Thực hư việc người mẹ tức giận tạo ra độc tố trong sữa mẹ
Người mẹ đang cho con bú tức giận có thể tạo ra độc tố trong sữa mẹ hay không? Bạn sẽ tìm được câu trả lời sớm thôi.
Sữa mẹ được coi là nguồn thực phẩm tự nhiên lý tưởng cho trẻ sơ sinh. Tổ chức Y tế Thế giới WHO khuyến nghị cho trẻ sơ sinh bú sau 1 giờ sau sinh, bú mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu đời và cho con bú đến 2 tuổi.
Các chất sinh dưỡng trong sữa mẹ là phù hợp nhất với hệ tiêu hóa và hấp thụ của trẻ sơ sinh, đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng và phát triển của trẻ trong vòng 6 tháng đầu đời.
Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho bé mà còn có mối quan hệ mật thiết với sự hồi phục của mẹ và sức khỏe lâu dài. Các nghiên cứu khoa học cho thấy các bà mẹ cho con bú có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú và ung thư buồng trứng, có lợi cho phục hồi chức năng sau khi sinh.
Tuy nhiên vẫn còn nhiều hiểu lầm về việc cho con bú, đặc biệt là đối với những bà mẹ mới sinh, những người dễ bị nhầm lẫn bởi những tin đồn.
Có những người cho rằng khi người mẹ đang cho con bú tức giận sẽ sản sinh ra độc tố trong sữa mẹ. Lý giải về điều này, bác sĩ Song Yingna, Chủ nhiệm Khoa Sản, Bệnh viện Đại học Y Liên Minh Bắc Kinh cho biết đây là tin đồn và không có cơ sở khoa học. Việc người mẹ tức giận có thể ảnh hưởng đến việc giảm tiết prolactin, một loại hoocmon tăng tiết sữa khiến cho lượng sữa mẹ giảm đi đáng kể. Đứa trẻ có thể cảm nhận được tâm trạng của người mẹ thay đổi nhưng sữa mẹ hoàn toàn không có độc tố như lời đồn đại.
Moon
Theo Sohu/emdep
3 tư thế cho con bú đúng nhất để sữa mẹ về dạt dào, con nhận đủ sữa "lớn nhanh như thổi"
Cho con bú là bản năng của người mẹ. Tuy nhiên, không ít bà mẹ vẫn cảm thấy lúng túng và lo lắng về tư thế cho con bú đúng cách.
Video đang HOT
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh, đây là sự thật đã được khoa học chứng minh và không ai có thể phủ nhận. Tuy nhiên đối với những ai lần đầu làm mẹ thì việc nuôi con bằng sữa mẹ chắc hẳn là một điều khó khăn, điển hình nhất là tư thế cho bé bú cũng khiến các mẹ lúng túng vì chưa có nhiều kinh nghiệm. Tư thế cho con bú đúng sẽ giúp bé bú mẹ dễ dàng hơn, không bị sặc và hạn chế được tình trạng nôn trớ sau khi bú.
Tư thế cho bé bú đúng sẽ giúp bé bú mẹ dễ dàng hơn, không bị sặc và hạn chế được tình trạng nôn trớ sau khi bú (Ảnh minh họa)
Từ xa xưa, rất nhiều bà mẹ có tư thế cho bé bú đứng, bế bé trên tay hoặc đặt bé trong địu. Trẻ sơ sinh có thể tự tìm vú mẹ và bú nhưng bé vẫn cần cảm giác an toàn và thoải mái khi bú mẹ. Một trong những yếu tố quan trọng nhất khi cho con bú đó là sự thoải mái cho cả mẹ và bé. Mẹ không nên quá căng thẳng hay lo lắng vì như vậy sẽ dẫn đến căng cơ, mệt mỏi và ảnh hưởng đến phản xạ tiết sữa của cơ thể.
Theo Tổ chức dịch vụ Y tế quốc gia Anh (NHS), có 3 tư thế cho bé bú phổ biến và đúng nhất, khuyên các bà mẹ nên áp dụng. Đó là tư thế ngồi, tư thế nằm nghiêng và tư thế ôm bóng. Tùy thuộc vào từng hoàn cảnh mà mẹ có thể chọn cho bé một tư thế bú phù hợp.
1. Tư thế ngồi
Tư thế ngồi là tư thế phổ biến nhất.
Đây có lẽ là tư thế cho con bú phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, nếu mẹ trải qua phương pháp sinh mổ thì tư thế này ban đầu có thể khiến mẹ có cảm giác không thoải mái vì bé nằm ngang bụng gần với vết sẹo mổ. Để bé và mẹ cùng thoải mái nhất, mẹ nên chọn chỗ ngồi trên ghế có phần tựa tay hoặc trên giường có đệm, gối đỡ xung quanh.
