Thực hư về bộ lạc không đầu
Trong suốt chiều dài lịch sử, loài người luôn tìm cách khám phá sâu hơn nữa vào thế giới xung quanh, thâm nhập vào những điểm tối trên bản đồ…
Bản in miêu tả người không đầu trong quyển “Khám phá Guiana” của Sir Walter Raleigh.
Từ đây, nhiều câu chuyện hấp dẫn được lan truyền, nổi bật trong số này là các tường trình về bộ tộc người không đầu.
Những tài liệu về người không đầu
Một trong những câu chuyện nổi tiếng nhất về những bộ lạc người không đầu bí ẩn sống nơi hoang dã chưa được khai phá trên thế giới đến từ Libya và các khu vực khác của Bắc Phi, đặc biệt dọc theo hệ thống sông Nile.
Nơi đây được cho là có một bộ tộc đáng sợ, gồm những người đàn ông to lớn, cao từ 2m đến 3,5m, với đặc điểm khác thường là không có đầu, khuôn mặt nằm ở ngực. Họ cực kỳ hung dữ, ăn thịt dã thú và cả đồng loại.
Một trong những đề cập sớm nhất liên quan đến sinh vật này thuộc về một nhà thám hiểm Hy Lạp nổi tiếng, Herodotus sống vào thế kỷ thứ V trước CN. Trong tác phẩm Histories (Lịch sử) của mình, ông đã gọi họ là Akephaloi, có nghĩa là “những người không đầu”.
Herodotus cho biết, đã nói chuyện với một số người Libya và được họ khẳng định, người không đầu là có thật chứ không phải chuyện thần thoại.
Câu chuyện về bộ tộc không đầu có thể bị chìm vào quên lãng, nếu không có những tường trình của một số nhà thám hiểm sau đó.
Sau Herodotus mấy trăm năm, nhà tự nhiên học và triết học tự nhiên người La Mã, Pliny the Elder (23 – 79 CN) cũng đã đề cập đến những người không đầu. Ông từng đi nhiều nơi trên thế giới, viết về các hiện tượng địa lý, tự nhiên khác nhau, cũng như mô tả các sinh vật hoặc dân tộc kỳ lạ, huyền bí, đặc biệt là những người không đầu thuộc châu Phi, mà ông gọi là Blemmyae.
Video đang HOT
Trong tác phẩm Natural History (Lịch sử tự nhiên) của mình, ông viết rằng họ “không có đầu, miệng và mắt được đặt trên ngực” và khẳng định đó là một bộ tộc du mục sống lang thang trên hệ thống sông Nile,bản tính man rợ,hiếu chiến khiến người bản xứ trong vùng phải tránh xa. Ngoài ra, cũng theo Pliny the Elder, còn có một bộ tộc gồm những người không đầu sống ở Ấn Độ.
Đến năm 1211, nhà thám hiểm Fermes đã viết về một bộ lạc gồm “những người không có đầu, da màu vàng kim, cao khoảng 3,5m, sống trên một hòn đảo ở Brisone (Ethiopia)”. Năm 1349, một học giả, nhà văn người Đức, Conrad of Megenberg cũng viết về “những người không đầu, cơ thể phủ đầy lông như loài thú hoang” trong tác phẩm Buch der Natur (Sách của thiên nhiên).
Sau đó là quyển The Travels of Sir John Mandeville (Những chuyến du hành của ngài John Mandeville) – một hồi ký của chính Sir John Mandeville được lưu hành từ khoảng năm 1357 – 1371, cũng đề cập đến “những người xấu xí với thân hình bẩn thỉu, rất đáng sợ vì không có đầu, còn đôi mắt thì ở trên vai”. Trường hợp này được tường trình là ở đâu đó thuộc châu Á.
Những câu chuyện về người không đầu trở nên phổ biến trên khắp châu Âu, khơi dậy trí tưởng tượng của các nhà thám hiểm, và sinh vật kỳ lạ này bắt đầu xuất hiện trên các bản đồ trong suốt thời Trung cổ, nổi bật là bản đồ năm 1513 của đô đốc Ottoman và nhà vẽ bản đồ Piri Reis, xác định họ ở gần Brazil.
