Thực phẩm chữa rối loạn tiền đình ‘tốt gấp tỷ lần’ thuốc
Rối loạn tiền đình là bệnh phổ biến, thường gặp ở những người lao động trí óc, người dùng quá nhiều chất kích thích như: cà phê, thuốc lá…Người bị rối loạn tiền đình cần phải có chế độ dinh dưỡng thích hợp để điều trị bệnh hiệu quả.
Ảnh minh hoạ: Internet
Rối loạn tiền đình là một hội chứng gây nên bởi các tổn thương từ hệ thần kinh, tai, mắt, tim mạch. Người bị rối loạn tiền đình thường đau đầu, căng thẳng do thiếu máu não, có nguy cơ bị đột qụy cao. Do đó người bị rối loạn tiền đình cần phải có chế độ dinh dưỡng thích hợp để điều trị bệnh hiệu quả.
Nên ăn gì?
Bổ sung các loại vitamin là rất cần thiết đối với người bị rối loạn tiền đình. Chúng sẽ góp phần tăng cường sức khỏe cho hệ thống tiền đình của người bệnh. Sau đây là một số vitamin thích hợp cho người bị rối loạn tiền đình.
Vitamin B6 có vai trò hỗ trợ hệ thống thần kinh khỏe mạnh. Thiếu vitamin B6 sẽ ảnh hưởng tới hệ điều hành tiền đình, gây ra các triệu chứng chóng mặt, buồn nôn. Đây cũng là một trong những triệu chứng của người bị rối loạn tiền đình. Vì vậy người bệnh cần bổ sung loại vitamin này để khắc phục tình trạng kể trên.
Những thực phẩm chứa nhiều vitamin B6:
- Thịt gà bỏ da, cá,…
- Các loại trái cây như cam, táo, chuối, đu đủ, bơ, quả óc chó, quả hạnh nhân,…
- Ngũ cốc, khoai tây, khoai lang, các loại đậu, hạt, cà chua, bí ngô, rau bina,…
Rau màu xanh đậm: Bông cải xanh, măng tây, đậu bắp, súp lơ,…tốt cho người bị rối loạn tiền đình. Ảnh minh hoạ: Internet
Vitamin C
Bổ sung đầy đủ vitamin C là cách để giảm bớt các triệu chứng đau đầu, chóng mặt do rối loạn tiền đình gây nên. Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng, 600mg vitamin C mỗi ngày, kết hợp với các hợp chất khác trong 8 tuần giúp kiểm soát bệnh rối loạn tiền đình.
Những thực phẩm chứa nhiều vitamin C:
Vitamin C có nhiều trong rau và trái cây như quả có múi (cam, chanh, bưởi,…), kiwi, dứa, súp lơ xanh, dâu tây, đu đủ, cà chua, rau cải xoăn, ớt đỏ, ổi…
Vitamin D
Video đang HOT
Vitamin D giúp khắc phục xơ cứng tai – một triệu chứng thường gặp ở người bị rối loạn tiền đình. Vì vậy mà bổ sung đủ lượng vitamin D cần thiết rất quan trọng đối với người bệnh. Chất dinh dưỡng này sẽ hỗ trợ rất tốt trong quá trình điều trị bệnh.
Những thực phẩm chứa nhiều vitamin D:
- Cá, trứng, sữa.
- Các loại ngũ cốc.
- Các chế phẩm từ đậu nành (đậu phụ, sữa đậu nành,…).
- Nước cam ép, nấm,…
Để có thể giúp điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả, bệnh nhân có thể tập thêm yoga và một số môn thể dục nhẹ khác để có thể cải thiện tình trạng rối loạn tiền đình. Đồng thời cần đi khám để xác định đúng bệnh và có chỉ định điều trị từ bác sĩ chuyên khoa. Ảnh minh hoạ: Internet
Folate
Acid folic giúp giảm bớt các vấn đề về cân bằng ở người lớn tuổi do có tác dụng sửa chữa những khiếm khuyết trong hệ thuốc tiền đình.