Mẹ bế bé nằm ôm vào lòng hoặc nằm trên đùi mẹ, mặt bé đối diện với ngực mẹ, 2 tay tạo thành vòng cung vững chắc để đỡ bé.
Cách cho bé bú:
- Mẹ bế bé nằm ôm vào lòng hoặc nằm trên đùi mẹ, mặt bé đối diện với ngực mẹ, 2 tay tạo thành vòng cung vững chắc để đỡ bé.
- Dùng tay cùng bên ngực cho bú để đỡ đầu-thân bé, tay còn lại có thể giúp bé bú.
- Mẹ có thể gác chân lên một chiếc ghế đối diện để tránh bị ngả về phía trước và cho bé bú thuận tiện.
2. Tư thế nằm nghiêng
Tư thế nằm nghiêng giúp mẹ đỡ đau lưng.
Tư thế nằm nghiêng cho bé bú phù hợp với mẹ sinh mổ hoặc ca sinh khó, còn đau nhiều. Bé bú nằm cũng thuận tiện khi mẹ cho bú vào buổi đêm. Ở tư thế nằm, mẹ nên cho đầu bé nằm cao hơn thân người để hạn chế sữa mẹ bị trào ngược.
Để bé nằm quay mặt vào bầu vú mẹ, kéo bé lại gần để ngậm bắt vú mẹ.
Cách cho bé bú:
- Mẹ nằm nghiêng, có thể kê gối ở đùi và đầu gối.
- Để bé nằm quay mặt vào bầu vú mẹ, kéo bé lại gần để ngậm bắt vú mẹ. Chú ý kiểm tra để đảm bảo tai, vai và hông của bé nằm trên một đường thẳng, không bị cong vẹo hoặc gập người.
- Mẹ có thể dùng tay đỡ đầu hoặc hông bé để bé bú mẹ dễ hơn.
3. Tư thế ôm bóng
Tư thế cho bú bú ôm bóng phù hợp với các mẹ sinh mổ hoặc nuôi bé song sinh.
Tư thế cho bé bú ôm bóng là một vị trí tốt cho cặp song sinh. Mẹ có thể cho các bé ăn đồng thời cùng lúc. Hai bé bú cùng lúc hai bên sẽ tận dụng hoàn toàn lượng sữa mẹ, vì khi một bé bú bên này, sữa ở bầu ngực bên kia cũng chảy theo. Với những mẹ sinh mổ, đây cũng là tư thế bú rất tốt vì em bé sẽ không đè lên vết mổ của mẹ.
Có thể dùng gối hỗ trợ khi cho bé bú ở tư thế ôm bóng.
Cách cho bé bú:
- Đặt bé ở bên hông của mẹ, hai chân bé ở phía sau lưng mẹ, đầu bé hướng về trước và mặt áp vào đầu vú của mẹ.
- Mẹ đặt con nằm ngửa ở bên trái hoặc bên phải mẹ sao cho đầu con ngang tầm với núm vú.
- Nếu bé bú bên trái thì mẹ dùng bàn tay trái đỡ đầu và gáy của con và ngược lại.
- Nhẹ nhàng đưa miệng bé ngậm bắt vú mẹ.
Khi bú đúng tư thế, cả mẹ và bé đều cảm thấy thoải mái, bé bú ngoan, mẹ có thể nghe thấy tiếng nuốt sữa của con. Ngoài ra, mẹ quan sát thấy hai má của bé phồng, cằm chạm vú mẹ, môi dưới của bé đưa ra ngoài, ngậm quầng vú bên dưới nhiều hơn bên trên. Mẹ có thể cho con bú theo tư thế nào cảm thấy thoải mái nhất, hoặc thay đổi tư thế cho bé bú theo vị trí hay tùy theo tư thế mà bé muốn.
Nguồn: NHS
Theo Helino
Đứa trẻ nào cũng hay lè lưỡi, trông thì rất đáng yêu nhưng cũng có khi là biểu bệnh cần lưu ý Hành vi lè lưỡi của các bé trông vô cùng dễ thương và đứa trẻ nào cũng thường xuyên có biểu hiện như thế. Có phải đó là vì trẻ đói hay có nguyên nhân nào khác? Em bé nào trông cũng rất đáng yêu và dễ thương, từ khuôn mặt nhỏ nhắn, đôi mắt tròn xoe, cái miệng xinh xinh cho đến...