Thực phẩm đại kỵ với người bị ung thư phổi
Khi mắc ung thư phổi, bên cạnh việc áp dụng các liệu pháp chữa trị, người bệnh cũng nên kiêng một số món có chứa nhiều mỡ, hải sản, khoai lang để đạt được kết quả điều trị tối ưu nhất.
Theo các chuyên gia, ung thư phổi chủ yếu do không khí ô nhiễm, người nghiện thuốc lá và chế độ dinh dưỡng không hợp lí gây nên. Việc hút thuốc lá thường xuyên không chỉ gia tăng nguy cơ mắc bệnh mà còn làm giảm lượng vitamin C khiến cho sức đề kháng yếu. Bên cạnh đó, người ăn quá nhiều thịt, chất tanh, ít rau tươi cũng là nguyên nhân gây ung thư cục bộ cho hệ hô hấp. Vậy mắc ung thư phổi cần phải kiêng những thực phẩm gì?
Không hút thuốc, không rượu bia
Theo các chuyên gia, việc hút thuốc lá sẽ là tác nhân gây suy giảm hàm lượng vitamin trong từng bộ phận. Đây là nguyên nhân khiến cho ung thư khuếch tán nhanh và làm bệnh tình nặng hơn. Không những thế, thuốc lá còn chứa các chất độc hại là nicotin tạo ra kích thích xấu với phổi cũng như khí quản. Lượng chất này làm cho niêm mạc hô hấp tăng tiết, đờm tích tụ và tăng thêm chất gây ung thư.
Việc ngửi phải khói thuốc lá cũng khiến phổi của bạn dễ bị tổn thương. Đờm không ngừng sinh ra gây ngưng tụ thậm chí khạc ra máu, khí cấp tăng dữ dội làm cho bệnh tình xấu đi, dễ tử vong.
Theo các chuyên gia y tế, thuốc lá và các thức uống có cồn như rượu, bia,… là “thủ phạm chính” gây ra bệnh ung thư phổi. Vì vậy, bệnh nhân ung thư phổi trong quá trình điều trị bệnh phải tuyệt đối không hút thuốc lá cũng như sử dụng các chất có cồn.
Video đang HOT
Bệnh nhân ung thư phổi cần hạn chế sử dụng đồ hải sản như tôm, cua cá … Do hải sản khiến cho tình trạng bệnh của bệnh nhân có biểu hiện như có đờm, đờm trắng và làm cho bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh và quá trình điều trị bệnh.
Thực phẩm nhiều dầu mỡ
Một trong những thực phẩm cấm kỵ đối với bệnh nhân ung thư phổi đó là thức ăn nhiều dầu mỡ, béo. Đặc biệt, những bệnh nhân ung thư phổi với dấu hiệu có đờm màu trắng, nếu dùng thức ăn có chứa dầu mỡ, chất béo sẽ khiến cho bệnh ngày càng nghiêm trọng và ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị bệnh.
Đồ nướng, đồ hun khói
Theo ý kiến từ các chuyên gia dinh dưỡng, những loại thực phẩm hun khói và đồ nướng ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe nói chung và việc điều trị bệnh ung thư phổi nói riêng. Chính vì vậy, đó là thực phẩm mà bệnh nhân ung thư phổi nên tránh xa.
Ngoài ra, theo các bác sỹ, tùy theo triệu chứng cũng như tình trạng bệnh ở mỗi người. Nếu xuất hiện đờm nhiều, bệnh nhân cần quan sát màu sắc cũng như độ đậm đặc của đờm để quyết định nên kiêng gì và nên bổ sung chất gì.
- Nếu đờm trắng ở dạng bọt dễ nhổ ra kèm theo lưỡi có tính trạng rêu trắng, nhầy, sợ lạnh thì nên kiêng đồ dầu mỡ. Không nên ăn những món quá bổ dưỡng: Gà béo, vịt béo, các loại tôm, cua, hải sản tanh… Đặc biệt không nên ăn lạc, đồ lạnh bởi chúng làm sản sinh đờm khiến bệnh nặng hơn.
Trong trường hợp đặc, đờm vàng, khó khach nhổ, rêu lưỡi có màu vàng nhầy thì nên ăn đồ ăn có tính thanh nhiệt. Bổ sung lê, đường phèn hầm củ cải hay hồng. Không nên ăn đồ béo ngậy, cay, các đồ hun nưỡng và đặc biệt kiêng hồ đào, lạc.
