàm lượng testosterone vừa "đủ xài" sẽ giúp cơ thể chống lại các bệnh thoái hóa...