Thực phẩm biến đổi gen: Lợi thế nhãn tiền, nguy cơ lâu dài
Những tranh cãi về ảnh hưởng của cây trồng biến đổi gen đối với môi trường và sức khoẻ con người trên toàn thế giới vẫn chưa có hồi kết. Rất nhiều quốc gia trên thế giới vẫn “cự tuyệt” loại cây trồng biến đổi gen và thực phẩm biến đổi gen.
Rất nhiều quốc gia trên thế giới vẫn không chấp nhận loại cây trồng biến đổi gen và thực phẩm biến đổi gen.
Việt Nam đã chính thức cho thương mại hoá cây trồng biến đổi gen (GMO) với việc đưa vào trồng đại trà ngô biến đổi gen, có khả năng kháng sâu từ năm 2015 và dự kiến đến năm 2020 diện tích trồng cây biến đổi gen sẽ chiếm 30-50%. Hiện Việt Nam cũng đang nhập hàng triệu tấn ngô, đậu tương làm nguyên liệu sản xuất chăn nuôi, trong đó phần lớn là thực phẩm biến đổi gen.
Quyết định từ cơ quan quản lý được đưa ra trong bối cảnh những tranh cãi về ảnh hưởng của cây trồng biến đổi gen đối với môi trường và sức khoẻ con người trên toàn thế giới vẫn chưa có hồi kết. Rất nhiều quốc gia trên thế giới vẫn “cự tuyệt” loại cây trồng biến đổi gen và thực phẩm biến đổi gen.
Nhiều nơi “cự tuyệt” thực phẩm biến đổi gen
Chính phủ Nhật đã cấm trồng các loại cây trồng biến đổi gen trên toàn quốc, đồng thời bắt buộc dán nhãn phù hợp với những sản xuất từ nguyên liệu biến đổi gen như đậu nành, ngô, khoai tây…
Song song với đó, cả người tiêu dùng Nhật và nông dân đều ủng hộ tối đa một chiến dịch mang tên “Nói không với sinh vật biến đổi gen” (NO-GMO Campaign) khởi xướng từ năm 1996. Chiến dịch này kêu gọi tẩy chay các sản phẩm biến đổi gen, tiến hành phân tích và thử nghiệm hàng trăm loại thực phẩm cũng như thu thập hàng triệu chữ ký chống biến đổi gen.
Làn sóng phản đối thực phẩm biến đổi gen cũng lan rộng ở châu Âu, nơi mà diện tích cây trồng biến đổi gen đang ngày càng được mở rộng. Hồi đầu năm nay, tại thủ đô Berlin (Đức) đã diễn ra cuộc biểu tình phản đối chính sách sử dụng công nghệ biến đổi gen trong nông nghiệp của Chính phủ với sự tham gia của khoảng 50.000 người.
Ấn Độ đã đình chỉ tạm thời việc lưu hành hạt giống biến đổi gen do những thiệt hại kinh tế mà nó gây ra. Trong khi, đa số các nước châu Âu đều ban bố lệnh cấm thực phẩm biến đổi gen trong khi Trung Quốc đã hạn chế và ngừng nhập giống bắp biến đổi gen.
Video đang HOT
Mới đây, hôm 23/5, hàng ngàn người từ hơn 400 thành phố thuộc 40 quốc gia trên thế giới đồng loạt ra đường kêu gọi phản đối Tập đoàn công nghệ hoá sinh và nông nghiệp Mỹ Monsanto về chương trình gieo trồng thực phẩm biến đổi gen và sản xuất thuốc trừ sâu của mình. Tại một số thành phố lớn ở Thuỵ Sĩ và Mỹ, đám đông yêu cầu dừng chương trình gieo trồng thực phẩm biến đổi gen và yêu cầu Monsanto giành thời gian để các nhà khoa học tiến hành độc lập về loại thực phẩm này.
Học gì từ “bài học Ấn Độ”
Đối với cây trồng và thực phẩm biến đổi gen tồn tại 2 luồng ý kiến trái chiều. Phía ủng hộ thì liên tục lên tiếng khẳng định loại thực phẩm này an toàn, giúp tăng năng suất cây trồng và không gây tác hại tới môi trường. Trong khi đó, phía phản đối thì e ngại những tác động không mong muốn tới sức khoẻ người tiêu dùng và gây ra những thiệt hại về kinh tế.
Trong cuốn sách “Những gen biến đổi, sự thật bị bóp méo” của luật sư người Mỹ Steven Drucker gần đây đã gây chú ý khi đưa ra lời cáo buộc các cơ quan khoa học uy tín đã phớt lờ những cảnh báo sức khỏe của các nhà khoa học về GMO và cho phép đưa loại thực phẩm này vào thương mại hóa từ năm 1992. Drucker dẫn nhiều bằng chứng về các trường hợp thiệt mạng, mắc bệnh do thực phẩm biến đổi gen.
