Thực hư việc ông Elon Musk được nắm kế hoạch chiến tranh mật của Lầu Năm Góc
Báo The New York Times ngày 20.3 loan tin tỉ phú Elon Musk sẽ được tham gia cuộc họp của Bộ Quốc phòng Mỹ, bàn về kế hoạch lên kịch bản trường hợp xảy ra xung đột với Trung Quốc nhưng Lầu Năm Góc bác bỏ.
Tờ báo dẫn thông tin từ các quan chức Mỹ nói rằng ông Musk sẽ đến Lầu Năm Góc vào ngày 21.3 và sẽ dự cuộc họp của quân đội Mỹ với trọng tâm Trung Quốc. Cuộc họp được cho là sẽ gồm những thông tin tuyệt mật về kế hoạch tác chiến của Mỹ trong kịch bản xảy ra xung đột với Trung Quốc. Kế hoạch bao gồm các dấu hiệu cảnh báo về mối đe dọa từ Trung Quốc, các mục tiêu mà quốc gia châu Á này có thể sẽ tấn công và những mốc thời gian cụ thể, theo The New York Times.
Kế hoạch chiến tranh của Mỹ là một trong những bí mật được bảo vệ nghiêm ngặt nhất của quân đội nước này. Nếu thông tin bị lộ, quốc gia bị nhắm đến có thể củng cố phòng thủ và giải quyết các yếu điểm.
Tỉ phú Elon Musk tại Nhà Trắng ngày 11.3. ẢNH: REUTERS
Thông tin trên nếu được xác nhận thì sẽ là bằng chứng về sức ảnh hưởng lớn của ông Elon Musk trong vai trò cố vấn cho Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Nhà Trắng chưa bình luận về thông tin này. Trong khi đó, người phát ngôn Lầu Năm Góc Sean Parnell khẳng định việc ông Musk được tiếp cận kế hoạch tuyệt mật của Mỹ là tin giả.
“Đây là 100% tin giả, sai lệch một cách trắng trợn và ác ý. Ông Elon Musk là người yêu nước và chúng tôi hãnh diện khi đón tiếp ông ấy đến Lầu Năm Góc”, ông Parnell viết trên mạng xã hội X.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth xác nhận ông Musk sẽ đến Lầu Năm Góc, đồng thời cũng bác bỏ thông tin bài báo từ The New York Times. “Đây không phải cuộc họp về kế hoạch chiến tranh với Trung Quốc. Đây là cuộc gặp không chính thức về đổi mới, sản xuất hiệu quả và thông minh hơn”, ông Hegseth viết trên X.
CNN ngày 20.3 đưa tin ông Musk có giấy phép an ninh để tiếp cận các tài liệu tuyệt mật. Tuy nhiên, quy trình cung cấp thông tin và nội dung nào được chia sẻ sẽ phụ thuộc vào cơ quan có thẩm quyền.
Thẩm phán Mỹ ngăn tỉ phú Elon Musk 'đóng cửa' USAID
Một thẩm phán liên bang Mỹ đã chặn tỉ phú Elon Musk và Ban Hiệu quả chính phủ (DOGE) thực hiện quá trình đóng cửa Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID), nói rằng hành động đó có thể vi hiến.
Trong một phán quyết sơ bộ đưa ra ngày 18.3, thẩm phán liên bang Mỹ Theodore Chuang ở tiểu bang Maryland đã yêu cầu ông Elon Musk, cố vấn quan trọng của Tổng thống Donald Trump, và cơ quan do ông Musk lãnh đạo khôi phục quyền truy cập vào hệ thống máy tính của USAID cho các nhân viên trực tiếp và hợp đồng của cơ quan, bao gồm hàng ngàn người đã bị cho nghỉ phép, theo Reuters.
Một người biểu tình ủng hộ USAID tại thành phố Boston hồi tháng 2. ẢNH: AFP
Quyết định này được đưa ra sau khi có một vụ kiện từ các nhân viên hiện tại và cựu nhân viên của USAID, một trong số nhiều vụ kiện đang chờ xử liên quan việc đóng cửa nhanh chóng cơ quan viện trợ nhân đạo chính của Mỹ.
"Quyết định hôm nay là một chiến thắng quan trọng chống lại ông Elon Musk và cuộc tấn công của DOGE của ông ấy vào USAID, chính phủ Mỹ và hiến pháp", ông Norm Eisen, Chủ tịch điều hành của Quỹ Bảo vệ dân chủ nhà nước, một luật sư đại diện cho 26 nguyên đơn ẩn danh trong vụ kiện, cho biết.
Ông Trump cân nhắc lệnh cấm nhập cảnh mới, áp dụng với hơn 40 nước?
Tổng thống Trump nói với Fox News rằng chính quyền của ông sẽ kháng cáo phán quyết này. "Tôi đảm bảo rằng chúng tôi sẽ kháng cáo. Chúng ta có những thẩm phán nổi loạn đang phá hoại đất nước của chúng ta", ông Trump nói.
Trong ngày đầu tiên quay lại Nhà Trắng, Tổng thống Trump đã ra lệnh đóng băng 90 ngày đối với tất cả viện trợ nước ngoài của Mỹ và xem xét liệu các chương trình viện trợ có phù hợp với chính sách của chính quyền ông hay không.
Ngay sau đó, ông Musk và DOGE có được quyền truy cập vào hệ thống thanh toán và email của USAID, đóng băng nhiều khoản thanh toán của cơ quan và thông báo cho phần lớn nhân viên rằng họ sẽ bị cho nghỉ phép. Vào ngày 3.2, ông Musk viết trên mạng xã hội X rằng ông đã "dành cả cuối tuần để đưa USAID vào máy băm gỗ".
Trong vụ kiện ngày 13.2, các nguyên đơn cáo buộc ông Musk đã chiếm quyền kiểm soát USAID và thực tế đã hành động như một viên chức của Mỹ, vi phạm quy định của hiến pháp rằng các viên chức có thẩm quyền đó phải được tổng thống đề cử và thượng viện xác nhận.
Họ cho rằng ông Musk và DOGE đã vượt quá quyền hạn của nhánh hành pháp, làm suy yếu một cơ quan được quốc hội thành lập vào năm 1961. Tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cho hay đã hủy 83% chương trình của USAID.
Thẩm phán Chuang đồng ý rằng ông Musk và DOGE "có thể đã vi phạm hiến pháp Mỹ theo nhiều cách, và những hành động này đã gây hại không chỉ cho các nguyên đơn mà còn cho lợi ích công cộng".
Ông Musk và DOGE lập luận trong các hồ sơ tòa án rằng vai trò của ông Musk chỉ là một cố vấn cho Tổng thống Trump, và rằng các quan chức của USAID, chứ không phải DOGE, mới là những người chịu trách nhiệm về các hành động mà các nguyên đơn khiếu nại. Thẩm phán Chuang nhận định rằng ông Musk và DOGE đã thực tế kiểm soát trực tiếp cơ quan này.
Ngoài việc yêu cầu khôi phục quyền truy cập máy tính cho nhân viên, ông Chuang còn cấm bị đơn tiết lộ bất kỳ thông tin nhạy cảm nào của nhân viên.
Ông Chuang không cấm việc sa thải hàng loạt các hợp đồng và nhân viên của USAID. Ông cho rằng mặc dù những cuộc sa thải này có thể đã vi phạm hiến pháp, nhưng chúng đã được các quan chức chính phủ phê duyệt, những người không được nêu tên trong vụ kiện.
Tỉ phú Elon Musk mang 'triết lý SpaceX' vào DOGE ra sao? Các động thái hàng loạt và nhanh chóng trong chính phủ Mỹ của ông Elon Musk phần nào mang dấu ấn của vị tỉ phú khi vận hành doanh nghiệp của mình. "Làm trước, sai ở đâu sửa ở đó" Chính sách cắt giảm hàng loạt nhân viên liên bang của tỉ phú Elon Musk đang tạo làn sóng tranh luận. Dù khẳng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Meta đứng trước nguy cơ mất hai nền tảng Instagram và WhatsApp