- Nếu người mắc ung thư phổi đờm có lẫn máu, khạc ra máu thì tránh ăn các đồ ăn thô ráp, không ăn đồ rán, nướng, quay, hun…
Người bệnh bị suy nhược thì nên sử dụng đồ ăn ôn hòa, giàu dinh dưỡng như: Thịt lợn nạc, thịt bò hầm suông, cháo hạt sen và ý dĩ. Ngoài ra, nếu thấy tình trạng bụng trướng đi đại tiện lỏng thì nên kiêng sữa bò, đường, dưa muối, trái cây sống lạnh hoặc dầu mỡ.
- Nếu người hư nhược cần dùng đến nhân sâm thì nên kiêng ăn cải củ và uống trà đặc. Với người phải trị xạ ung thư thì nên ăn đồ ăn thanh đạm, tươi mới, tránh dầu mỡ. Việc không chú ý kiêng kỵ trong ăn uống sẽ làm cho bệnh tình nặng hơn.
Theo Tienphong
Thực phẩm chay "hút" khách mùa lễ Vu Lan
Chỉ còn vài ngày nữa là đến ngày lễ Vu Lan báo hiếu (rằm tháng bảy), đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân trong dịp này, tại các chợ truyền thống, siêu thị, nhiều mặt hàng trái cây, hoa tươi đã được bày bán phong phú thu hút người tiêu dùng.
Cùng với đó, các mặt hàng thực phẩm chay, dịch vụ nấu cỗ chay cũng trở nên "đắt khách" hơn hẳn những ngày thường.
Phong phú, đa dạng các mặt hàng
Theo phong tục của người dân Việt Nam, ngày rằm tháng bảy là ngày rằm lớn trong năm. Để chuẩn bị cho ngày này, nhiều người dân thường làm mâm cỗ chay, cùng với hoa quả tươi để thờ cúng gia tiên. Đáp ứng nhu cầu của người dân, ngay từ những ngày đầu tháng bảy âm lịch, tại các siêu thị, chợ truyền thống trên địa bàn Hà Nội, các tiểu thương đã bày bán nhiều loại thực phẩm chay để thu hút người mua và càng đến ngày rằm, lượng người dân đi mua sắm lễ càng tăng.
Theo khảo sát của phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô tại một số chợ chợ truyền thống trên địa bàn Hà Nội cho thấy, thị trường thực phẩm chay được bán rất "chạy". Nếu như trước đây, việc tìm mua đồ ăn chay khá khó khăn, chỉ có một số ít cửa hàng bày bán thì hiện nay, nắm bắt nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng nên các quầy tạp hóa, siêu thị lớn, siêu thị mini hay các quầy thực phẩm ở chợ dân sinh... đều có đồ chay.
Thị trường đồ chay rất phong phú, với đủ các loại nem, giò, chả, thịt, cá, tôm chay... để khách hàng lựa chọn, có giá bán dao động từ vài chục ngàn đến cả mấy trăm ngàn/kg (tùy loại). Cụ thể, nem chay dao động từ 60.000 - 70.000 đồng/kg; bánh bao chay từ 3.000 - 5.000 đồng/chiếc; gà chay từ 70.000 - 100.000 đồng/con; giò nạc, giò bò, giò nấm từ 60.000 - 90.000 đồng/kg; cá, tôm chay dao động từ 100.000 - 300.000 đồng/kg...
Cúng chay, ăn chay không chỉ là nét đẹp văn hóa mang giá trị tâm linh, mà còn gieo mầm lành cho sức khỏe,phòng ngừa bệnh tật.
Theo quan sát của phóng viên, những cửa hàng bán đồ chay luôn tấp nập khách tới mua sắm. Đồ chay dịp lễ Vu Lan được bày bán với nhiều loại khá đa dạng như đồ khô, thực phẩm đóng hộp hay đông lạnh. Các mặt hàng chủ đạo thời điểm này là nấm khô, măng khô, rong biển, giò, chả chay, thịt viên và các loại gia vị.
