Thực phẩm bị mốc, ăn hay vứt?
Bánh mì, phómát, các loại rau củ quả: táo, lê, khoai tây, khoai lang, bắp cải, đậu xanh, đậu Hà Lan… bị mốc xanh, mốc trắng… Những thực phẩm bị nhiễm mốc này có độc hại không? Nên ăn hay nên vứt?
Ẩm độ là điều kiện tuyệt vời để nấm mốc phát triển. Có rất nhiều loại nấm mốc. Có loại sinh độc tố, có loại không, có loại gây ngộ độc nặng, có loại nhẹ, nhưng thường là nặng, làm hại gan, gây độc thần kinh, xuất huyết, thậm chí gây ung thư…
Liệu có an toàn không khi ăn bánh mì mốc? Tranh vui minh họa.
Một số người bị dị ứng với mốc, nghĩa là ăn bánh nhiễm mốc, dù chỉ nhiễm chút xíu, cũng có thể bị khó thở, hoặc sốc.
Các loại bánh nhiễm mốc
Bánh mì ổ, hay bánh sandwich mới ra lò, nấm mốc và vi khuẩn gây bệnh chết sạch, nhưng ở môi trường ẩm, nấm mốc sẽ nảy sinh. Các loại bánh như bánh mì, sandwich, bánh bông lan…dù được bao gói cẩn thận nhưng hơi nước trong bao có thể ngưng tụ, thế là nấm mốc phát triển.
Video đang HOT
Bánh trung thu cũng thế. Dù nhà sản xuất đã bỏ vào trong gói bánh túi nhỏ hút ẩm, nhưng mốc vẫn có thể có cơ hội phát triển. Sắp tới rằm, là bánh hạ giá. Sau rằm lại còn đại hạ giá hơn nữa.
Độc tố nấm (mycotoxin) thường rất bền với nhiệt, có đem nướng lại bánh mì cũng chẳng ăn thua gì. Nấm khởi sinh từ bề mặt bánh, rồi lan dần vào trong, lan thực sự tới đâu cũng khó biết, chứ không chỉ chỗ nào bánh đổi màu, chỗ đó mới có mốc. Các loại bánh thường xốp, tha hồ cho mốc len lỏi “mọc rễ”…
Nhìn bằng mắt thường khó lòng nói, mốc này độc, mốc kia không độc… Vậy thì bánh nhiễm mốc nên ăn hay bỏ? Đối với bánh mì, nếu bị nhiễm mốc ít, chỉ mới chớm ở khu vực nhỏ, có thể cắt bỏ cách xa chỗ nhiễm khoảng vài phân. Còn với bánh có nhân, có bơ, phómát… dù nhiễm nhiều hay ít, tốt nhất nên bỏ luôn.
Cẩn thận với đậu phụng, khoai tây và phómát mềm
Các loại rau củ có thân cứng như càrốt, su hào… có thể cắt bỏ chỗ mốc, cách xa chỗ nhiễm khoảng vài phân. Còn với rau hoặc trái cây có thân mọng như cà chua, dưa leo, xàlách…, nên bỏ luôn. Nên nhớ, nấm mốc rất ưa độ ẩm, chúng phát triển rất nhanh trong môi trường ẩm.
Đáng ngại nhất là các loại ngũ cốc như gạo, đậu xanh, đậu đỏ… và các loại hạt như đậu xanh, đậu phụng… Chúng bị nhiễm mốc do tồn trữ ở khu vực ẩm và thường phát sinh độc tố aflatoxin (rất độc). Nếu những loại hạt này bị nhiễm mốc, nên bỏ hẳn. Đối với khoai, nhất là khoai tây, nên lưu ý: vùng vỏ khoai tây bị hoá xanh, thậm chí lan vào vùng thân củ (ngay dưới vỏ) là dấu hiệu khoai có nhiều glycoalkaloid (ăn có vị đắng). Những vùng vỏ xanh như thế chứa độc tố gấp vài trăm lần so với khoai bình thường. Tuy nhiên, khoai tây hoá xanh có thể do chứa độc tố, hoặc do bảo quản không tốt, nhưng khó phân biệt được màu xanh độc hay không. Chắc ăn thì nên bỏ luôn.
Riêng với phómát, cần phân biệt hai loại: phómát mềm như phómát hiệu “Đầu bò” khá phổ biến trong nước hiện nay, và loại phómát cứng như loại Cheddar. Phómát mềm, kể cả loại nửa mềm nửa cứng, nếu nhiễm mốc, nhiễm ít hay nhiều cũng nên bỏ. Riêng với loại phómát cứng, do độ ẩm thấp, nếu bị nhiễm mốc, thì chỉ nhiễm ở mặt ngoài, mốc khó len vào bên trong, có thể cắt bỏ chỗ mốc, phần còn lại ăn được.
Tóm lại, bánh mì hoặc sandwich khô không nhân, không có bơ hay phómát cứng có thể cắt bỏ phần nhiễm. Các loại hạt, ngũ cốc, rau quả mềm, khoai lang… nhiễm mốc, nên bỏ. Phómát mềm nhiễm mốc cũng bỏ luôn, không thể cứu vãn.