WHO: Afghanistan đối mặt cuộc khủng hoảng y tế nghiêm trọng

Ngành hàng xa xỉ toàn cầu trước sóng gió từ cuộc chiến thuế quan Mỹ - Trung

Thổ Nhĩ Kỳ trở lại 'vũ đài' an ninh châu Âu: Cơ hội vàng sau khủng hoảng Ukraine

IMF: Số người di cư và tị nạn toàn cầu tăng gần gấp đôi trong 3 thập kỷ

Trái phiếu châu Á - kênh đầu tư hấp dẫn trong kỷ nguyên thuế quan

Bloomberg tiết lộ biện pháp trả đũa mới của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại với Mỹ

OPEC+ tiếp tục tăng sản lượng dầu thô trong tháng 3

Iran thông báo 'lằn ranh đỏ' trong đàm phán với Mỹ

Nỗi lo thất nghiệp tăng cao nhất ở Mỹ kể từ sau đại dịch

Đánh bom xe chở cảnh sát tại Pakistan, 22 người thương vong

EU gặp khó trong nỗ lực lấp khoảng trống viện trợ do Mỹ để lại
Có thể bạn quan tâm

Sắc xuân rực rỡ ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc
Du lịch
08:23:28 16/04/2025
Biết chồng có người khác, tôi lẳng lặng bỏ đi và mở cửa hàng bánh, ngờ đâu ngày nào anh cũng đến quán đối diện ngồi để "thi gan"
Góc tâm tình
08:22:14 16/04/2025
Nóng: Cảnh sát công bố kết quả xét nghiệm ma túy của "ngọc nữ showbiz"
Sao châu á
08:05:48 16/04/2025
Lộ clip Trấn Thành khóc nức nở ở nhà riêng
Hậu trường phim
08:01:20 16/04/2025
Ô tô giá rẻ ồ ạt nhập khẩu về Việt Nam, thị trường bùng nổ ưu đãi
Ôtô
08:00:18 16/04/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 26: Bố Bình đau thắt lòng nhìn Việt bị sếp mắng chửi
Phim việt
07:47:35 16/04/2025
Trên tay Prince of Persia: The Lost Crown - iPhone 16 series đã xử lý "mượt mà" bom tấn AAA này như thế nào?
Mọt game
07:46:20 16/04/2025
Sao Việt 16/4: MC Mai Ngọc đẹp rực rỡ cuối thai kỳ, Trấn Thành khóc khi xem phim
Sao việt
07:39:10 16/04/2025
Người dân có cần làm lại thẻ căn cước khi sáp nhập tỉnh, thành?
Tin nổi bật
07:17:27 16/04/2025
Cho vay lãi nặng 360%/năm, gã đàn ông bị bắt khi ép 'con nợ' ký giấy
Pháp luật
07:12:24 16/04/2025