Thực phẩm cần bỏ đi ngay nếu như xuất hiện 9 dấu hiệu này
Ngộ độc thực phẩm thường xảy ra vào mùa hè do thời tiết nóng bức và thói quen bảo quản thực phẩm không đúng cách. Nếu như bạn quan sát thấy những dấu hiệu này thì thực phẩm cần bỏ đi ngay lập tức!
Thực phẩm ôi thiu là chủ yếu là do bảo quản không đúng cách, bị các vi sinh vật phá huỷ kết cấu gây thối rữa, bốc mùi,..và không ăn được nữa.
Ngộ độc thực phẩm do ăn phải thực phẩm ôi thiu, quá hạn cũng là tình trạng xảy ra phổ biến. Vì vậy mà việc nhận biết dấu hiệu thực phẩm cần bỏ đi và không thể sử dụng nữa cũng đóng vai trò quan trọng để có một cơ thể và hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.
Dưới đây là dấu hiệu nhận biết thực phẩm cần bỏ đi ngay đối với các loại củ quả, thức ăn phổ biến:
1. Đối với trứng
Khi trứng ở được thả trong một cốc nước đầy mà bị nổi lên và ở trạng thái nằm ngang thì quả trứng đó đã “quá hạn sử dụng”, kể cả khi nó được bảo quản trong tủ lạnh. Và, ngược lại, nếu như quả trứng chìm xuống dưới đáy của cốc nước thì có nghĩa là quả trứng này vẫn còn tươi và vẫn sử dụng để chế biến được.
Trứng nổi trên nước chứng tỏ đã để lâu và hết hạn sử dụng (Ảnh: Internet)
Các nhà khoa học cho biết, một quả trứng thường có thời hạn bảo quản trong tủ lạnh tối đa là 3 tuần. Nếu bạn ăn một quả trứng hỏng, bạn sẽ thấy nó không có mùi thơm sau khi được chế biến chín và ngay cả khi nó còn sống. Tốt nhất là bạn không nên ăn nếu như không muốn hệ tiêu hoá gặp vấn đề rắc rối.
2. Đối với khoai tây
Nhiều người nghĩ chỉ khoai tây mọc mầm mới cần lăn tăn có nên ăn hay không, tuy nhiên khi khoai tây có vỏ bị ngả sang màu xanh thì củ khoai cũng đã bị hỏng rồi.
Khoai tây có vỏ xanh là do chất độc solanine tích tụ lại (Ảnh: Internet)
Màu xanh nổi lên trênn lớp vỏ khoai tây thực tế là chất độc solanine đang hình thành trong củ khoai tây. Nếu hấp thụ chất độc này vào cơ thể bạn có thể bị ngộ độc thậm chí là bị tê liệt nếu hấp thụ nhiều.
3. Thực phẩm cần bỏ đi nếu bị nổi nấm mốc đen, trắng
Một khi bề mặt thực phẩm bị nổi nấm mốc, các đốm đen, trắng thì có nghĩa là đồ ăn đã bị hỏng rồi. Theo nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Mỹ (U.S. DEPARTMENT OF AGRICULTURE) thì nấm mốc nếu ăn phải có thể gây ra các bệnh dị ứng hay các vấn đề về đường hô hấp.
Nấm mốc, đốm đen, trắng mọc trên thực phẩm bị hỏng (Ảnh: Internet)
Những bào tử nấm nhỏ màu đen, trắng,… sẽ xuất hiện và lây lan tràn ra khắp bề mặt của thực phẩm. Những loại đồ ăn dễ xuất hiện nấm mốc thường là bánh mì, các loại trái cây, phô mai,…
Video đang HOT
4. Đồ ăn bị biến đổi màu sắc
Những món ăn thừa sau bữa ăn và được lưu trữ lại trong thời gian dài kể cả bạn có để trong ngăn đá tủ lạnh thì vẫn có nguy cơ bị vi khuẩn xâm nhập, chúng sinh sôi, phát triển và bị thay đổi màu sắc so với màu sắc bình thường khi chưa hỏng ( theo Insider).
Bánh mì bị biến đổi màu sắc cần bỏ đi không nên ăn (Ảnh: Internet)
5. Đồ ăn bị nổi bong bóng
Một món đồ được lấy ra từ tủ lạnh và bị nổi bong bóng thì bạn cần bỏ đi ngay vì đây là một biểu hiện sự phát triển của các vi khuẩn.
