Thực hư ‘tế bào gốc’ làm đẹp da
Ghi nhận tại Khoa Thẩm mỹ da, Bệnh viện Da liễu TP.HCM, gần đây có nhiều trường hợp bệnh nhân bị biến chứng trầm trọng do tiêm các sản phẩm được gọi là “ tế bào gốc” làm đẹp da.
Bệnh nhân bị biến chứng do sử dụng phương pháp được gọi là “tế bào gốc” nhưng thực chất không phải – ẢNH: BỆNH VIỆN CUNG CẤP
Từ biến chứng đến di chứng
Chị N.B.M (40 tuổi, ngụ Q.Bình Thạnh, TP.HCM) cho biết, một tuần trước, chị làm đẹp da mặt tại một cơ sở spa. Qua tư vấn, chị đồng ý thực hiện phương pháp “ trẻ hóa làn da” bằng cách tiêm tế bào gốc. Về nhà, da mặt chị nổi đầy sẩn đỏ, kéo dài cả tuần không hết, gây khó chịu và mất thẩm mỹ nên chị M. quyết định đến Bệnh viện Da liễu TP.HCM khám, điều trị.
Việc chiết tách tế bào gốc đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, bao gồm quay ly tâm, ly giải hồng cầu và collagen, rửa, phân đoạn mô đệm mạch… Môi trường nuôi cấy của các tế bào gốc cũng đòi hỏi những tiêu chuẩn nghiêm ngặt như: vô trùng, bảo quản ở nhiệt độ từ -80oC… Vì vậy, không thể có sản phẩm “tế bào gốc” tràn lan với giá chỉ vài trăm ngàn đồng trên thị trường được.
Tương tự, chị N.T.H (45 tuổi, ngụ Q.2, TP.HCM) đến Bệnh viện Da liễu TP.HCM trong tình trạng mặt sưng phù với nhiều nốt bầm tím. Trước đó 2 ngày, chị có đến thẩm mỹ viện tại Q.2 tiêm tế bào gốc của Hàn Quốc theo tư vấn của nhân viên tại đây. Sau tiêm 1 ngày, mặt chị H. sưng phù, đau nhức và phải nhập viện.
Theo thạc sĩ – bác sĩ Trần Nguyên Ánh Tú, Phó trưởng khoa Thẩm mỹ da, Bệnh viện Da liễu TP.HCM, các bệnh nhân bị biến chứng, tai biến do các thành phần có trong sản phẩm đã được tiêm vào da để làm đẹp, gây phản ứng trên cơ thể. Việc điều trị những tai biến này mất nhiều thời gian và chi phí. Thậm chí, có nhiều trường hợp phục hồi không hoàn toàn để lại di chứng trên da.
Theo thống kê, trung bình mỗi tháng, Bệnh viện Da liễu TP.HCM tiếp nhận từ 5 – 7 bệnh nhân bị tác dụng phụ, biến chứng, tai biến sau khi sử dụng các sản phẩm “tế bào gốc” dưới dạng tiêm, bôi, uống để làm đẹp.
“Thực chất, các sản phẩm mà các thẩm mỹ viện, spa giới thiệu là “tế bào gốc” và tiêm cho những trường hợp trên không hề có bất cứ một tế bào gốc sống nào trong sản phẩm”, bác sĩ Tú khẳng định.
Chưa được cấp phép tại Việt Nam
Video đang HOT
Theo bác sĩ Trần Nguyên Ánh Tú, tế bào gốc là phương pháp những năm gần đây được các nước trên thế giới nghiên cứu, ứng dụng trong điều trị các bệnh lý da miễn dịch và hệ thống như: vảy nến, xơ cứng bì hệ thống, ly thượng bì bóng nước hay ung thư da… Trong lĩnh vực thẩm mỹ, tế bào gốc cũng được nghiên cứu để điều trị tình trạng lão hóa da, sẹo xấu, sẹo bỏng…
“Việc ứng dụng tế bào gốc trong da liễu nói chung và thẩm mỹ, chăm sóc da nói riêng vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu để có nhiều chứng cứ khoa học rõ ràng về hiệu quả và tính an toàn, trước khi áp dụng điều trị rộng rãi cho bệnh nhân”, bác sĩ Tú thông tin.
Tuy nhiên, gần đây trong nước lại rộ lên phương pháp làm đẹp da bằng “tế bào gốc”. Theo bác sĩ Tú: “Cho đến thời điểm hiện nay, tại Việt Nam chưa có cơ sở y tế nào được Bộ Y tế cấp phép triển khai kỹ thuật ứng dụng công nghệ tế bào gốc trong lĩnh vực da liễu và thẩm mỹ”.