Theo – Vũ Thế Thành (vuthethanh202@gmail.com) ( Thế Giới Tiếp Thị)
Ăn gì khi bị đau dạ dày?
Chuối. Đây là thực phẩm thân thiện với dạ dày, bởi chuối có khả năng trung hòa hàm lượng a xít trong dịch dạ dày, đồng thời giảm nguy cơ viêm, sưng phồng đường ruột.
Tôm cá giàu chất kẽm, cải thiện vết loét dạ dày. ẢNH: SHUTTERSTOCK
Bên cạnh đó, chuối còn chứa kali giúp giảm huyết áp cao, khống chế lượng natri gây tăng huyết áp và làm tổn hại mạch máu. Đặc biệt, chất pectin trong chuối là dạng chất xơ hòa tan có lợi với người rối loạn tiêu hóa mắc các chứng táo bón và tiêu chảy.
Thực phẩm thô. Gạo lứt, nếp, các loại đậu, bắp, một số hạt có chất béo như hạt điều, hạt bí, mè... có tác dụng bảo vệ lớp niêm mạc của dạ dày. Theo các chuyên gia y tế, thực phẩm thô chứa nhiều chất xơ, sinh tố, chất khoáng, các sinh tố nhóm B rất cần thiết cho nhu cầu chuyển hóa các chất và tiêu hóa thức ăn. Không những thế, hạt thô còn có nhiều chất chống ô xy hóa quan trọng có tác dụng bảo vệ lớp màng tế bào ở thành trong của dạ dày.
Táo. Theo trang Prevention, vỏ táo chứa nhiều pectin - một loại sợi thiên nhiên có tính hòa tan và giãn nở khi gặp nước, nên có thể thúc đẩy hoạt động của dạ dày và ruột, giúp cho quá trình bài tiết thuận lợi hơn.
Tôm cá. Do tôm cá chứa nhiều kẽm - chất cần thiết để chữa lành vết loét dạ dày, do đó cần ưu tiên khi bị đau dạ dày. Không chỉ giàu kẽm, tôm cá còn chứa nhiều đạm, và can xi nên rất tốt cho sức khỏe nói chung.
Bắp cải. Theo một số nghiên cứu, bắp cải không chỉ giàu chất xơ mà còn là loại thực phẩm tốt dành cho bệnh nhân đau dạ dày. Trong bắp cải có chứa các chất dinh dưỡng giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, kích thích hệ tiêu hóa, đặc biệt vitamin U giúp nhanh chóng làm lành vết loét ở thành dạ dày.
Thực phẩm chứa vitamin C. Nhiều người nghĩ rằng khi bị đau dạ dày nên tránh xa các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C. Thế nhưng, thật ra vitamin C là một sinh tố cần thiết cho sức khỏe và có tác dụng tốt bảo vệ thành mạch. Không chỉ vậy, vitamin C còn giúp giảm nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn H.Pylori - là nguyên nhân thường gặp gây viêm, loét dạ dày. Duy trì hàm lượng vitamin C bình thường trong dịch dạ dày giúp phát huy hiệu quả chức năng của dạ dày, tăng cường sức đề kháng cho dạ dày. Vitamin C không chỉ có trong những trái cây chua như chanh, cam... mà nó còn có nhiều trong những trái cây ngọt như đu đủ, dưa hấu, ổi... cũng như trong nhiều loại rau cải như bông cải trắng, bông cải xanh, măng tây, giá, hành tây, ớt chuông, rau dền.
Sữa chua. Những người bị loét dạ dày, tá tràng thường được khuyến cáo kiêng tất cả các thức ăn chua vì sợ làm tăng lượng a xít, khiến viêm loét nặng hơn. Hiện nay, nhiều nghiên cứu đã chứng minh, sữa chua có ích trong việc phòng và chữa bệnh dạ dày. A xít lactic (được chuyển hóa từ sữa chua) có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn H.Pylori. Ngoài ra, các vi khuẩn lên men trong sữa chua sẽ bám vào niêm mạc đường tiêu hóa, tiết ra chất kháng sinh, tăng cường miễn dịch tại chỗ, qua đó kìm hãm sự phát triển của H.Pylori.
Khoai lang, khoai tây. Hai loại củ này chứa hàm lượng tinh bột khá cao, sau khi tinh bột xâm nhập vào cơ thể sẽ chuyển đổi thành glucose giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày rất hiệu quả.
Hạ Yên
Theo Thanhnien
Có những thực phẩm bị mốc vẫn ăn được ngon lành, không hại sức khỏe Hầu hết chúng ta đều vứt bỏ thực phẩm khi thấy chúng có dấu hiệu bị mốc. Nhưng thật ra có một số loại thực phẩm khi bị mốc vẫn có thể dùng được mà không bị ảnh hưởng đến sức khỏe. 1. Các loại rau quả cứng Những loại rau quả cứng như táo, cà rốt, bắp cải... vẫn có thể ăn...