Thực hư vụ “mạnh thường quân bỏ tiền làm đường bị công an còng tay”
UBND huyện Củ Chi (TPHCM) đã bác bỏ thông tin “ mạnh thường quân” bỏ 200 triệu đồng làm đường dân sinh nhưng bị công an còng tay. Người được gọi là “mạnh thường quân” đã thừa nhận mình chỉ là người được thuê để san lấp mương, đặt cống và làm đoạn đường này.
Chánh Văn phòng UBND huyện Củ Chi (TPHCM) Nguyễn Văn Út cho biết, ngày 28/4, UBND xã Tân Thạnh Đông kiểm tra, phát hiện ông Bùi Hoàng Anh (ngụ xã Trung An, huyện Củ Chi) đang thi công san lấp mương và đặt cống không phép trên phần đất tại ấp 6, xã Tân Thạnh Đông.
Do đó, UBND xã Tân Thạnh Đông đã lập biên bản việc thi công không phép và đình chỉ mọi hoạt động công trình. Trong biên bản nêu rõ: “Ông Bùi Hoàng Anh và chủ thuê ông liên hệ với UBND xã để được hướng dẫn giải quyết. Thời gian liên hệ chậm nhất là ngày 3/5/2018″.
Con đường dân sinh ở xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi được trải nhựa sau đó bị buộc phải trả lại hiện trạng.
Tuy nhiên, ngày 4/5, ông Bùi Hoàng Anh tiếp tục thi công nên lãnh đạo xã Tân Thạnh Đông cử lực lượng xuống kiểm tra, lập biên bản lần 2 và tạm giữ 1 chiếc xe lu. Ông Bùi Hoàng Anh đã đồng ý và ký tên vào biên bản vi phạm để về trụ sở xã giải quyết.
Trên đường về xã thì tài xế xe lu đã tháo bình ắc quy rồi bỏ chạy để lại chiếc xe. Tổ công tác thuê xe tải đến chở xe lu về. ông Bùi Hoàng Anh chạy xe máy theo, chở 2 bình xăng và định tạt vào xe tải, tổ công tác và tuyên bố sẽ đốt. Khi về đến trụ sở xã thì ông Anh định dùng bật lửa đốt xe tải. Lực lượng chức năng khống chế, còng tay, đưa ông này về trụ sở công an xã làm việc.
Ông Út cho biết, trong quá trình làm việc, công an xã không khống chế, còng tay ông Hoàng Anh. Công an xã đã tiến hành tạm giữ ông Bùi Hoàng Anh 24 giờ để phục vụ điều tra, xử lý. Trong thời gian này, ông Anh được gặp gia đình, bạn bè, được ăn uống đầy đủ và không bị đánh đập.
Trong lúc chống đối lực lượng thi hành công vụ, ông Anh bị thương ở chân và đã được đưa đi chụp X-Quang. Công an xã cũng giữ điện thoại của ông Anh để tránh trường hợp đối tượng liên lạc với người khác. Đến ngày 8/5, Công an xã Tân Thạnh Đông đã trả lại điện thoại cho ông.
Video đang HOT
Theo UBND huyện Củ Chi, ông Anh tự ý san lấp mương nước và làm đường đi dài 45m, rộng 3,5m, thuộc phần đường đất hiện hữu và một phần thửa đất số 23, 20. Phần đặt 45 cống thoát nước thuộc mương thoát nước của thửa đất số 2, tờ bản đồ số 08, thuộc phần đất nông trường cao su của Công ty TNHH MTV Bò Sữa TP.
Làm việc với các cơ quan chức năng ngày 21/5, ông Bùi Hoàng Anh khai nhận ông không phải là chủ đầu tư mà có người thuê ông thi công san lấp, đặt cống.
Sau đó, UBND xã Tân Thạnh Đông cũng đã mời các hộ dân có liên quan đến làm việc. Các hộ dân khẳng định họ không tham gia đầu tư sang lấp mương thoát nước và làm đường. Đoạn đường mà ông Bùi Hoàng Anh san lấp chỉ phục vụ nhu cầu lưu thông của một hộ dân.
Ngày 2/7, UBND xã đã mời ông Anh đến làm việc và ông này thừa nhận việc đặt cống, sang lấp, mở rộng đường là không giấy phép và đồng ý khắc phục hậu quả, trả lại hiện trạng ban đầu.
Chánh Văn phòng UBND huyện Củ Chi cho biết, nhận thấy hành vi của ông Bùi Hoàng Anh không đủ yếu tố cấu thành tội phạm “chống người thi hành công vụ” nên Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Củ Chi lập hồ sơ chuyển công an xã xử phạt vi phạm hành chính về hành vi “dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công vụ”.
Quốc Anh
Theo Dantri
Dù khó vẫn 'Tiếp sức đến trường'!
Năm nào cũng thế, sau mùa thi thì điện thoại, email của những người làm báo Tuổi Trẻ lại nhận được những tin nhắn hỏi han: "Năm nay Tuổi Trẻ có trao học bổng Tiếp sức đến trường không?".
