Thực hư về loại “ma độc” gây chết người ở Quảng Trị
Những nạn nhân bị bỏ “ma thuốc độc” thường có các triệu chứng như: Phình bụng, vàng da, tóc rụng nhiều, mệt mỏi, uể oải…
Những cái chết gây hoang mang, lo sợ
Vài năm trước, khắp các ngõ xóm ở Nghệ An, Hà Tĩnh rộ lên thông tin về một loại bệnh có tên gọi là “ma thuốc độc” và đã có không ít những câu chuyện đau lòng xảy ra. Lâu nay, sự việc dần chìm vào quên lãng và ít người nhắc tới. Tuy nhiên, gần đây nó đang trở lại và trở thành nỗi hoang mang của người Vân Kiều, ở tỉnh Quảng Trị.
Cách đây không lâu, có câu chuyện đau lòng đã xảy ra. Một cô giáo sống ở Đăkrông tình nguyện về giảng dạy cho con em đồng bào Vân Kiều. Trong một lần đứng lớp, có cậu học sinh cá biệt không chịu nghiêm túc nghe giáo viên sửa bài, khi bị nhắc nhở còn vô lễ với cô giáo. Cô đã lấy thước đánh vào tay để răn đe.
Ngay hôm đó, bố mẹ cậu ta đến lăng mạ cô giáo này. Không lâu sau, cô đột ngột ốm rồi qua đời. Cái chết bất thường của cô giáo đã làm nhiều người xôn xao cho rằng, phụ huynh kia đã bỏ “ ma thuốc độc” cô giáo để trả thù. Và còn nhiều cái chết bí ẩn không có một kết luận rõ ràng nào đã xẩy ra trên địa bàn các xã của người Vân Kiều ở Đăkrông, Hướng Hóa, khiến họ càng tin vào sự hiện diện của một con “ma” có tên là thuốc độc.
Theo ghi nhận ý kiến của một số già làng xã Tân Long, Hướng Lập, A Túc, xã Thanh Ma, thuốc độc là một loài bùa ngải được bỏ chủ yếu bằng phương pháp hà hơi. Tuy nhiên, có nhiều cách chế biến thuốc, nên cũng có nhiều phương pháp bỏ khác, như đập vào vai người muốn bỏ, hoặc chế biến thành dạng thuốc bột rồi hòa vào nước uống, canh, cơm hoặc rượu.
Chính vì có muôn hình vạn trạng cách bỏ “ma thuốc độc”, nên người Vân Kiều rất sợ loại “ma” này, bởi không biết thế nào mà đề phòng. Còn người miền xuôi lên đây sinh sống, công tác luôn trong trạng thái nơm nớp lo sợ, đề cao cảnh giác.
Cách bỏ thuốc độc rất đơn giản, người ta chỉ cần biết tên họ, địa chỉ của người đó là có thể thực hiện được dễ dàng. Những nạn nhân bị bỏ “ma thuốc độc” thường có các triệu chứng như: Phình bụng, vàng da, tóc rụng nhiều, mệt mỏi, uể oải, buồn nôn, luôn trong trạng thái thèm ngủ. Cơ thể người bệnh bị hủy hoại dần dần. Nếu đi bệnh viện, các bác sỹ không thể phát hiện ra bệnh mà thường chuẩn đoán bị… ung thư.
Người nào trúng độc nặng, máu mũi và miệng bị hộc ra rồi chết, còn người bị nhẹ thì cũng chỉ kéo dài hai tháng, rồi cũng qua đời. Người bị bỏ không thể tự giải được cho mình mà phải nhờ người khác chữa.
Một số người khi thấy có dấu hiệu khác thường, nghi là bị bỏ “ ma thuốc độc” mà biết cách tìm đến các thầy lang địa phương để xin chữa, thì may ra còn giữ được mạng sống.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Quang Tám, nguyên Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa.
Sự thật về những “lớp học” quái đản
Càng tìm hiểu, tôi càng tò mò hơn về loại “ma” đặc biệt này. Trong các cuộc gặp gỡ, nói chuyện với một số già làng, thầy cúng, thầy lang chữa bệnh ở các bản Vân Kiều Quảng Trị, nhiều thông tin thú vị về hiện tượng này đã được mở ra. Cộng với cơ may của mình đã giúp tôi có một “tấm vé” để tiếp cận sự thật. Chuyện chế biến thuốc độc cứ ngỡ chỉ là một hình thức làm lén lút để giữ bí mật, giấu diếm, ai dè, một số nơi còn mở hẳn cả lớp học chiêu mộ học viên.