Dưới góc độ kinh tế, cuối năm 2014, truyền thông quốc tế đưa tin về mối liên hệ giữa các hạt giống biến đổi gen với việc ngày càng nhiều nông dân tại Ấn Độ tự sát. Chính phủ nước này trước đó đã quá tin tưởng vào các lợi ích của thực phẩm từ giống biến đổi gen mà phớt lờ các tác hại của nó. Nhiều nông dân sống nhờ trồng trọt rơi vào “tuyệt vọng” do cây hình thành từ các hạt giống GMO không cho năng suất tốt trên nhiều vùng của Ấn Độ. Người nông dân cũng phải phụ thuộc nhiều vào nguồn giống giá cao từ các Tập đoàn đa quốc gia, gây ra những khoản nợ chồng chất.
Quay trở lại với trường hợp Việt Nam, với quyết định mới ban hành, Việt Nam hiện là quốc gia thứ 29 trồng cây biến đổi gen. Tuy nhiên, giống như Ấn Độ, giới chuyên gia cho rằng, tồn tại mối quan ngại về sự lệ thuộc của nông dân vào các nguồn giống do các tập đoàn đa quốc gia nắm độc quyền.
Trao đổi về vấn đề này, GS Võ Tòng Xuân, chuyên gia nông nghiệp thừa nhận: “Lo ngại đó là có thật. Chúng ta muốn sản xuất ra giống cây trồng biến đổi gen nhưng rất khó bởi để nghiên cứu về công nghệ sinh học này cần rất nhiều tiền. Dù trong vòng 10 năm nay, Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp kinh phí 500 tỷ đồng nghiên cứu nhưng kết quả chưa được bao nhiêu”.
“Việt Nam không sản xuất được giống vì không có tiền nghiên cứu. Các công ty đa quốc gia ở Mỹ, Thuỵ Sĩ, họ bỏ ra cả mấy trăm triệu đô la để nghiên cứu. Họ bỏ nhiều tiền nên giờ phải bán giá cao để lấy lại vốn thôi”, GS Xuân cho biết.
Theo GS Võ Tòng Xuân, người nông dân đang đứng trước ngã ba đường và cần phải cân nhắc thiệt hơn giữa các phương án lựa chọn.
Nhiều chuyên gia nông nghiệp đặt câu hỏi: “Đứng dưới góc độ kinh tế VN, chúng ta có nhất thiết phải phát triển cây trồng biến đổi gen không, khi rất nhiều lo ngại chưa tìm được lời giải? Câu chuyện về tính an toàn của GMO có thể tương lai sẽ trả lời, nhưng trước mắt, ai trả lời cho một nguy cơ nhãn tiền: Với những lợi thế như tăng năng suất, khả năng kháng sâu bệnh cao, giảm chi phí… cây trồng biến đổi gen sẽ nhanh chóng chiếm gần như 100% diện tích bắp ở một quốc gia. Như thế, nguồn giống của nông dân và quốc gia sẽ phụ thuộc vào một số nhà cung cấp nước ngoài. Đó là nguy cơ rất lớn. Và ai sẽ chịu trách nhiệm khi nhiều thị trường nhập khẩu nông sản lớn của chúng ta hiện nay luôn sẵn sàng “cạch mặt” các sản phẩm nông nghiệp có nguồn gốc biến đổi gen”.
Dân trí sẽ tiếp tục đăng tải ý kiến chuyên gia về vấn đề này.
Phương Dung
Theo Dantri
Quốc hội giao "chỉ tiêu" vượt tiến độ cho các Bộ trưởng sau chất vấn
Bộ trưởng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn nhận nhiệm vụ đến hết năm 2016 phải hoàn thành trồng bù rừng bị mất để làm thủy điện. Bộ trưởng Công Thương được yêu cầu hoàn hoàn thành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh sớm 2 năm... Quốc hội vừa thông qua những nội dung này.
Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 9 vừa được Quốc hội thống nhất thông qua trong phiên họp bế mạc kỳ họp thứ 9. Quốc hội ghi nhận nỗ lực của Chính phủ, các Bộ, ngành trong việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn; trả lời và giải quyết hơn 2.100 ý kiến, kiến nghị của cử tri cả nước gửi đến Quốc hội tại kỳ họp thứ 8.
Quốc hội cũng ghi nhận các giải pháp mà 4 Bộ trưởng được chọn đăng đàn đã cam kết trước Quốc hội khi trả lời chất vấn tại kỳ họp này.
Bộ 4 Bộ trưởng được chọn trả lời chất vấn kỳ này được cho là liên quan đến những lĩnh vực quan hệ chặt chẽ với nhau.
Cụ thể, đối với Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát, Quốc hội yêu cầu có biện pháp quyết liệt thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp. Rà soát và bổ sung các chính sách có liên quan để thực hiện tốt hơn việc liên kết giữa nhà nông, Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và ngân hàng.