Không như những năm đầu tiên, để các bạn tân sinh viên tiếp cận với học bổng này, chúng tôi phải tổ chức những chương trình quảng bá quy mô trên các phương tiện truyền thông.
Những năm gần đây, chính các bạn đã chủ động tìm kiếm học bổng Tiếp sức đến trường của Tuổi Trẻ như tìm kiếm một cánh tay bè bạn giơ ra cùng nắm lấy, đồng hành bước vào giảng đường và thắp lên những ước mơ.
"Năm nay Tuổi Trẻ có Tiếp sức đến trường không?".
Người hỏi băn khoăn bởi nỗi lo rất thật vì còn nhiều khó khăn đang thách thức chương trình Tiếp sức đến trường.
Nguồn lực hỗ trợ học bổng không phải khi nào cũng dồi dào và thuận lợi. Những gian khó trong kinh doanh sẽ ảnh hưởng đến nguồn tài trợ từ bạn đọc, từ các mạnh thường quân.
Nhưng có một điều kỳ lạ là cho dù kinh tế khó khăn, có khi công việc làm ăn của những nhà tài trợ có sụt giảm thì những mùa Tiếp sức đến trường vừa qua của Tuổi Trẻ số kinh phí và trị giá học bổng năm sau luôn cao hơn năm trước!
Giải thích điều này thế nào đây? Câu trả lời không nằm ở các con số tính toán kinh tế học mà nằm ở một nơi khác: đó là tấm lòng bạn đọc luôn thiết tha trĩu nặng với sự học, với những mảnh đời tân sinh viên nghèo khó.
Bà Nguyễn Thị Thu - phó chủ tịch UBND TP.HCM - trao học bổng Tiếp sức đến trường năm 2017 - Ảnh: DUYÊN PHAN
Trong cuốn sách Khuyến học - cuốn sách làm thay đổi nước Nhật của Fukuzawa Yukichi dưới thời Minh Trị, dòng đầu tiên của chương sách đầu tiên viết rằng "Mọi người sinh ra đều bình đẳng, nếu có khác biệt là do học vấn".
Cho dù số lượng những sinh viên tốt nghiệp đại học chưa tìm được việc làm là không nhỏ, nhưng dõi theo hành trình của hàng ngàn sinh viên nhận học bổng trong gần 20 năm qua, chúng tôi nhận ra rằng cánh tay tin cậy chìa ra cho các tân sinh viên và suất học bổng còn khiêm tốn, nhưng hầu hết các bạn đã thay đổi được số phận.
Từ thay đổi số phận mình, các bạn đã thay đổi được hoàn cảnh của gia đình, góp phần vào sự phát triển của xã hội từ kiến thức và học vấn mà mình đã nỗ lực phấn đấu.
Mùa thi năm nay, trái tim hàng vạn bạn đọc đã thắt lại trước câu chuyện cô học sinh Nguyễn Thị Thu Thủy, lớp 12 Trường THPT Tiểu La (Thăng Bình, Quảng Nam).
Trong tột cùng đau đớn, Thủy đã cố đi thi để không phụ sự kỳ vọng của cha em. Sự kỳ vọng ấy là gì: là em sẽ vào giảng đường, sẽ trang bị được kiến thức để bước ra cuộc đời, thay đổi số phận, thay đổi hoàn cảnh.
Hàng vạn ông bố bà mẹ ở những miền quê nghèo khó trên đất nước này luôn mơ ước về điều đó, rằng sự học sẽ giúp cho cuộc đời của con cái tốt hơn đời mình.
Ước mơ giản dị thế nhưng để đến với giảng đường không hề là chuyện dễ dàng với các bạn tân sinh viên vì một lý do: gia cảnh khó khăn.
Từ câu chuyện xúc động của Thủy trong mùa thi năm nay, từ sự thay đổi số phận của hàng ngàn bạn trẻ trong chương trình học bổng Tiếp sức đến trường trong 17 mùa học bổng đã qua, không có lý do gì để chúng tôi không tiếp tục khi hàng vạn tấm lòng bạn đọc vẫn tha thiết với chương trình Tiếp sức đến trường.
Vì thế, câu trả lời chung cho tất cả tân sinh viên đang gặp khó khăn trước cánh cửa giảng đường là: Năm nay, Tuổi Trẻ vẫn TIẾP SỨC ĐẾN TRƯỜNG!
LÊ ĐỨC DỤC
Theo tuoitre.vn
Cần đẩy mạnh hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh 'Hoạt động ngoài giờ lên lớp cần được đẩy mạnh và có chương trình cho từng khối lớp để nội dung không trùng lắp, nhàm chán; không đơn thuần chỉ là đi vui chơi, giải trí'. Học sinh tiểu học ở quận 5, TP.HCM tham gia hoạt động ngoài giờ lên lớp ở Công viên Văn Lang - Ảnh: H.HG. Đó là một...