Thực phẩm biến đổi gien: Ăn mà không biết!
Dù chưa được ghi trên bao bì nhưng thực tế nhiều loại thực phẩm người tiêu dùng Việt Nam đang sử dụng đã chứa nguyên liệu từ cây trồng biến đổi gien
PGS-TS Ngô Thị Xuyên, nguyên giảng viên Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội, cho biết bản thân bà đã nghiên cứu về cây trồng biến đổi gien từ những năm 80 của thế kỷ trước. Bà cũng đã trực tiếp chuyển gien nhiều cây trồng, nổi bật như cà chua chín ở trên cây 6 tháng vẫn không rụng, không hư, vẫn đỏ đẹp. “Có chứng kiến sự sinh trưởng của những loại cây trồng này mới thấy đây quả là một thành tựu của loài người” – bà Xuyên nhận xét.
Đã ăn từ lâu
Theo PGS-TS Ngô Thị Xuyên, hiện thực phẩm biến đổi gien đã có mặt trên các kệ hàng và người Việt Nam đã ăn rất nhiều nhưng không nhận ra. “Ngay bản thân tôi là người rất thích ăn bắp, thấy có bắp mềm, dẻo, cứng đủ cả nhưng tôi không thể biết loại nào là biến đổi gien” – bà Xuyên nói.
Năm 2010, Trung tâm Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 đã công bố rộng rãi nghiên cứu khảo sát nông sản nguyên liệu và một số sản phẩm chế biến lưu hành tại TP HCM với kết quả đáng giật mình: 111/323 (chiếm gần 34,4%) dương tính với promoter 35S hoặc terminator nos – một dạng biến đổi gien. Trong 111 mẫu nói trên, có 45 mẫu bắp, 29 mẫu đậu nành, 15 mẫu khoai tây, 10 mẫu cà chua… Từ đó, trung tâm này kiến nghị cần phải ghi nhãn công bố về thành phần biến đổi gien cho người tiêu dùng lựa chọn.
Nông dân thu hoạch bắp biến đổi gien tại Đồng Nai Ảnh: TRẦN KHẢI
Video đang HOT
Đến năm 2012, Luật An toàn thực phẩm ra đời có quy định thực phẩm đóng gói sẵn có thành phần biến đổi gien trên 5% phải được công bố trên nhãn. Tuy nhiên, đến nay, khảo sát trên thị trường hầu như chưa có loại thực phẩm nào trên nhãn thể hiện có thành phần này.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã nhập khẩu 1,195 triệu tấn đậu nành, trị giá 547 triệu USD, tăng 2,1% về khối lượng so với cùng kỳ năm 2014. Cũng trong thời gian trên, Việt Nam nhập 4,67 triệu tấn bắp, trị giá 1,04 tỉ USD, tăng 48,9% về khối lượng và tăng 28,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Nguồn nhập khẩu chủ yếu từ Mỹ, Brazil và Argentina là những nước trồng bắp, đậu nành biến đổi gien là chủ yếu.
Dân trong nghề thực phẩm cho biết các sản phẩm chế biến từ bắp, đậu nành là dễ “dính” nguyên liệu biến đổi gien nhất. Tuy nhiên, sau khi “soi” đến hàng chục mặt hàng như đậu hũ, sữa đậu nành, dầu nành, dầu ngô… đang bán tại một siêu thị lớn ở TP HCM, nơi có mặt hầu hết các thương hiệu lớn thì trên thành phần chỉ ghi đơn giản là “đậu nành” hoặc “ngô” mà không nêu rõ về nguồn gốc nguyên liệu. Chỉ có một vài thương hiệu sữa đậu nành quảng cáo không sử dụng loại biến đổi gien thì thành phần có thêm dòng “đậu nành tự nhiên”.
Nhập và trồng rất khác nhau
TS Lê Thị Kính, Công ty Giống cây trồng miền Nam (nguyên phụ trách Khoa Công nghệ Sinh học Trường ĐH Mở TP HCM), cho rằng giống biến đổi gien được cấp phép trồng ở Việt Nam nhằm mục đích tăng năng suất, giảm nhập khẩu là không thuyết phục.
“Bắp, đậu nành biến đổi gien của Mỹ giá thành rẻ là do nền sản xuất của họ hiện đại, cơ giới hóa toàn bộ nên không thể tương thích với nông dân Việt Nam vốn có diện tích canh tác nhỏ lẻ. Vì vậy, dù có cho phép trồng bắp biến đổi gien thì giá thành vẫn cao và người ta sẽ tiếp tục nhập khẩu để chế biến thức ăn chăn nuôi” – TS Kính phân tích.
TS Kính nói thêm rằng trồng cây biến đổi gien sẽ ảnh hưởng đến sinh thái, những cây trồng khác. Ví dụ như con ong hút mật từ bắp biến đổi gien thì sản phẩm ong mật Việt Nam không thể xuất khẩu đi châu Âu được nữa.