Họ được mô tả là nhỏ hơn và hiền dịu hơn những người anh em ở châu Phi, với chú thích “Những sinh vật hoang dã này có chiều cao 7 gang tay. Khoảng cách giữa hai mắt của họ khoảng một gang. Tuy nhiên, người ta cho rằng họ là những người vô hại”. Các bản đồ khác ghi nhận họ ở Ấn Độ, nhưng phổ biến nhất là những miêu tả về họ ở châu Phi, đặc biệt là Ethiopia, với mắt ở vai thay vì ở ngực.
Các tường trình về những người không đầu vẫn tiếp tục vào kỷ nguyên Khám phá. Khoảng năm 1589, nhà văn người Anh, Richard Hakluyt, đã mô tả chuyến đi của John Lok đến Guinea, trong đó ông này gặp “người không có đầu” ở những khu rừng rậm.
Một trong những tường trình nổi tiếng về sinh vật lạ này là của nhà thám hiểm huyền thoại Sir Walter Raleigh. Trong một chuyến đi dọc theo sông Caura của Guiana ở Nam Mỹ vào năm 1595, ông cho biết đã từng nghe nói về một bộ lạc người không đầu sống ở đây và ông mô tả họ trong quyển Discovery of Guiana (Khám phá Guiana) của mình như sau: Dọc theo dòng sông Caora, có một tộc người mà đầu của họ không nhô lên quá vai.
Mặc dù, đây có thể được cho là chuyện hoang đường, nhưng về phần tôi, tôi tin là thật, bởi vì mọi đứa trẻ ở các tỉnh Arromaia và Canuri đều khẳng định như vậy. Tộc người này được gọi là Ewaipanoma, có mắt ở vai, miệng ở giữa ngực và một chùm tóc dài vuốt ngược giữa vai.
Người không đầu được mô tả trên bản đồ năm 1599.
Không đầu hay cải trang?
Những tường trình trên đã đưa đến việc các tộc người này được mô tả nhiều trên bản đồ Tân thế giới. Mặc dù, những khám phá ở vùng đất mới, xa xôi luôn kết hợp với nhiều câu chuyện về giống loài kỳ lạ, nhưng người ta vẫn luôn tự hỏi tại sao những người không đầu lại xuất hiện dai dẳng trong suốt chiều dài lịch sử và vì sao họ thường được nhắc đến như những con người thực sự.
Mặc dù ý tưởng về một cái đầu ở giữa ngực có vẻ vô lý, nhưng cũng đã có những giả thuyết giải thích sự kỳ dị này. Có ý kiến cho rằng, người không đầu thực ra là những người bị dị tật bẩm sinh khiến vai của họ nhô cao hơn bình thường, hoặc một số tộc người cố tình thay đổi cơ thể của họ như vậy.
Còn theo một giả thuyết khác, các nhà thám hiểm có thể đã bắt gặp những người bản địa, mặc quần áo hoặc đội những chiếc mũ kỳ lạ, thậm chí mang những chiếc khiên che ngực vẽ khuôn mặt trên đó, mà nhìn thoáng qua dễ bị nhầm là cá thể không đầu.
Một số người thì cho rằng đây là các cá thể hominid (họ người) rậm lông, hoặc những sinh vật giống Bigfoot, thậm chí là người ngoài hành tinh hoặc người xuyên không gian.
Thực sự những gì chúng ta biết là các bộ lạc người không đầu đã được tường trình nhất quán trong suốt lịch sử. Họ vẫn là một bí ẩn và là nguồn cảm hứng cho những tác giả viết về khoa học viễn tưởng.
Ở nơi con gái phải xăm kín mặt từ năm 12 tuổi để tránh bị ép gả chồng
Từ năm 12 tuổi, những người phụ nữ này đã phải xăm kín mặt để bản thân trở nên xấu đi và không bị ép kết hôn.
Trong hơn 1.000 năm, phụ nữ đến từ các bộ lạc ở Myanmar đã trang trí khuôn mặt của mình bằng những hình xăm phức tạp nhằm khiến ngoại hình của mình trở nên xấu đi, từ đó ngăn chặn việc bị bắt cóc hoặc ép cưới. Tuy nhiên kể từ năm 1962, với nỗ lực hiện đại hóa đất nước của Myanmar, chính phủ nước này đã ngăn cấm việc phụ nữ xăm lên mặt, do đó chỉ còn một số rất ít những người phụ nữ còn giữ được phong tục này trên gương mặt của mình, hầu hết họ đều đã ở tuổi "gần đất xa trời".