Để chế ra thuốc độc, một số người dân vùng cao huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) phải lặn lội sang tận Lào tìm thầy xin học. Thời gian một khóa học kéo dài 3 năm với học phí là 8 đồng bạc trắng, một con gà trống, nếp, rượu, vòng, xấn (váy vải) làm lễ.
Một học viên đang theo học lớp đặc biệt này (xin phép được giấu tên – PV) cho biết: “ Để có một loại thuốc độc cho ra thuốc, cần phải có những nguyên liệu cần thiết…“. Vì lý do đặc biệt, chúng tôi không nêu ra những nguyên liệu chế biến ra loại “ ma thuốc độc” này.
Được biết, sau khi có hỗn hợp này, “ma thuốc độc” được cất trên giàn bếp khoảng hai mùa rẫy (tức là một năm – PV). Đây được xem là một loại độc cực mạnh, người nào trúng độc có thể chết lập tức. Tùy theo mức độ bỏ thuốc mà nạn nhân chết ngay, hay chết từ từ. Cách bỏ thường là chế sẵn thuốc vào nước uống, canh, cơm, rượu, khi thuốc vào bụng sẽ phát tán, gây đau đớn.
Cũng người này cho biết thêm, cách đây nhiều năm, có khá nhiều người biết về hình thức bỏ thuốc độc này. Nhưng đến nay, họ đều đã già và qua đời. Bây giờ, vẫn còn khoảng vài chục người ở vùng Hướng Phùng (Hướng Hóa) là biết sử dụng thuốc.
Con vắt rừng hút máu người được xem là một nguyên liệu có thể chế biến “ma thuốc độc”.
Một thầy lang dân tộc có tiếng ở Hướng Hóa cho hay, thuốc độc này còn chế biến theo một cách khác, chứ không phải chỉ có một cách duy nhất.
Quá trình “học” này hoàn toàn diễn ra trong bí mật. Những gì người ngoài biết về các lớp học đó chỉ là sự tồn tại của nó, còn tên các học viên và cách thức dạy như thế nào hoàn toàn không được tiết lộ. Bởi theo chính thầy cúng này cho hay, nếu ông tiết lộ về những người này thì ông và cả chính người viết sẽ không thể sống tiếp (?!).
Theo các già làng, việc những người biết chế biến thuốc độc hoàn toàn không muốn tiết lộ danh tính, hoặc không muốn ai biết mình có biệt tài này. Do sợ người đời xa lánh. Chưa biết thực hư thế nào, nhưng ở đồng bào Vân Kiều, chỉ cần nghi ngờ gia đình nào chế được ma thuốc độc, thì cả bản, làng sẽ cô lập họ. Phần lớn, những nhà này sống khá ẩn dật, không giao lưu và không được người đời giao du. Chính điều đó càng đóng dày thêm lớp màng bí mật bao phủ về loài “ma” này.
Đến nay, “căn bệnh” này vẫn chưa có sự kiểm chứng của khoa học, chỉ là thông tin và theo quan niệm của người Vân Kiều truyền tai nhau. Không ít bệnh nhân bị nghi ngờ bỏ “ma thuốc độc” khi được gia đình mang đến bệnh viện đều có triệu chứng của các loại bệnh như ung thư, xơ gan cổ trướng giai đoạn cuối. Việc chữa trị khi quá muộn, đã khiến khoa học không thể cứu được mạng sống của họ nữa. Thực hư về loài “ma” này vẫn đang là một câu hỏi chưa có câu trả lời xác đáng.
Theo soha
Học mãi... vẫn bằng "0"
Bên cạnh việc học văn hóa, công tác dạy và học nghề ở các trường THPT đến nay được ngành Giáo dục coi trọng với mong muốn bổ sung các kỹ năng thực tế cho học sinh. Thế nhưng thực tế, ý nghĩa mang lại cho các em lại không như kỳ vọng.
Học sinh thực hành nghề tin học
Học vì thành tích
Khi được hỏi về lí do tham gia các lớp học nghề phổ thông, phần lớn các em học sinh, những đối tượng trực tiếp của công tác này đều trả lời rằng: "Học vì sẽ được điểm cộng ưu tiên khi tốt nghiệp".
Thực tế, đa phần học sinh đều không mấy mặn mà và chú trọng đến việc học nghề. Bởi lẽ, điểm cộng cho việc tốt nghiệp nghề phổ thông chỉ là "chiếc phao cứu sinh" đối với những học sinh cá biệt, không đủ điểm để tốt nghiệp các cấp.