Dưới góc độ kinh tế, PGS-TS Lê Bá Lâm, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Mở TP HCM, cho rằng việc chấp nhận trồng cây biến đổi gien đang đẩy nền nông nghiệp nước ta về hướng sản xuất mặt hàng giá rẻ, chất lượng kém, làm ra không biết bán cho ai. Trong khi đó, chi phí sản xuất sẽ tăng lên vì phải phụ thuộc vào nhà cung cấp độc quyền. Theo ông, không nên đẩy quyền lựa chọn về phía người nông dân xem họ có chọn cây trồng biến đổi gien hay không vì họ không có đủ thông tin, việc này nên được định hướng từ những nhà làm chính sách.
Theo TS sinh học Trang Quang Sen, nguy cơ mất thị trường xuất khẩu lớn như Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản là thấy rõ vì những thị trường này đến nay vẫn nói không với thực phẩm biến đổi gien. Thực tế, đã có một số lô hàng của Việt Nam bị trả về do phát hiện có thành phần biến đổi gien.
Tranh cãi gay gắt Cây trồng biến đổi gien, cụ thể là bắp, đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa vào danh mục giống cây trồng được phép kinh doanh và sản xuất tại Việt Nam (hiện đang trồng để chế biến thức ăn gia súc) với quy trình chặt chẽ trong đánh giá, chứng nhận. Tuy nhiên, những tranh cãi về tính an toàn của cây trồng biến đổi gien và thực phẩm biến đổi gien có ảnh hưởng xấu đến người dùng hay không vẫn chưa ngã ngũ mà ngày càng gay gắt. Theo TS sinh học Trang Quang Sen, không nên sử dụng thực phẩm biến đổi gien vì nó chưa được chứng minh an toàn. Do vậy, cần phải quản lý việc ghi nhãn để người tiêu dùng nào chấp nhận thì sử dụng, nếu không họ sẽ chọn thực phẩm truyền thống. Trong khi đó, những người ủng hộ thì cho rằng 20 năm qua, con người đã sử dụng thực phẩm biến đổi gien nhưng không ghi nhận có ca nào gây ung thư, ngộ độc hay dị ứng… Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã công nhận kết quả khảo nghiệm 5 giống bắp biến đổi gien là BT11, GA21, MON98034, NK603, TC1507 để trình Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép an toàn sinh học.
Theo_Eva
Nghệ An: Khó chuyển đổi cây trồng chịu hạn
Việc tính toán các loại cây trồng thay thế lúa Hè Thu bị nắng hạn trên địa bàn tỉnh Nghệ An không hề đơn giản khi mùa mưa bão đang cận kề.
Ngày 17/6 vừa qua, tỉnh Nghệ An đã quyết định công bố thiên tai hạn hán trên phạm vi toàn tỉnh, do tình hình khô hạn gay gắt kéo dài trên diện rộng. Ảnh hưởng của hạn hán ngày càng nặng nề với đời sống người dân, đe dọa trực tiếp đến vụ sản xuất Hè Thu 2015, bởi nhiều hồ chứa nước ở đây đã cạn tới mực nước chết nhưng không có giải pháp để khắc phục.
Nhiều trạm bơm lấy nước từ sông Lam nhiều ngày qua không thể hoạt động vì mực nước tại đây đã xuống rất thấp. Trong khi đó, tỉnh Nghệ An hiện mới gieo cấy được khoảng 76% diện tích lúa Hè Thu, nhưng đã có gần 7.000 ha lúa đang bị thiếu nước dưỡng trầm trọng.
Mặc dù Nghệ An đã cho chặn dòng sông Cấm để dâng nước cho các trạm bơm cứu lúa Hè Thu của hai huyện Nghi Lộc và Hưng Nguyên nhưng nhiều diện tích lúa đã không còn khả năng hồi phục. Nhiều địa phương trong tỉnh cũng có hàng chục ha đất ruộng đang phải bỏ hoang vì thiếu nước. Bên cạnh đó, còn có khoảng 21.000 ha cây trồng khác đã bị chết do nắng hạn.
Việc tính toán các loại cây trồng thay thế lúa Hè Thu bị nắng hạn trên địa bàn tỉnh Nghệ An không hề đơn giản, khi trước mắt là mùa mưa bão đang cận kề. Nhiều nơi còn phải tính toán trồng cây gì để vừa tránh hạn lại vừa có thể kịp chạy lũ.
Ở một số huyện ven biển như Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc cũng mới thí điểm đưa giống lúa ngắn ngày vào gieo cấy được 1- 2 vụ như giống Khang dân và P6 đột biến nhưng với mục tiêu là để tránh lụt. Năm nay, vì không có nước nên những giống lúa này cũng không thể tiếp tục gieo cấy.
Theo_VTV
Hàng nghìn hécta cây trồng chờ chết vì hạn 1.000 ha sắn, 500 cà phê cùng nhiều diện tích hồ tiêu, chuối... ở huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đang úa vàng, héo rũ vì khô hạn. Lượng mưa năm 2014 ở huyện Hướng Hóa chỉ đạt 1.000 mm, trong khi bình quân hàng năm 1.800-2.200 mm, khiến mực nước nhiều sông hồ, khe suối cạn kiệt. Từ đầu 2015 đến nay, số...