Nhiếp ảnh gia Marco Vendittelli, 32 tuổi, đến từ thành phố Sorrento, thuộc tỉnh Napoli, Ý, mới đây đã có dịp tới thăm bang Chin, nằm ở phía tây Myanmar để khám phá cuộc sống của những người phụ nữ xăm mình cuối cùng còn sót lại. Trong 7 ngày ở lại đây, ông Marco đã đến rất nhiều vùng để thăm các gia tộc người Dai, Muun, Yindu, Upu, Mkaan và Ngaya.
Trên khắp bang Chin, có khoảng 60 gia tộc và hầu hết các gia tộc này đều có truyền thống xăm mình giống nhau. Các cô gái khi đến 12 tuổi sẽ trải qua nghi lễ xăm lên mặt với nhiều hình thù khác nhau.
Không ai chắc chắn nguồn gốc của tục lệ này, tuy nhiên theo dân gian địa phương, nó bắt đầu bởi vì nhiều phụ nữ ở các gia tộc thường bị bắt cóc bởi những người đàn ông khu vực lân cận, sau đó ép gả làm vợ. Các cô gái ở bang Chin nổi tiếng xinh đẹp, do đó họ trở thành mục tiêu. Để ngăn chặn việc các cô gái bị bắt cóc và ép cưới, những người lớn tuổi đã quyết định che mặt các cô gái bằng những hình xăm để khiến họ trông kém hấp dẫn hơn.
Trong suốt một thiên niên kỷ qua, truyền thống này vẫn được tiếp tục và giờ đây, nó trở thành một phần quan trọng trong bản sắc văn hóa của phụ nữ ở bang Chin. Sau này, rất nhiều người đàn ông ở bang Chin coi việc phụ nữ xăm mình là dấu hiệu của vẻ đẹp và họ chỉ muốn kết hôn với những phụ nữ đã xăm mình trong bộ lạc của họ.
Sau khi đất nước thay đổi, những người phụ nữ cuối cùng trải qua nghi lễ xăm mặt giờ đây đã già, trở thành những người lớn tuổi trong bộ lạc. Những hình xăm độc đáo trên khuôn mặt của họ trở thành dấu tích của văn hóa và thời gian và có lẽ sắp mất đi mãi mãi.
Trong một bức ảnh của nhiếp ảnh gia Marco Vendittelli, một người phụ nữ thuộc gia tộc Dai có những hình xăm chấm đen nhỏ kín khuôn mặt của mình. Bà cũng đeo một chiếc "hoa tai" đặc biệt làm từ tre, kín cả 2 bên tai.
Trong một bức ảnh khác, một người phụ nữ đến từ gia tộc Yindu có hình xăm trên mặt là những đường màu đen mảnh chạy dọc trên cả khuôn mặt, tạo nên một ảo ảnh quang học thú vị.
Nhiếp ảnh gia Marco Vendittelli chia sẻ: "Nhiều người mà tôi tiếp xúc nói rằng họ bắt đầu xăm lên khuôn mặt của mình nhằm mục đích trở nên xấu xí hơn để tránh việc bị bắt cóc. Một số người khác thì kể với tôi rằng họ chỉ đơn giản làm như vậy để chứng tỏ mình là người của bộ tộc.
Tất cả bọn họ đều tử tế và thân thiện. Họ thoải mái giới thiệu các truyền thống của gia tộc khiến tôi cảm thấy bản thân như một phần của gia đình họ. Bang Chin là một nơi tuyệt vời để khám phá và chiêm ngưỡng bản sắc văn hóa của Myanmar mà không bị ảnh hưởng bởi du lịch đại chúng".
Nơi phụ nữ nong môi cả mét để kiếm chồng giàu, đàn ông đánh nhau đổ máu để kiếm vợ Không chỉ là một bộ tộc bí ẩn, lâu đời, người dân sống tại đây cũng có những phong tục tập quán vô cùng độc đáo và kỳ lạ. Bộ tộc Suri sống tại phía tây thung lũng Omo, Ethiopia, là một trong những bộ tộc lâu đời và bí ẩn nhất trên thế giới. Hầu hết người dân nơi đây vẫn sống...