Nổi bong bóng là dấu hiệu thực phẩm cần bỏ đi (Ảnh: Internet)
6. Thực phẩm bị mềm nhũn
Ngoài quan sát bằng mắt thì kiểm tra kết cấu của thức ăn, đặc biệt là các loại trái cây và rau củ quả cũng giúp bạn nhận định xem chúng đã bị hỏng hay chưa.
Trái cây bị nhũn chứng tỏ đã bị hỏng (Ảnh: Internet)
Nếu như chúng bị mềm nhũn và đã thối rữa bên trong thì có nghĩa là đồ ăn đã bị hỏng.
7. Đồ ăn bị ướt
Mặc dù đã đóng gói và bảo quản cận thận nhưng nếu bạn đóng hộp khi đồ ăn còn chưa nguội sẽ nhanh chóng tạo ra hơi nước cũng như độ ẩm – điều này khiến đồ ăn của bạn dễ bốc mùi hơn. Biểu hiện của điều này chính là đồ ăn bị trơn bóng, đọng nước và ướt khi chạm vào.
Nếu thực phẩm bị ướt ở bề mặt thì chớ nên ăn (Ảnh: Internet)
8. Đồ ăn bị bốc mùi
Một khi thức ăn của bạn đã bị bốc mùi chua, hôi, hăng khó chịu thì dấu hiệu thức ăn cần bỏ đi này chứng tỏ bạn đều không thể ăn nó.
Khi thực phẩm có mùi hôi, hăng khó chịu nghĩa là đã không ăn được nữa (Ảnh: Internet)
Kể cả khi bạn đã bảo quản nó trong tủ lạnh nhưng đồ ăn cũng chỉ có một hạn sử dụng nhất định mà thôi.
9. Đồ hộp xuất hiện vết lõm, nứt
Một trong những cách nhận biết đồ đóng hộp đã bị hỏng chưa chính là quan sát vỏ hộp xem có xuất hiện vết lõm, nứt hay bị méo vỡ gì không.
Vết lõm, nứt trên vỏ hộp tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập (Ảnh: Internet)
Tất cả các vết nứt, vỡ hay móp lại sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi sinh vật xâm nhập và phát triển gây hỏng. Tuyệt đối không được ăn thực phẩm đóng hộp nếu nắp bị hỏng hoặc không được đóng đúng cách.
5 lời khuyên hữu ích giúp bảo vệ hệ tiêu hoá trong mùa nóng
Mùa nắng nóng nguy cơ mắc các bệnh rối loạn tiêu hoá, ngộ độc thực phẩm, khó tiêu, đầy bụng,... cũng tăng lên. Dưới đây là 5 lời khuyên giúp bảo vệ hệ tiêu hoá mà bạn cần nhớ để có một mùa hè khoẻ mạnh.
Thời tiết nắng nóng, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật phát triển. Chỉ cần một sơ suất nhỏ trong bảo quản thực phẩm hay vệ sinh ăn uống không sạch sẽ là bạn đã góp phần khiến hệ tiêu hoá ngày một tồi tệ hơn. Bảo vệ hệ tiêu hoá đúng cách trong mùa nóng bao gồm vệ sinh trong ăn uống, nấu nướng và có chế độ ăn hợp lý.
1. Bảo quản thực phẩm đúng cách
Các nhà khoa học cho biết, ngoại trừ ngăn đá của lạnh không có điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển thì các ngăn khác như ngăn mát, ngăn bảo quản của tủ lạnh cũng chỉ giúp hạn chế phần nào sự phát triển của các vi sinh vật này, đặc biệt nếu bạn không bảo quản đúng cách.
Vậy bảo quản thực phẩm như thế nào là đúng cách để góp phần bảo vệ hệ tiêu hoá trong những ngày nắng nóng?
- Không nên để quá nhiều đồ ăn, thực phẩm trong tủ lạnh vì điều này có thể cản trở việc không khí lưu thông trong tủ dẫn tới việc ngăn chặn vi sinh vật phát triển không hiệu quả
Không nên bảo quản, dự trữ quá nhiều đồ ăn trong tủ lạnh (Ảnh: Internet)
- Nhiệt độ tủ lạnh nên để ở mức nhiệt trung bình
- Không bảo quản chung chỗ giữa đồ ăn chính và đồ ăn sống, tránh cho việc vi khuẩn lây lan chéo gây bệnh tiêu hoá
- Một nguyên tắc bảo quản thực phẩm để bảo vệ hệ tiêu hoá mùa hè chính là chỉ bảo quản thực phẩm "đã để nguội" vào tủ lạnh
- Các thực phẩm để bảo quản trong tủ cần được sơ chế sạch sẽ, dùng hộp kín, túi kín,...