Những thực phẩm chứa nhiều folate:
- Rau màu xanh đậm: Bông cải xanh, măng tây, đậu bắp, súp lơ,…
- Các loại hạt: Hạt hướng dương, hạt hạnh nhân, đậu phộng,…
- Các loại đậu: Đậu lăng, đậu đen, đậu xanh,…
- Trái cây họ cam, quýt.
Ngoài ra, người bị rối loạn tiền đình nên ăn nhạt, tránh các thực phẩm nhiều đường và muối.
Theo kinh nghiệm điều trị của Đông y, các bài thuốc sau cũng có tác dụng cho việc điều trị rối loạn tiền đình:
- Nấm mộc nhĩ trắng (15-20g) nấu canh với thịt heo nạc (50g) và một quả táo đỏ, ăn lúc đói.
- Trà xanh hoặc đen (5g) nấu với vỏ quýt (10 g) cùng với 1/2 lít nước, đun sôi 5-10 phút. Dùng uống sau bữa ăn.
- Gừng khô nướng sơ (6-8g), cam thảo tẩm mật nướng (4g), sắc với 750 ml nước cho đến lúc còn 300 ml, chia hai lần uống trước bữa ăn.
- Xác ve sầu (30g) tán thành bột mịn. Ngày uống hai lần sau khi ăn cơm, mỗi lần uống 2-3g với nước pha ít rượu.
Bổ sung đầy đủ vitamin C là cách để giảm bớt các triệu chứng đau đầu, chóng mặt do rối loạn tiền đình gây nên. Ảnh minh hoạ: Internet
- Hoa cúc trắng (6-8g) tán bột ngâm với nước sôi 5-10 phút, uống sau bữa ăn.
Ngoài ra để có thể giúp điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả, bệnh nhân có thể tập thêm yoga và một số môn thể dục nhẹ khác để có thể cải thiện tình trạng rối loạn tiền đình. Đồng thời cần đi khám để xác định đúng bệnh và có chỉ định điều trị từ bác sĩ chuyên khoa.
Bác sĩ sẽ căn cứ vào từng nguyên nhân gây bệnh để có phương pháp trị bệnh thích hợp. Nguyên tắc chữa bệnh sẽ phải tuân thủ khí hư thì phải bổ khí; huyết hư thì phải bổ huyết; khí huyết đều hư thì phải bổ cả khí lẫn huyết; do tính chí tổn thương thì người bệnh phải chú ý giữ tinh thần thanh thản, tránh quá buồn phiền, tức giận, lo nghĩ, sợ hãi…
Nếu kiên trì áp dụng các món ăn trên trong thực đơn hàng ngày sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng rối loạn tiền đình.
HOÀ THUẬN (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Dinh dưỡng cần bổ sung cho người bị rối loạn tiền đình
Để tránh bị rối loạn tiền đình, mỗi người nên tạo cho mình thói quen sinh hoạt khoa học, chế độ ăn uống hợp lý, thường xuyên vận động, rèn luyện cơ thể sẽ là phương pháp phòng tránh hội chứng rối loạn tiền đình hiệu quả nhất.
Mất ngủ, stress là những nguyên nhân chủ yếu gây nên rối loạn tiền đình. Stress khiến cơ thể sản sinh ra lượng lớn hoocmon Cortisol gây ra một loạt các bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, thần kinh, tim mạch.
Môi trường sống bị ô nhiếm: ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm không khí kết hợp với thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh, cơ thể bị nhiễm độc hóa chất còn sót lại trong thực phẩm, trong rượu bia và chất kích thích cũng tạo thành điều kiện hình thành bệnh rối loạn tiền đình.
