Thực hư việc mẹ bầu ăn nhiều trứng vịt lộn sẽ sinh con ra chân dài da trắng
Thực hư về những lời đồn thổi “ mẹ bầu ăn nhiều trứng vịt lộn con sinh ra sẽ da trắng, chân dài” sẽ được làm rõ ngay dưới đây.
Tác dụng của trứng vịt lộn đối với bà bầu
Theo nghiên cứu dinh dưỡng cho biết, trong một quả trứng vịt lộn có 182 kcal năng lượng; 13,6g protein; 12,4g lipit; 82mg canxi; 212mg phốtpho; 600mg cholesterol… Ngoài ra, còn có nhiều betacaroten (435g); vitamin A (875g), một số ít sắt, gluxit, vitamin B1 và C…Về cơ bản, trứng vịt lộn là một món ăn dinh dưỡng, mẹ bầu có thể thêm vào thực đơn khi mang thai của mình. Tuy nhiên,việc ăn trứng vịt lộn khi mang thai cũng nên có chừng mực.
Thực hư việc ăn nhiều trứng vịt lộn mẹ bầu sẽ sinh con chân dài, da trắng
Kể cả với những thực phẩm tốt với cơ thể như thế nào đi chăng nữa thì vẫn cần phải ăn với liều lượng phù hợp, nếu không sẽ mang lại những tác dụng ngược. Và mẹ bầu cần nghiêm túc chú ý điều này. Ăn trứng vịt lộn liên tục trong nhiều ngày, nhiều bữa có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu, làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì và các bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường cho mẹ bầu. Ngoài ra, hàm lượng vitamin A trong trứng vịt lộn cũng khá cao. Nếu ăn quá nhiều có thể gây tình trạng dư thừa vitamin A trong thai kỳ, rất nguy hiểm đối với sự phát triển của thai nhi. Khi mang thai, mẹ bầu cần bổ sung dinh dưỡng từ nhiều nguồn khác nhau, tránh tình trạng ăn quá nhiều một loại thực phẩm.
Hơn nữa, chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh ăn trứng vịt lộn trẻ sinh ra sẽ cao, trắng hay nhiều lông tóc, ho hen,… Những điều đó phụ thuộc vào yếu tố di truyền nhiều hơn là tác động từ dinh dưỡng. Nếu mẹ bầu ăn uống khoa học thì thai nhi tát yếu sẽ phát triển mạnh, phát triển tốt cả trí lực và thể lực. Vì thế, không nhất thiết phải ăn nhiều trứng vịt lộn mới có thể tạo ra những điều kì tích như nhiều người vẫn nghĩ.
Video đang HOT
Những lưu ý cho mẹ bầu khi ăn trứng vịt lộn:
- Mỗi tuần, mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 2 trái trứng vịt lộn, và không nên ăn cùng lúc
- Trứng vịt lộn có hàm lượng đạm khá cao nên không thích hợp ăn buổi tối vì có thể gây khó tiêu, đầy hơi.
- Đối với mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao hoặc các bệnh tim mạch, nên hạn chế không ăn trứng vịt lộn để tránh tình trạng tắc nghẽn mạch máu do lượng cholesterol cao.
- Rau răm thường được ăn kèm với trứng vịt lộn. Tuy nhiên, ăn rau răm trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể làm mẹ bầu ra máu, thậm chí làm tăng nguy cơ sảy thai. Vì vậy, bạn chỉ nên ăn một, hai lá rau răm để tăng hương vị thôi nhé!
- Khi ăn trứng vịt lộn, mẹ bầu không nên ăn cùng lúc các loại thực phẩm nhiều vitamin A như gan động vật hoặc uống bổ sung vitamin…
- Trứng vịt lộn khi ăn nên được rửa sạch và nấu chín kỹ.
Các mẹ bầu nhớ nắm rõ những điều đó, chúc mẹ bầu và thai nhi đều khỏe mạnh nhé!
Theo www.phunutoday.vn
Nguyên tắc ăn uống giúp mẹ bầu "ăn vào con không vào mẹ"
Làm thế nào để ăn tăng ít cân mà con vẫn đủ chất? Đây là điều mà mẹ bầu nào cũng mong muốn nhưng thực hiện được thì chẳng hề dễ.
Ngày nay, cuộc sống vật chất đầy đủ khiến chị em khi mang bầu thường có xu hướng tăng cân đến "chóng mặt" và hậu quả là phải đẻ mổ do những triệu chứng bệnh đi kèm như tiểu đường thai kỳ, thai nhi quá to hoặc cao huyết áp. Vậy làm thế nào để 9 tháng bầu bí mẹ vẫn "mi-nhon" mà con thì đủ chất và phát triển tốt?