2. Hạn chế thức uống giải nhiệt "tức thời"
Các loại đồ uống có tác dụng giải khát, giải nhiệt tức thời chẳng hạn như nước đá lạnh, nước đá bào,... không nên uống quá nhiều, đặc biệt là khi bạn vừa ở ngoài trời nắng về hoặc hoạt động nhiều giờ giữa thời tiết nhiệt độ cao.
Một cốc sinh tố đá bào chỉ có tác dụng giải nhiệt tức thời (Ảnh: Internet)
Nguyên nhân là do việc uống các loại đồ uống này mặc dù cho bạn cảm giác sảng khoái lúc đầu nhưng lại khiến bạn có nguy cơ bị viêm họng và thậm chí là sốc nhiệt do sự chênh lệch nhiệt độ cơ thể và nhiệt từ đồ uống mà bạn hấp thụ vào. Điều này cũng cần lưu ý với những người có sức đề kháng kém.
Các chuyên gia đều thống nhất khuyên rằng bạn nên uống nước thường trước và sau đó có thể bỏ thêm từ 1 - 2 viên đá vào nếu cần mát hơn. Còn vào buổi tối bạn nên uống một cốc nước ấm trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy để bảo vệ hệ tiêu hoá được tốt hơn.
3. Bảo vệ hệ tiêu hoá bằng cách tránh xa đồ ăn đường phố
Những món ăn, đồ ăn vặt đường phố được coi là những "sát thủ thầm lặng" đối với hệ tiêu hoá, đặc biệt là trong mùa nắng nóng. Để bảo vệ hệ tiêu hoá được khỏe mạnh bạn cần tránh xa khỏi những món ăn không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo vệ sinh,.. do những món ăn này có thể chứa những chất nguy hại, thậm chí là nấm mốc hay nhiễm bụi bẩn, khói bụi từ đường phố gây bệnh.
Những món ăn đường phố có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khoẻ (Ảnh: Internet)
Mùa hè là mùa phổ biến xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm, trong đó phần lớn là tới từ những thói quen ăn uống không hợp vệ sinh.
4. Nhận biết các loại thực phẩm khó tiêu
Nếu như bạn có một hệ tiêu hoá không được khoẻ mạnh cho lắm thì bạn cần phải học cách nhận biết danh sách những thực phẩm có thể gây ra chứng khó tiêu, đầy bụng chẳng hạn như chocolate, bánh kẹo hay đồ chiên xào,.. có chứa sữa.
Cần đặc biệt chú ý tới các chế phẩm từ sữa trong mùa hè (Ảnh: Internet)
Sữa trong đường tự nhiên lactose có thể gây ra hiện tượng chướng bụng, đầy hơi, ăn không tiêu ở nhiều người. Đặc biệt thực phẩm chiên rán lại có chứa một lượng lớn chất béo nên rất dễ gây ra rối loạn cho hệ tiêu hoá.
Để hỗ trợ và bảo vệ đường tiêu hoá bạn nên ưu tiên bổ sung thêm các loại đồ uống, sữa uống có chứa men lợi khuẩn, tốt cho sức khoẻ và chống lại các bệnh đường ruột hiệu quả, nhất là đối với trẻ em và những người có hệ tiêu hoá kém.
6. Ăn chín uống sôi, hợp vệ sinh
Một nguyên tắc cuối cùng cần nhớ để bảo vệ hệ tiêu hoá trong mùa hè chính là "Ăn chín, uống sôi". Những thực phẩm tái, sống rất dễ mang vi khuẩn có hại xâm nhập gây bệnh đường tiêu hoá như tiêu chảy, viêm nhiễm đường ruột, nôn mửa, ngộ độc thực phẩm,...
Do vậy cần ưu tiên ăn chín uống sôi để đảm bảo sức khoẻ.
4 thói quen xấu gây tiêu chảy ở trẻ trong mùa nóng Ngoài chứng biếng ăn thì tiêu chảy ở trẻ trong mùa nóng cũng khiến cha mẹ cảm thấy "đau đầu". Nguyên nhân gây ra tiêu chảy ở trẻ mùa hè thường do những thói quen mà phụ huynh ít ngờ tới. Bước vào mùa nắng nóng, tỷ lệ trẻ em bị tiêu chảy tăng lên đột biến. Nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ...