Thực hư về bằng sáng chế iPhone camera kép thuộc về ai?
Mới đây, Corephotonics là công ty công nghệ chuyên về camera đã đệ đơn kiện Apple vi phạm một số bằng sáng chế.
Trong những năm qua, công ty Israel đã đệ trình một vài vụ kiện dân sự và vụ kiện mới nhất là một nỗ lực khác bảo vệ bản quyền sản phẩm của mình. Theo Corephotonics cho biết đã đàm phán với Apple từ năm 2012 và suốt những năm qua, Corephotonics đã thảo luận chi tiết về các mô-đun máy ảnh kép với đội ngũ kỹ thuật của Apple.
Thêm vào đó, báo cáo cũng cho biết Apple đã được cấp phép để truy cập tài liệu ống kính tele năm thành phần vào năm 2012, bảng thử nghiệm và ống kính vào năm 2014 và một tệp mô phỏng hộp đen cho các thiết kế ống kính cùng với các mô hình phần mềm và nguyên mẫu hệ thống.
Vào năm 2016, Apple đã ra mắt iPhone 7 Plus với camera kép, nhưng lại không đạt được thỏa thuận nào với Corephotonics trước đó. Cũng trong thời điểm này, một quan chức cấp cao của Corephotonics đã tìm đến Apple một lần nữa để nối lại các cuộc đàm phán hợp tác một tháng trước khi ra mắt nhưng không thành công.
Ngoài ra, Corephotonics cũng đệ đơn kiện Apple về vi phạm bằng sáng chế đầu tiên vào tháng 11/2017, sau khi kiểm tra mô-đun camera của iPhone 7 Plus và iPhone 8 Plus, tuyên bố rằng công nghệ zoom trên hai dòng sản phẩm này là dựa trên bằng sáng chế của Corephotonics.
Video đang HOT
Vụ kiện thứ hai tiếp theo vào tháng 4/2018 liên quan đến iPhone X và vụ kiện tiếp theo cáo buộc các sản phẩm iPhone XS và XS Max. Hãng cũng tuyên bố rằng Apple biết rõ về các vi phạm bằng sáng chế. Về phía Apple vẫn “im lặng” về vụ kiện bằng sáng chế này của Corephotonics.
Theo FPT Shop
Apple chi 1 tỷ USD mua lại phần lớn mảng sản xuất modem của Intel
Apple đã chi 1 tỷ USD để mua lại phần lớn hoạt động sản xuất modem của Intel. Thương vụ này giúp 'táo khuyết' tự cung ứng chip cho smartphone của mình.
Theo Reuters, ngày 25/07 Apple đã chi 1 tỷ USD để mua lại phần lớn hoạt động sản xuất modem của Intel. Đây là bước tiến lớn trong việc tự đảm bảo nguồn cung chip điện thoại thông minh của Apple.
Theo thỏa thuận, khoảng 2.200 nhân viên của Intel sẽ gia nhập Apple, cùng với sở hữu trí tuệ và trang thiết bị từ Intel. Kết hợp với hoạt động hiện tại, Apple sẽ có 17.000 bằng sáng chế công nghệ mạng không dây, từ các tiêu chuẩn truyền thông di động đến modem.
Thương vụ này đưa Apple trở thành đối trọng với những công ty sở hữu bằng sáng chế 5G lớn khác, như Huawei.
Sau thỏa thuận, Intel sẽ giữ quyền phát triển modem cho các ứng dụng không phải điện thoại thông minh, như máy tính, thiết bị công nghiệp và xe tự lái.
Chip modem là thiết bị quan trọng giúp kết nối iPhone với các mạng dữ liệu không dây. Tuy nhiên, từ trước đến nay Apple luôn phụ thuộc vào các nhà cung cấp bên ngoài.
Intel đã định vị mình là nguồn cung cấp chip modem iPhone duy nhất trong năm 2018 sau khi Apple tham gia vào cuộc chiến pháp lý kéo dài với nhà cung cấp trước đó là, liên quan đến cấp phép sử dụng bằng sáng chế và tiền bản quyền.
Việc mua lại modem Intel giúp Apple giảm sự phụ thuộc vào các nhà cung ứng linh kiện.
Tháng 4/2018, Apple bất ngời đạt thỏa thuận tiếp tục sử dụng modem của Qualcomm cho iPhone. Vài giờ sau đó, Intel cho biết họ có thể sẽ ngừng kinh doanh modem di động.
Các thương vụ mua lại của Apple chủ yếu là các công ty nhỏ. Do đó, thương vụ mua lại Intel trở thành thương vụ mua bán lớn thứ hai trong lịch sử Apple, sau thương vụ mua Beats Electronics trị giá 3,2 tỷ USD vào năm 2014.
Thỏa thuận với Intel sẽ thúc đẩy mục tiêu tự tạo ra chip modem của Apple. Hai đối thủ lớn nhất thế giới của Apple - Samsung và Huawei - đã có khả năng tự cung cấp chip modem.
Năm 2018, Apple đã nỗ lực để phát triển modem của riêng mình, nhưng nhà sản xuất iPhone chưa bao giờ chính thức thừa nhận nó. Vào tháng 2, Reuters cho biết, Apple đã chuyển các nỗ lực kỹ thuật modem của mình sang cùng một đơn vị thiết kế chip tạo ra bộ xử lý tùy chỉnh cho các thiết bị của mình, báo hiệu sự nhân đôi trong việc theo đuổi chip modem tự thiết kế.
Trước đó, giám đốc điều hành của Apple, Tim Cook, cũng cho biết công ty muốn kiểm soát số phận công nghệ của chính mình, điều mà các nhà phân tích đã gọi là "Học thuyết Cook".
"Chúng tôi tin rằng chúng tôi cần sở hữu và kiểm soát các công nghệ chính đằng sau các sản phẩm mà chúng tôi tạo ra", ông Tim Cook từng nói với các nhà đầu tư vào năm 2009.
Theo zing
Huawei thua kiện công ty thiết kế chip Mỹ về bí mật thương mại Một bồi thẩm đoàn Mỹ đã ra phán quyết nhà thiết kế chip bán dẫn ở California CNEX Labs Inc không đánh cắp bí mật thương mại của hãng điện tử khổng lồ Trung Quốc Huawei Technologies Co Ltd. (Nguồn: AP) Ngày 26/6, một bồi thẩm đoàn Mỹ đã ra phán quyết nhà thiết kế chip bán dẫn ở California CNEX Labs Inc...