Bà Nguyễn Thị Tâm, một tiểu thương bán đồ chay tại chợ Đồng Xuân (Hà Nội), cho biết: Hiện nay, dịch vụ bán đồ chay ngày càng trở nên phổ biến vì nhu cầu của nhiều người, nhất là những ngày mùng 1 và ngày rằm âm lịch hàng tháng, tuy nhiên được mùa nhất vẫn là dịp đại lễ Vu Lan. Nếu như trước đây, món ăn chay chỉ đơn giản là các món rau củ luộc, các món giả mặn đơn giản như giò lụa... thì nay, mâm lễ chay phong phú, đa dạng với nhiều mẫu mã và giá thành khác nhau. Không chỉ bán các mặt hàng thực phẩm chay, người bán chúng tôi còn có dịch vụ nấu cỗ chay tại nhà dành cho khách hàng bận rộn hoặc cỗ chay cho nhà chùa, một số nhà hàng nhận đặt cỗ và phục vụ tận nơi".
Dịch vụ nấu cỗ chay cũng "hút" khách
Những năm gần đây, xu hướng lựa chọn đồ chay để cúng trong những dịp lễ tết ngày càng phổ biến, do vậy, không chỉ các mặt hàng thực phẩm chay "hút" khách mà dịch vụ làm cỗ chay cũng được nhiều khách hàng lựa chọn.
Chị Nguyễn Hồng Thơm, chủ một cửa hàng bán đồ chay ở Gia Lâm, Hà Nội chia sẻ: Tôi nhận làm dịch vụ nấu cỗ chay đã nhiều năm nay, ngoài việc bán các mặt hàng thực phẩm chay ở ngoài chợ, tôi còn bán online trên mạng. Đối tượng khách hàng của tôi chủ yếu là cư dân đang sinh sống tại các khu đô thị trên địa bàn huyện Gia Lâm và lân cận nên tôi luôn đảm bảo chất lượng, giá cả. Tùy theo món khách đặt, tôi sẽ chế biến sẵn và giao hàng tận nhà. Năm nay, lượng người mua thực phẩm chay và đặt cỗ chay tăng cao hơn so với mọi năm nên cửa hàng nhà tôi luôn trong tình trạng quá tải phục vụ.
Theo chị Thơm, mặc dù đa dạng hơn mọi năm nhưng giá cả mặt hàng thực phẩm chay năm nay không có biến động nhiều so với mọi năm mà chỉ tăng nhẹ ở một số thực phẩm nhập khẩu, hoặc nguyên liệu cần chế biến cầu kỳ. Trung bình để có một mâm cỗ chay tươm tất khách hàng cần chi từ 500.000 - 800.000 đồng.
Ngoài việc lựa chọn mua các loại thực phẩm chay về nhà chế biến hay đặt sẵn cỗ chay thì vào những ngày này, các quán ăn chay cũng trở nên đông đúc hơn ngày thường. Theo chủ một quán chay tại quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), bình thường khách chỉ tới ăn chay nhiều vào ngày mồng 1 và ngày rằm nhưng trong tháng Vu Lan, lượng khách đều đặn từ đầu tháng trở lại đây, tính ra tăng tới 3 - 4 lần so với những tháng khác. Các suất chay có giá cả khá ổn định, trung bình từ 35.000 - 70.000 đồng/suất, ngoài ra nhiều nhà hàng còn có tiệc buffet chay, trung bình từ 100.000 - 200.000/người.
Cúng chay, ăn chay không chỉ là nét đẹp văn hóa mang giá trị tâm linh, mà ăn chay, theo quan điểm nhà Phật, còn gieo mầm lành cho sức khỏe, giúp cơ thể tránh nhiều độc tố từ việc ăn mặn và phòng ngừa bệnh tật. Bởi vậy ngày nay, nhiều càng có nhiều người dân lựa chọn cơm chay làm lễ dâng cúng tổ tiên, nhất là vào các dịp lễ tết.
Theo Tuổi trẻ thủ đô
Bật mí bí quyết nấu các món chay ngon, hấp dẫn cho ngày Rằm tháng 7 Nấu món chay không khó. Tuy nhiên, để nấu được món chay ngon mà vẫn giữ được chất dinh dưỡng có trong thực phẩm thì không phải ai cũng biết. Chế biến món chay không khó như bạn nghĩ - Ảnh: Minh họa - Chọn nguyên liệu Dù là chế biến món ăn bình thường hay món chay đi chăng nữa thì các...