Thực phẩm bình dân giúp kiểm soát huyết áp cao
Theo Boldsky, ăn yến mạch, chuối hay rau cải bó xôi là những thực phẩm giúp bạn kiểm soát huyết áp cao mà không gây căng thẳng về tài chính.
Loại thực phẩm dễ tìm
Dưới đây là những thực phẩm có giá bình dân và dễ kiếm ở chợ hay siêu thị.
Yến mạch: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chúng ta hãy bắt đầu ngày mới với một bát yến mạch và nó được coi một bữa sáng tốt cho tim mạch mà là lại tiết kiệm.
Chuối: Đó là loại trái cây phổ biến và rẻ. Nó chứa nhiều kali, có thể giúp điều chỉnh huyết áp.
Rau bina (cải bó xôi): Các loại rau lá xanh như rau bina không chỉ có giá cả phải chăng mà còn giàu vitamin, khoáng chất, kali và magie. Nó không chỉ giúp điều chỉnh huyết áp mà còn rất lợi cho sức khỏe.
Kiểm soát huyết áp cao như thế nào?
Một số thực phẩm rẻ tiền giúp kiểm soát huyết áp cao. Ảnh: Boldsky.
Yến mạch được biết đến rất giàu chất xơ, có thể giúp giảm huyết áp theo thời gian.
Video đang HOT
Chuối: Kali trong chuối giúp cân bằng nồng độ natri. Đó là yếu tố quan trọng trong việc điều hòa huyết áp.
Rau bina: Sự kết hợp của kali và magie trong rau bina có tác dụng làm thư giãn thành mạch máu, giảm áp lực và giúp giảm huyết áp.
Chính vì vậy, chúng ta nên thêm nó vào khẩu phần ăn hàng ngày để đạt được sức khỏe tốt nhất. Bạn có thể ăn yến mạch thay thế bữa sáng của mình. Thậm chí, thêm trái cây và các loại hạt để tăng thêm hương vị.
Chuối: Ăn một quả chuối coi như một món ăn nhẹ hoặc thêm lát chuối vào ngũ cốc buổi sáng của bạn.
Rau bina: Sử dụng rau bina trong món xào, súp hoặc làm món ăn phụ trong các bữa ăn của bạn.
Ngoài thực phẩm trên thì tỏi, đậu hay dưa hấu cũng có thể giúp kiểm soát huyết áp cao. Ảnh: Boldsky.
Ngoài các thực phẩm trên, chúng ta cũng có thể tiêu thụ một số loại khác. Đậu là nguồn cung cấp chất xơ và protein. Đó cũng là một loại thực phẩm rẻ tiền, hoàn hảo để kiểm soát chứng tăng huyết áp.
Tỏi là loại thực phẩm quen thuộc trong nhà bếp này có thể giúp thư giãn mạch máu và giảm huyết áp.
Dưa hấu là loại quả không chỉ là món ăn giải nhiệt mùa hè; nó cũng chứa citrulline, có thể góp phần làm giảm huyết áp.
Kiểm soát huyết áp cao với những thực phẩm phù hợp túi tiền này và việc lập kế hoạch bữa ăn thông minh, bạn có thể kiểm soát huyết áp của mình một cách dễ dàng.
Làm gì để sử dụng thuốc trị tăng huyết áp an toàn?
Thuốc có hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp cao. Người bệnh cần dùng thuốc đều đặn, hằng ngày.
Dưới đây là những lưu ý khi sử dụng thuốc trị tăng huyết áp.
1. Huyết áp cao là gì?
Huyết áp cao được coi là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng bệnh tim mạch. Giảm huyết áp làm giảm nguy cơ tim mạch. Kiểm soát huyết áp có thể ngăn ngừa các biến chứng ở bệnh nhân suy tim, tiểu đường, bệnh mạch vành, đột quỵ và các bệnh tim mạch khác.
Cao huyết áp không được điều trị là nguyên nhân hàng đầu gây đau tim và đột quỵ.
Huyết áp được thể hiện bằng hai con số: Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Chỉ số huyết áp lý tưởng sẽ là 120/80 (tương ứng)
Nếu huyết áp trên 120/80 nhưng dưới 140/90 được coi là tiền tăng huyết áp.Nếu huyết áp từ 140/90 trở lên được coi là tăng huyết áp.