Việc tiêm vào cơ thể sản phẩm có chứa tế bào gốc còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Cụ thể, bác sĩ Tú giải thích: Các trường hợp chiết tách tế bào gốc cùng loại mô nhưng có nguồn gốc từ những người khác nhau có thể gây ra phản ứng dị ứng, hay nặng hơn là tình trạng thải mảnh ghép khởi phát sau nhiều năm điều trị. Đặc biệt, phản ứng dị ứng vẫn có thể xảy ra ngay trong trường hợp lấy tế bào gốc từ cơ thể của một người và sử dụng cho chính người đó do nguy cơ dị ứng đến từ các thành phần, hợp chất trong quá trình nuôi cấy.
Mặt khác, khi tiêm tế bào gốc vào cơ thể, chúng ta không thể kiểm soát hoàn toàn được sự phát triển và biệt hóa của các tế bào gốc sẽ diễn ra trong cơ thể như thế nào, dẫn đến xuất hiện các khối u thứ phát. Vì vậy, người dân cần tham khảo ý kiến chuyên gia ở các cơ sở y tế uy tín và được cấp phép để tránh gây hại cho sức khỏe của chính mình.
Bôi thuốc 'dân tộc' vô, toàn thân sưng vù, nứt da, đóng vảy...
"Mỹ phẩm thiên nhiên được rất nhiều anh chị em tin dùng", "đảm bảo không gây tổn thương"... Hết mụn ngay, da sẽ sáng đẹp, hồng hào, căng bóng, mịn. Còn ông V. thì mua thuốc "dân tộc Dao" về trị vảy nến...
Toàn thân ông V. bị đau nhức, sưng phù, da đỏ, nứt, tróc vảy, đi lại rất khó khăn - Ảnh: BVCC
Gần đây, Bệnh viện Da liễu TP.HCM liên tục tiếp nhận những ca bệnh bị dị ứng, biến chứng do tự mua các sản phẩm làm đẹp trên mạng không rõ nguồn gốc, thậm chí mua cả thuốc trên mạng về điều trị vì quảng cáo quá hấp dẫn.
Chưa khi nào mua hàng lại dễ như thời nay, chỉ cần vào mạng lựa chọn. Sản phẩm được chọn sẽ được giao đến tận nhà. Không chỉ các loại hàng hóa mà hiện nay các sản phẩm làm đẹp không rõ nguồn gốc, thậm chí "thuốc" trị bệnh cũng được rao bán rầm rộ trên mạng. Chỉ cần một cái nhấp chuột là đã mua được sản phẩm.
Thoa chỗ nào cũng... đẹp?
Tràn ngập trên mạng nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc, các sản phẩm làm đẹp như kiểu muốn gì có đó, thoa chỗ nào cũng đẹp trắng sáng. Các sản phẩm đắp mặt, trị mụn, trị sẹo rỗ..., thậm chí làm đầy sẹo lõm cũng có luôn.
Quảng cáo nào cũng đầy tính "mời gọi" như "đây là những mỹ phẩm thiên nhiên được rất nhiều anh chị em tin dùng", "chiết xuất từ 100% thiên nhiên", "đều là những thành phần vô cùng lành tính", "sử dụng an toàn", "đảm bảo không gây tổn thương"... Và hiệu quả sử dụng thì rất hấp dẫn như sẽ hết mụn ngay, da sẽ sáng đẹp, hồng hào, căng bóng, mịn...
Nghe theo lời quảng cáo trên mạng về một loại mặt nạ đông y đắp lên sẽ làm trắng, đẹp da, bệnh nhân nữ N.T.H., 21 tuổi, ngụ ở Long An, đã mua loại mặt nạ này về sử dụng. Chỉ sau 2 lần đắp, mặt bệnh nhân đã bị sưng phù, nổi mụn mủ khắp mặt... và phải và Bệnh viện Da liễu TP.HCM điều trị.
Khắp người nứt nẻ vì thuốc trên mạng
Ông N.V.V., 64 tuổi, ngụ ở Đắk Lắk, nhập Bệnh viện Da liễu TP.HCM trong tình trạng toàn thân đau nhức, sưng phù, da đỏ, nứt, tróc vảy, đi lại rất khó khăn. Ông đã được nhập viện do bị tai biến nặng vì trước đó đã mua thuốc trên mạng để điều trị vảy nến.
Ông V. kể, ông bị vảy nến 4 năm nay với tình trạng sức khỏe tốt. Mấy ngày trước ông nghe người thân chỉ có loại thuốc dân tộc Dao có thể điều trị dứt điểm bệnh vảy nến. Ông V. tìm hiểu và đặt mua online của một nhà thuốc trên mạng với giá gần 200.000 đồng/tuýp. Bôi xong, da ông bị khô, đóng vảy. Bôi hết tuýp thuốc, da ông đỏ tấy, toàn thân sưng vù, nứt da, đóng vảy.