Dân văn phòng, ngồi lâu trước màn hình vi tính, những người lao động trí óc, người bị áp lực công việc lớn, phụ nữ tiền mãn kinh và sau sinh, huyết áp thấp là những đối tượng có nguy cơ cao mắc rối loạn tiền đình
Dân văn phòng có nguy cơ bị rối loạn tiền đình cao
Những dinh dưỡng cần bổ sung cho người bị rối loạn tiền đình:
Tăng lượng axit folic
Khi hàm lượng axit folic trong máu xuống thấp dẫn đến hàm lượng homocystein trong cơ thể tăng cao là nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn tiền đình. Vậy nên, việc bổ sung nhiều loại thực phẩm có chứa axit folic là điều hết sức cần thiết. Theo các nhà nghiên cứu, người bệnh nên đảm bảo cung cấp cho cơ thể 400 microgram axit folic mỗi ngày.
1 chén măng tây luộc cung cấp 252 mcg axit folic
Các loại thực phẩm giàu axit folic nhất là cam, quả bơ, măng tây, rau bina, bông cải xanh, lòng đỏ trứng gà, đậu tương, khoai tây, ngũ cốc, đậu bắp, trái cây họ cam quýt, các loại hạt, rau lá xanh đậm.
Rau xanh
Trong chế độ dinh dưỡng, rau xanh nhiều chất xơ và magie rất tốt cho cơ thể phát triển khỏe mạnh, thích hợp cho người mắc chứng rối loạn tiền đình.
Bổ sung vitamin
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, vitamin B6 có khả năng khắc phục chứng chóng mặt, một điều kiện cân bằng, ảnh hưởng đến hệ thống tiền đình. Vitamin này có thể tìm thấy trong thịt gia cầm và hải sản; rau củ như: rau cải mâm xôi, ớt chuông đỏ, đậu Hà Lan, bông cải xanh, măng tây, khoai tây nướng nguyên vỏ và rau củ cải; chuối, các loại hạt và ngũ cốc; cám và gạo nguyên cám; gan động vật (với khẩu phần vừa phải, không nên ăn quá nhiều); mật đường và siro mía cỏ.
Vitamin C trong chế độ ăn uống chính là chìa khó giúp giảm chứng đau đầu do hội chứng rối loạn tiền đình gây ra. Có thể bổ sung lượng vitamin này qua các loại quả như: cam, quýt, chanh, bưởi, ổi, đu đủ, xoài, dâu tây, ớt bột, ớt chuông, súp lơ, bông cải xanh và thảo mộc khô như húng tây, rau mùi khô, húng quế khô, cây hương thảo và rau mùi tây.
Thảo mộc khô rất giàu vitamin C, A, B, magiê, acid folic, canxi và kali
Vitamin D có thể giúp bạn giảm bớt tình trạng xơ cứng tai gây ra bởi bệnh lí rối loạn tiền đình. Bổ sung vitamin D vào chế độ dinh dưỡng qua những loại thực phẩm quen thuộc như: trứng, cá, tôm, dầu gan cá tuyết, nấm, sữa tươi nguyên kem, sản phẩm từ đậu, hàu, yến mạch.
Một số thực phẩm cần tránh
- Hạn chế đường và muối
- Giảm thiểu tối đa các thực phẩm giàu chất béo không lành mạnh, các loại mỡ động vật.
- Không nên ăn tối muộn với thức ăn có chứa nhiều đạm bởi sẽ rất khó tiêu hóa, làm cho cholesterol đọng lại trên thành động mạch và gây xơ vữa động mạch.
- Không nên ăn nhiều các loại thịt đỏ.
- Không nên uống nước có ga, rượu bia, đồ uống kích thích.
Hà Ly
Theo petrotimes.vn
Chuối là "siêu" trái cây, "thần dược" cho sức khỏe nhưng những người này nên hạn chế ăn Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông Y Hà Nội khuyến cáo những người mắc bệnh sau không nên ăn nhiều chuối. Trong chuối chứa nhiều chất kali, chất xơ, magiê, vitamin B6 và vitamin C cực kỳ tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, những người mắc các bệnh sau không nên ăn chuối. Người bị đau dạ dày Với những người có...