Thực hư việc vũ khí viện trợ cho Ukraine bị tuồn ra chợ đen, phục vụ mục đích bất hợp pháp
Khi phương Tây đẩy mạnh cung cấp vũ khí cho Ukraine giúp nước này đối phó với chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga, xuất hiện nghi vấn rằng có lô vũ khí trong số đó đã bị tuồn ra chợ đen.
Binh sĩ Ukraine cùng hệ thống tên lửa vác vai Javelin. Ảnh: AFP
Hôm 14/12, ông Denis Pushilin, người đứng đầu Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng, cho rằng vũ khí phương Tây cung cấp cho Ukraine, bao gồm cả hệ thống Javelin, đang được bán tràn lan trên thị trường chợ đen, đặc biệt là châu Phi.
“Gần đây, tôi không thấy điều gì mới, nhưng vũ khí do phương Tây cung cấp cho Ukraine đã có thể mua một cách dễ dàng. Giờ đây, Ukraine đang trở thành một trong những nhà cung cấp vũ khí lớn trên thị trường chợ đen”, ông Pushilin nói.
Người đứng đầu DPR cho biết thêm hiện có thể nhanh chóng tìm thấy các loại vũ khí, bao gồm cả tổ hợp tên lửa chống tăng vác vai Javelin. Theo ông, loại vũ khí này cũng đang được chuyển tới các nước châu Phi với số lượng lớn.
Bình luận của ông Pushilin được đưa ra sau khi Lầu Năm Góc khẳng định rằng không có thông tin đáng tin cậy nào cho thấy vũ khí và thiết bị quân sự do các nước phương Tây cung cấp cho Ukraine được sử dụng vào các mục đích bất hợp pháp.
“Hiện tại, chúng tôi không có thông tin đáng tin cậy nào cho thấy việc hàng viện trợ gửi tới Ukraine được dùng vào các mục đích bất hợp pháp”, người phát ngôn Lầu Năm Góc Patrick Ryder nói trong cuộc họp báo hôm 13/12.
Video đang HOT
Hồi tháng 10, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng nói rằng nhiều loại vũ khí phương Tây chuyển cho Ukraine đã bắt đầu xuất hiện ngoài chợ đen, kêu gọi tăng cường nỗ lực ứng phó. Theo nhà lãnh đạo Nga, nhiều nhóm tội phạm xuyên biên giới đang tích cực vận chuyển vũ khí từ Ukraine đến những khu vực khác. Luôn tồn tại nguy cơ chúng tiếp cận được các khí tài hiện đại, như tên lửa phòng không vác vai và vũ khí chính xác.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hé lộ doanh thu buôn lậu vũ khí hàng tháng thuộc diện này lên tới 1 tỷ USD. Bà chỉ ra nhiều vũ khí đang rơi vào tay các nhóm tội phạm ở Trung Đông, Trung Phi và châu Á, song không nêu cụ thể.
Trước những nghi vấn trên, nhiều quan chức quốc phòng phương Tây thừa nhận gần như không thể truy vết lượng vũ khí trị giá hàng tỷ USD cung cấp cho Ukraine trong gần 10 tháng chiến sự. Tổng thanh tra Lầu Năm Góc Sean O’Donnell nói rằng không có biện pháp theo dõi chắc chắn bởi quân đội Ukraine vẫn dùng “hóa đơn bằng giấy” để theo dõi lượng vũ khí viện trợ.
Vào tháng 11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết Washington đã lên kế hoạch ngăn chặn khả năng vũ khí cung cấp cho Ukraine bị tuồn ra bên ngoài. Một quan chức Mỹ tiết lộ nước này đã nối lại các cuộc thanh sát tại Ukraine để theo dõi những chuyến hàng viện trợ vũ khí.
Theo đó, hầu hết vũ khí Mỹ cung cấp cho Ukraine đều phải tuân theo các yêu cầu theo dõi tối thiểu, được gọi là “giám sát người sử dụng cuối cùng”. Các sĩ quan Mỹ ở khu vực biên giới miền Đông Ba Lan sẽ giám sát việc chuyển giao vũ khí từ Mỹ sang Ukraine. Trong các đợt nhận vũ khí từ Mỹ, Ukraine cũng phải thực hiện cam kết không chuyển giao vũ khí cho các nước khác mà không có sự cho phép của Washington. Tuy nhiên, các công tác giám sát định kỳ rất ít khi được triển khai sau đó.
Mỹ cũng đã công bố kế hoạch ngăn chặn nguy cơ vũ khí bị chuyển hướng phi pháp ở khu vực Đông Âu. Theo đó, kế hoạch này khẳng định ưu tiên hàng đầu của Washington là đảm bảo viện trợ đầy đủ khí tài cho Kiev, đồng thời tăng khả năng giám sát, hạn chế việc vũ khí bị tuồn ra bên ngoài trong quá trình vận chuyển.
Với kế hoạch này, Mỹ sẽ tăng cường sự chú ý đến vùng biên giới của Ukraine để sớm phát hiện và ngăn chặn việc vận chuyển bất hợp pháp các loại vũ khí mà Mỹ và đồng minh chuyển giao cho Ukraine.