Vấn đề liên kết "4 nhà" (nhà nước - nhà nông - nhà doanh nghiệp - nhà khoa học) được cộng thêm vai trò của ngân hàng (là người đáp ứng vốn cho quá trình sản xuất) trong mối quan hệ này đã được UB Thường vụ Quốc hội giải trình thêm với nhận định, đây là vấn đề quan trọng, cần được quan tâm, đẩy mạnh hơn nữa, giúp cho người nông dân có điều kiện ổn định sản xuất, nâng cao đời sống.
Quốc hội nhấn mạnh nội dung khuyến khích các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong nông nghiệp, công nghiệp bảo quản, chế biến. Xây dựng vùng ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp. Tích cực tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho nông, lâm, thủy sản.
Một mục tiêu "cứng" được đặt ra cho Bộ trưởng Phát là đến hết năm 2016, cơ bản hoàn thành việc trồng bù diện tích rừng bị mất khi thực hiện các dự án thủy điện. Sớm có giải pháp khắc phục tình trạng thiếu nước sản xuất, nước sinh hoạt cho người dân ở vùng thường xuyên xảy ra hạn hán; nhất là các giải pháp về khoa học, công nghệ.
Ngoài ra, Bộ trưởng Nông nghiệp còn được nhắc hoàn thiện và tổ chức thực hiện, có hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với nông dân, diêm dân, ngư dân, nhất là ngư dân đánh bắt xa bờ, bảo đảm an toàn, tạo niềm tin và động lực cho người dân bám biển, tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
Đối với Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng, Nghị quyết của Quốc hội đề ra yêu cầu tổ chức hệ thống phân phối, thương mại trong nước một cách khoa học, hiệu quả, đảm bảo thông suốt từ sản xuất, gia công, chế biến, đến lưu thông, tiêu dùng; có biện pháp tích cực, cụ thể đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tạo chuyển biến rõ nét trong việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trong nước, thích ứng với yêu cầu phát triển và hội nhập sâu rộng vào thị trường khu vực và thế giới.
Liên quan đến nhiệm vụ điều hành giá các mặt hàng thiết yếu, Quốc hội đặt mục tiêu cho Bộ trưởng Công thương đến 2016 có thị trường thí điểm bán buôn điện cạnh tranh, trước năm 2021 có thị trường bán lẻ điện cạnh tranh. Tăng cường quản lý, bảo đảm quy trình vận hành, an toàn hồ, đập.
Theo mục tiêu được Chính phủ phê duyệt trước đó, Bộ công thương cần hoàn thành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh hoàn chỉnh vào năm 2023. Tuy nhiên, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, do nhu cầu của nền kinh tế thị trường và những cam kết của Bộ trưởng Bộ Công thương khi trả lời chất vấn tại các kỳ họp trước đây, việc yêu cầu đẩy sớm thời gian lên 2 năm (mốc hoàn thành vào năm 2021) là phù hợp.
Về phần đăng đàn trả lời chất vấn của Bộ trưởng Khoa học - Công nghệ Nguyễn Quân, Quốc hội lưu ý xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích áp dụng khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ trong nước, để nâng cao năng suất lao động, chất lượng, tính cạnh tranh của sản phẩm; kịp thời ban hành cơ chê, chính sách hô trơ nhà khoa học, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và người dân trong viêc nghiên cứu sáng chế, ứng dụng, sáng kiến cải tiến khoa học, công nghệ vào sản xuất và đời sống.
Bộ Khoa học - Công nghệ cần chủ động phối hợp với các bộ, ngành đẩy mạnh triển khai Chương trình sản phẩm quốc gia, sản phẩm có chất lượng cao mang thương hiệu Việt Nam, đáp ứng được yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế; xây dựng hàng rào kỹ thuật nhằm hạn chế việc nhập khẩu các máy móc, thiết bị lạc hậu vào Việt Nam; tăng cường cơ chế quản lý, bảo đảm an toàn thiết bị khoa học, công nghệ, nhất là các thiết bị, vật liệu có chứa chất phóng xạ
Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận được nhắc vấn đề đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo đúng mục tiêu, yêu cầu; chuẩn bị các điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị để triển khai đồng bộ, có hiệu quả việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Bộ trưởng Luận cũng được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện tốt, tổng kết, đánh giá kết quả kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2015 để tiếp tục hoàn thiện Đề án đổi mới kỳ thi, bảo đảm tổ chức kỳ thi ổn định trong những năm tiếp theo, giảm áp lực cho học sinh, giảm chi phí cho xã hội.
P.Thảo
Theo Dantri
Mấy vấn đề về đạo đức người làm báo trong bối cảnh hiện nay Nhân kỷ niệm 90 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2015), ngày 18/6, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo quốc gia với chủ đề "90 năm Báo chí cách mạng Việt Nam: Truyền thống, bản lĩnh và trách nhiệm"....