Theo tên sản phẩm mà ông V. đã sử dụng, chúng tôi lên mạng tìm hiểu thì thấy sản phẩm được quảng cáo rất hấp dẫn như "bạn có tin được điều này không, nhưng điều đó là sự thật khi có đến 80% người dùng kem da liễu T.M.H bị vảy nến đã có được những tín hiệu và sự suy giảm sự khó chịu của bệnh vảy nến, giảm thâm đỏ, các vảy trên cơ thể"... Ông V. cũng vì quá tin vào quảng cáo này nên đã mua loại thuốc này về dùng.
Sưng phù, kích ứng, nhiễm trùng
BS CKII Nguyễn Vũ Hoàng - phó trưởng khoa lâm sàng 2 Bệnh viện Da liễu TP.HCM - cho biết bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc trên nền bệnh vảy nến. Hiện bệnh nhân được điều trị bằng kháng sinh, kháng viêm và chăm sóc tại chỗ.
Hiện nay bệnh vảy nến chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nhưng y học có nhiều loại thuốc uống, thuốc bôi, thuốc thoa. Đặc biệt, hiện nay có thuốc sinh học có khả năng khống chế được bệnh vảy nến gần như hoàn toàn, bệnh nhân có cuộc sống gần như người bình thường.
Để điều trị bệnh đúng cách, tránh các tai biến xảy ra, BS Hoàng khuyến cáo bệnh nhân không được tự ý mua thuốc về điều trị, nhất là những loại thuốc không rõ nguồn gốc vì có thể gây ra tình trạng kích ứng tại chỗ, nhiễm trùng, thậm chí nhiễm trùng huyết có thể dẫn đến tử vong.
BS CKII Võ Thị Đoan Phượng - trưởng khoa lâm sàng 1 Bệnh viện Da liễu TP.HCM - khuyến cáo liên quan đến việc viêm da cấp tính của bệnh nhân nữ N.T.H., 21 tuổi: "Các chị em cần thận trọng trong việc lựa chọn và sử dụng các mỹ phẩm làm đẹp, đặc biệt không nên sử dụng các sản phẩm không rõ nguồn gốc hoặc tin tưởng các thông tin không chính xác trên mạng xã hội.
Khi có bất kỳ biểu hiện bất thường, lập tức đến thăm khám ngay tại các bệnh viện có chuyên khoa da liễu có uy tín để được điều trị kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc".
Tác dụng phụ nghiêm trọng
ThS.BS Trần Nguyên Ánh Tú - phó trưởng khoa thẩm mỹ da Bệnh viện Da liễu TP.HCM - cho biết Bệnh viện Da liễu TP.HCM tiếp nhận khá nhiều trường hợp bệnh nhân đến khám vì da bị tổn thương do mỹ phẩm không rõ nguồn gốc.
Các mỹ phẩm được quảng cáo rất hấp dẫn này thường chứa các thành phần không an toàn cho da, trong đó có corticoid.
Khi mới sử dụng da thường nhanh chóng trắng sáng, mịn màng, đa số hợp với tất cả các loại da nên bệnh nhân có tâm lý rất hài lòng.
Nhưng sau vài ngày đến vài năm da bắt đầu mỏng đi, nổi các mạch máu đỏ, xuất hiện các vết nám, mụn trứng cá và trở nên rất nhạy cảm, thường xuyên ngứa rát, châm chích...
Tương tự đối với các bệnh lý da như vảy nến, viêm da cơ địa, nấm da... việc tự ý mua thuốc bôi trên mạng, thuốc dân gian cũng gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng.
Trước hết, các thành phần điều trị không đúng sẽ không thể giúp da khỏi bệnh mà ngược lại làm tổn thương da càng nặng hơn, lan rộng hơn.
Chưa kể các loại kem và thuốc bôi này còn có khả năng gây kích ứng, dị ứng làm da bong tróc, đỏ rát, sưng nề, nổi mụn nước, rỉ dịch...
Đặc biệt trên những người đã có các bệnh lý da sẵn thì tình trạng tổn thương da càng trầm trọng, nhiều trường hợp phải nhập viện điều trị.
Người sưng phù, nứt nẻ do mua thuốc trị vảy nến trên mạng Bệnh viện Da liễu TP.HCM vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân bị tai biến nặng do tự ý mua thuốc trên mạng để điều trị vảy nến. Bệnh nhân N.V.V. (64 tuổi, ngụ tại Đắk Lắk) nhập viện tại Bệnh viện Da liễu TP.HCM trong tình trạng toàn thân đau nhức, sưng phù, da đỏ, nứt, tróc vảy, đi lại rất...