Mục tiêu của điều trị huyết áp cao là kiểm soát huyết áp một cách tối ưu và giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong liên quan đến tim mạch và thận. Vì vậy, nhiều bệnh nhân cần sử dụng thuốc và việc lựa chọn nhóm thuốc phù hợp là rất quan trọng để đạt hiệu quả điều trị với ít tác dụng phụ hơn.
Một số loại thuốc thường được kê đơn bao gồm: Thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta, thuốc ức chế men chuyển (thuốc ức chế ACE), thuốc chẹn thụ thể Angiotensin II (ARB), thuốc chẹn canxi...
Kiểm soát huyết áp không phải lúc nào cũng đạt được chỉ với một loại thuốc duy nhất, nhiều bệnh nhân cần phải điều trị kết hợp với hai hoặc nhiều loại thuốc.
2. Tác dụng phụ của thuốc trị tăng huyết áp
Mỗi loại thuốc đều có thể có những tác dụng phụ, cần theo dõi những tác dụng phụ này và báo cáo cho bác sĩ. Các tác dụng phụ của thuốc điều trị huyết áp cao sẽ giảm dần theo thời gian.
Một số tác dụng phụ phổ biến nhất của thuốc huyết áp cao bao gồm:
Phát ban da Buồn nôn Chóng mặt hoặc choáng váng Ho khan Tiêu chảy hoặc táo bón Cảm thấy mệt mỏi như không còn năng lượng Đau đầu
Trong quá trình dùng thuốc, nếu gặp các tác dụng phụ, cần thông báo với bác sĩ điều trị. Trong một số trường hợp, thay đổi liều lượng hoặc thời gian trong ngày dùng thuốc có thể giúp hạn chế các tác dụng phụ này.
Bệnh nhân cao huyết áp đều được khuyến nghị điều chỉnh lối sống khi điều trị ban đầu, bao gồm giảm cân, chế độ ăn lành mạnh, ít natri, hạn chế uống rượu và tăng cường hoạt động thể chất.
3. Giữ an toàn khi sử dụng thuốc huyết áp
Dưới đây là những hướng dẫn giúp người bệnh sử dụng thuốc an toàn, đảm bảo hiệu quả điều trị của thuốc:
Uống thuốc theo chỉ dẫn trên nhãn, hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ. Uống thuốc đều đặn vào cùng một thời điểm mỗi ngày để việc uống thuốc trở thành thói quen. Nhớ tên và liều lượng của các loại thuốc đang dùng. Không tự ý ngừng dùng thuốc hoặc thay đổi liều lượng mà không được sự giám sát của bác sĩ. Cần thông báo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc, vitamin, khoáng chất và các sản phẩm thực phẩm chức năng hay chất bổ sung khác đang sử dụng. Một số thực phẩm chức năng và thảo dược có thể làm tăng hoặc giảm hiệu quả của thuốc huyết áp. Để tránh những loại tương tác này, tốt nhất chỉ nên dùng thực phẩm chức năng và thảo dược nếu thực sự cần thiết và sau khi thảo luận với bác sĩ. Khi cần dùng thuốc không kê đơn (OTC), như aspirin, thuốc dị ứng hoặc thuốc cảm cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Một số loại thuốc OTC không an toàn cho những người bị huyết áp cao. Tránh uống rượu khi đang dùng thuốc. Không bao giờ dùng thuốc theo mách bảo của người khác hoặc dùng chung thuốc với người khác. Thông báo cho bác sĩ nếu đang mang thai, có ý định mang thai hoặc đang cho con bú. Giống như tất cả các loại thuốc, một số người có thể bị dị ứng với thuốc tăng huyết áp. Nếu phát ban, khó thở hoặc khó nuốt sau khi dùng thuốc, cần đi khám ngay lập tức.
Cuối cùng, điều trị huyết áp cao cần thời gian và sự kiên nhẫn. Điều quan trọng là cần tái khám định kỳ theo lịch hẹn với bác sĩ và tuân thủ theo liệu trình điều trị bác sĩ đã chỉ định.
Sưng phù chân khi ngủ dậy có thể cảnh báo bệnh tim Khi thức dậy vào buổi sáng, có một dấu hiệu cảnh báo mà bạn không nên bỏ qua: Đó là mắt cá chân bị sưng phù. Bệnh tim thường phát triển theo thời gian và có thể có các dấu hiệu hoặc triệu chứng sớm trước khi bệnh trở nên nghiêm trọng. Một trong những dấu hiệu của bệnh tim là sưng phù...