Nguyên tắc quan trọng đầu tiên mà mẹ bầu cần ghi nhớ đó là chia nhỏ bữa ăn. Theo các chuyên gia, mẹ nên chia bữa ăn trong ngày của mình thành 3 bữa chính và 3 bữa phụ, việc này không chỉ giúp mẹ kiểm soát cân nặng tốt mà còn có thể hạn chế được các triệu chứng trong thai kỳ như ốm nghén, đầy hơi, khó tiêu,...
- Trong mỗi khẩu phần ăn của mình, mẹ nên chia các nhóm dinh dưỡng theo tỉ lệ này: 25% protein 25% tinh bột 50% rau củ.
- Thay đổi các món ăn một cách thường xuyên: Đây là cách giúp cho những bà bầu bị ốm nghén có thể cảm thấy ngon miệng hơn và kiềm chế lại cả giác thèm ăn một món nhất định nào đó ở một số mẹ bầu. Không được ăn liên tục một món trong nhiều ngày, điều này thật sự không tốt chút nào cả.
- Hạn chế đồ ngọt: Bao gồm các loại bánh ngọt, nước ngọt,...thậm chí là các loại trái cây có vị ngọt tự nhiên như xoài, vải, dưa hấu,... Nếu có thói quen uống nước ép trái cây hoặc sinh tố thì mẹ chỉ nên uống mỗi ngày 1 cốc và tốt nhất là không nên cho thêm đường.
- Thay thế sữa bầu bằng sữa tươi: Nhiều mẹ bầu cho rằng việc uống sữa bầu có thể khiến chỉ số cân nặng tăng nhanh. Dù chưa có thông báo chính thức nào từ các chuyên gia về vấn đề này, nhưng họ khuyến cáo các chị em nên hạn chế việc uống sữa bầu trong thai kỳ của mình. Nếu mẹ vẫn có thể ăn uống bình thường vì việc nạp dưỡng chất từ cả 2 nguồn thức ăn và sữa bầu có thể khiến hệ tiêu hóa của mẹ làm việc quá sức, gây ra rối loạn và điều này thì không tốt cho cả mẹ và thai nhi. Thay vào đó, mẹ nên uống sữa tươi đã tiệt trùng và tách béo hoặc ít béo, loại sữa này "nhẹ đô" hơn với sữa bầu nhưng vẫn cung cấp gần như đầy đủ các dưỡng chất cần thiết và quan trong là nó sẽ không khiến cho mẹ bầu "phát phì".
- Uống đủ 3 lít chất lỏng (bao gồm sữa, nước lọc, nước trái cây, canh,...) mỗi ngày.
- Một lưu ý đặc biệt khác là khi mang thai cơ thể mẹ cần đầy đủ các chất dinh dưỡng, do đó không nên kiêng tuyệt đối tinh bột như nhiều mẹ bầu vẫn làm. Do tinh bột cung cấp năng lượng cần thiết cho mẹ bầu. Thay vào đó nên kiểm soát lượng tinh bột vừa đủ và chọn nguồn tinh bột có lợi. Mẹ có thể thay thế cơm trắng, bún, phở, bánh mì trắng,... bằng bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, khoai lang luộc, bắp luộc, các loại đậu,... để đảm bảo vừa cung cấp đủ ăng lượng cho cơ thể, không bị đói nhanh mà vẫn không lo lên kí nhiều.
- Tập luyện thường xuyên: Việc này không chỉ giúp mẹ giữ được vóc dáng thon gọn trong thai kỳ, giảm nhẹ gánh nặng mang tên "giảm cân sau sinh" mà nó còn giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, khiến cho việc hấp thụ dưỡng chất trở nên dễ dàng hơn, đồng thời hạn chế được các triệu chứng trong thai kỳ như táo bón, chuột rút, mất ngủ, đau lưng khi mang thai,...Tuy nhiên, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia về những bài tập thích hợp với mẹ bầu.
Theo www.phunutoday.vn
7 cách giúp mẹ bầu ngủ xuyên đêm đến sáng Khi có bầu các nội tiết tố trong cơ thể của bạn sẽ thay đổi ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt hàng ngày trong đó có giấc ngủ. Có những mẹ bầu mất ngủ thường xuyên lo lắng liệu có ảnh hưởng tới em bé? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chỉ cách giúp các mẹ có một giấc ngủ thật...