Nhưng theo báo cáo của tờ Washington Post, kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự nhằm vào Ukraine, các quan chức Mỹ chỉ mới tiến hành 2 cuộc kiểm tra trực tiếp các loại vũ khí cần được tăng cường giám sát tại các kho tiếp nhận vũ khí Mỹ đưa vào Ukraine từ Ba Lan.
Bà Rachel Stohl, phó Chủ tịch phụ trách các chương trình nghiên cứu về hòa bình và an ninh quốc tế tại Trung tâm Tư vấn Quân sự Stimson, nhận định yêu cầu tăng cường giám sát chuyển giao vũ khí có thể gặp khó khăn, do nó trái với mong muốn đẩy mạnh viện trợ vũ khí cho Ukraine trong thời điểm hiện tại.
Theo bà Stohl, việc ưu tiên mà Washington cần làm là phải có các kế hoạch cụ thể cho việc kiểm soát các vũ khí chuyển giao cho Ukraine, cũng như đảm bảo tốc độ chuyển giao vũ khí đến Kiev.
Thuỵ Sĩ bình luận về khả năng cung cấp vũ khí cho Nga và Ukraine
Ban Thư ký Nhà nước Thuỵ Sĩ về các vấn đề kinh tế (SECO) cho biết nước này đã cấm xuất khẩu vũ khí sang Nga, và biện pháp tương tự cũng sẽ được áp dụng một phần với Ukraine.
Ảnh: Getty Images
Theo đài RT (Nga), trong tuyên bố hôm 24/11, SECO cho biết Thuỵ Sĩ đã tham gia gói trừng phạt mới nhất của Liên minh châu Âu (EU) nhằm vào Nga. Gói trừng phạt này đã được EU thông qua hồi đầu tháng 10.
Ngoài những hạn chế đó, Thụy Sĩ cũng đã áp lệnh cấm vận vũ khí với Nga, lệnh cấm này "được mở rộng một phần sang Ukraine vì lý do Thụy Sĩ là quốc gia trung lập". Tuy nhiên, cơ quan này không nêu rõ những hạn chế nào sẽ được áp dụng đối với Kiev.
Các lệnh cấm vận vũ khí trên do Thuỵ Sĩ áp đặt dựa theo luật kiểm soát hàng hóa và vật liệu chiến tranh. Tuy nhiên, giờ đây các biện pháp này đã "được đưa vào quy định một cách rõ ràng liên quan đến tình hình xung đột Ukraine", tuyên bố của SECO cho biết.
Gói trừng phạt thứ 8 của EU bao gồm cơ sở pháp lý để áp giá trần đối với dầu mỏ của Nga, cũng như hạn chế đối với các sản phẩm thép, hàng không vũ trụ và các mặt hàng khác có ý nghĩa kinh tế quan trọng đối với Moskva.
Nguyên tắc trung lập là một trong những nền tảng chính sách đối ngoại của Thụy Sĩ. Theo nguyên tắc này, Bern sẽ không tham gia vào bất kỳ cuộc xung đột và không hỗ trợ bất kỳ bên nào về mặt quân sự. Tuần trước, Tổng thống Thụy Sĩ Ignazio Cassis đã phát tín hiệu rằng quốc gia này sẽ không cung cấp vũ khí cho Ukraine, trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào các cuộc xung đột vũ trang bất chấp sức ép từ bên ngoài.
Hồi tháng 6, Thụy Sĩ cũng đã từ chối cho phép bên thứ 3 vận chuyển phương tiện quân sự có nguồn gốc từ quốc gia Bắc Âu này tới Kiev. Tuy nhiên, giới chức lưu ý các lô thiết bị quân sự chứa các bộ phận do Thuỵ Sĩ sản xuất vẫn có thể được cung cấp cho các công ty vũ khí châu Âu, ngay cả khi cuối cùng chúng có thể đến Ukraine.
Vào tháng 8, sau khi Thụy Sĩ tham gia các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga, Điện Kremlin tuyên bố nước này "đã mất đi tính trung lập". Theo Moskva, điều này khiến quốc gia vùng Alpine không còn phù hợp để đóng vai trò trung gian hòa giải, đại diện cho các lợi ích ngoại giao của Ukraine ở Nga.
Phản ứng trước động thái trên, vào tháng 10, Hội đồng Liên bang Thụy Sĩ khẳng định Bern không phá vỡ truyền thống trung lập của quốc gia bằng cách áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga. Giới chức cho rằng các hạn chế này phù hợp với chính sách lâu dài của quốc gia.
Cố vấn quân đội Ukraine tiết lộ mục tiêu của Kiev trong cuộc xung đột với Nga Cố vấn của quân đội Ukraine cho biết Kiev sẽ từ chối đàm phán với Nga và chiến đấu để khôi phục biên giới lãnh thổ năm 1991 - thời điểm nước này tách khỏi Liên Xô, tuyên bố độc lập. Đơn vị pháo binh Ukraine tập trận tại một địa điểm không được tiết lộ ở Ukraine. Ảnh: Bộ Tổng tham mưu...