Còn đối với những học sinh có lực học trung bình trở lên thì tấm bằng chứng chỉ tốt nghiệp nghề mà các em có được hoàn toàn không có chút giá trị nào.
Song, nếu như nhìn trên diện rộng, tại hầu khắp các trường từ THCS đến PTTH, số lượng học sinh đăng ký học các lớp học nghề gần như tối đa. Số này bao gồm không chỉ các học sinh có học lực yếu và trung bình mà có rất nhiều học sinh thuộc diện khá giỏi.
Vậy lí do nào khiến ngay cả những học sinh có học lực tốt cũng bất chấp việc mất thêm thời gian cho việc học nghề chỉ vì 1 - 1,5 điểm cộng tối đa trong trường trường hợp trượt tốt nghiệp, điều mà có lẽ sẽ không thể xảy ra với các em? Câu trả lời nằm ở phía phụ huynh và nhà trường.
Các trường vận động, kêu gọi, thậm chí là bắt buộc các học sinh của mình học nghề cũng không nằm ngoài mục đích... thành tích. Số lượng học sinh tốt nghiệp nghề phổ thông càng nhiều, đồng nghĩa với việc thành tích đỗ tốt nghiệp của nhà trường càng được đảm bảo hơn...
Quy định của Bộ GD-ĐT nêu rõ, các trường THPT phải tổ chức bố trí cho các học sinh được quyền tự do lựa chọn việc học và nghề học mà các em yêu thích.
Theo đó, các em có thể chọn học một trong số mười một nghề khác nhau như Điện, Tin học, May, Nấu ăn,... Thế nhưng, số trường thực hiện đúng quy định này chỉ đếm được trên đầu ngón tay.
Phó hiệu trưởng Trường THPT Quang Trung (Đống Đa, Hà Nội) - Đoàn Hạnh cho biết, "Dù quy định của Bộ là cho phép học sinh tự do lựa chọn việc học nghề phổ thông nhưng vì đảm bảo cho các em có một kết quả tốt trong kỳ thi tốt nghiệp, chúng tôi vẫn yêu cầu tất cả các em tham gia học nghề. Hiện nhà trường yêu cầu 100% các em học sinh lớp 11 phải đăng kí tham gia học nghề do nhà trường tổ chức..."
Học nhiều mà chẳng được bao nhiêu
Học nghề là học kỹ năng thực tế, nhưng thực sự của việc dạy và học chỉ là "cưỡi ngựa xem hoa". Nếu các em có "nghề" thực sự sau khi học nghề phổ thông thì cũng có thể chấp nhận. Thế nhưng thực tế, sau khi thi xong, được cấp giấy chứng nhận rồi thì các em hầu như "nghề thầy trả thầy".
Một học sinh lớp 8 học nghề phổ thông ngành điện, lên lớp 9 hỏi về nguyên lý mắc mạch song song, không trả lời được. Một học sinh lớp 11, học nghề Thêu từ cấp hai đến giờ mà vẫn không nhớ nổi cách thêu móc hay thêu chữ V như thế nào khi được hỏi....
Vậy là học đông, học nhiều nhưng kết quả thu lại được từ việc dạy và học nghề phổ thông vẫn chỉ quanh quẩn ở con số "0" tròn trĩnh. Do tham gia học nghê theo kiêu lây lê, đôi phó, không ít học sinh được câp giây chứng chỉ nghê loại khá, giỏi hẳn hoi nhưng không bao lâu sau, những kiên thức thu được từ lớp học nghê đã "rơi rụng" hêt.
Đó là chưa kê đên sự lãng phí không nhỏ vê thời gian, chi phí của phụ huynh, học sinh và ngân sách nhà nước. Nêu cho rằng viêc dạy, học và thi nghê phô thông là do nhu câu của phụ huynh và học sinh, thì khi Bô GD-ĐT bỏ chủ trương công điêm khuyên khích liệu học sinh có còn đông lực đê đăng ký theo học?
Không phải ngẫu nhiên khi nhiều người đặt câu hỏi: Viêc duy trì chê đô công điêm khuyên khích cho học sinh trong khi chứng chỉ thi nghê không phản ánh đúng chât lượng học tâp của học sinh là môt biêu hiên của "bênh" thành tích?
Theo soha
Những bức tượng Phật quý giá nhất tại Việt Nam Hàng chục tượng Phật tồn tại qua nhiều thế kỷ được trưng bày trong chuyên đề Di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia, 25 Tông Đản (Hà Nội). Những bức tượng Phật này có từ thế kỷ 17-18, hiện được lưu giữ tại nhiều ngôi chùa tại Việt Nam. Cách bài trí, sắp xếp các...