Thực hư sự xuất hiện của DOTA2 Mobile – Dự án của Valve hay cú ‘cà khịa’ tới LMHT và Riot Games?
Cộng đồng những ngày qua không khỏi dậy sóng với sự xuất hiện của DOTA2 Mobile.
Trong những năm vừa qua, hàng loạt tựa game MOBA trên di động đã xuất hiện và tạo nên cơ sốt thực sự trong giới game thủ. Đây là mảnh đất màu mỡ và có tiềm năng khai thác cực kì lớn nên rất nhiều nhà phát hành muốn chiếm lĩnh. Vì thế mới có chuyện Riot Games sau hơn 10 năm chỉ làm LMHT trên PC, họ đã công bố và đưa LMHT: Tốc Chiến vào giai đoạn thử nghiệm, hứa hẹn ra mắt trong thời gian sớm nhất.
Điều thú vị ở đây đó là Philippines vốn nổi tiếng về việc DOTA2 là “quốc game” lại là một trong những nơi được chọn để thử nghiệm LMHT: Tốc Chiến. Chuyện game thủ DOTA2 không ưa gì LMHT thì chẳng ai lạ gì, vì thế khi LMHT: Tốc Chiến xuất hiện ở quốc gia này khiến cộng đồng “thượng đẳng” ở quốc gia này chắc chắn sẽ khó chịu và có những động thái phản ứng của riêng mình.
Đáng chú ý nhất là BLV KuyaNic, nhân vật có ảnh hưởng lớn tới cộng đồng DOTA2 Philippines, đã lên sóng livestream với tiêu đề “Dota 2 Mobile Alma Test!” khiến người ta không khỏi bất ngờ. Điều đặc biệt nhất ở đây đó là anh chàng stream chơi DOTA2 Mobile như thật, lại còn sử dụng Invoker, một tướng có bộ kỹ năng vô cùng phức tạp, thậm chí phiên bản “mobile” này còn có đầy đủ những tính năng của Battle Pass TI10.
Game thậm chí còn chạy vô cùng mượt mà tới mức khiến người ta khó mà tin nổi đó là thật. Mặc dù “trông như thật” nhưng video trên của anh chàng KuyaNic này cũng không thể lọt qua mắt của những người chơi tinh ý. Rất nhiều bằng chứng cho thấy rằng đây thực chất chỉ là một game đấu DOTA2 bình thường, anh chàng chỉ lồng giao diện của game mobile vào mà thôi.
DOTA2 Mobile
Đầu tiên chúng ta có thể nhận thấy rõ ràng nhất đó là trong video trên không hề có biểu hiện cho thấy KuyaNic bấm vào màn hình điện thoại để điều khiển tướng. Trong khi đó ở những game Mobile khác khi livestream, những hành động như di chuyển tướng, đánh thường đều hiện lên trên màn hình.
Hơn nữa, trong những game như Liên Quân Mobile chẳng hạn, người chơi không thể thực hiện kỹ năng cancel animation, tạm hiểu là hủy hoạt ảnh dùng chiêu thức, đòn đánh thường. Tuy nhiên trong video kể trên, chúng ta có thể thấy Invoker thực hiện kỹ năng này liên tục, rất giống khi dùng phím S trên bàn phím bình thường, khiến người rất khó để tin rằng đó là game di động.
Khi thực hiện đòn đánh thường ở trong Liên Quân Mobile thì sẽ có hoạt ảnh thể hiện rằng người chơi bấm vào nút đó
Video đang HOT
Trong khi đó trên stream của KuyaNic thì không hề có điều này, thậm chí còn chẳng có dấu hiệu gì là anh chàng đang dùng trỏ điều hướng di chuyển của tướng cả
Điều thứ hai khiến người ta tin rằng đây là một “cú lừa” của anh chàng streamer người Philippines đó chính là lỗi trong việc thiết kế giao diện. Chúng ta có thể thấy rằng ở ô kỹ năng trong video, có một dòng nhỏ ở bên dưới để hiển thị năng lượng tiêu hao. Tuy nhiên do giao diện trên Mobile ô kỹ năng là hình tròn chứ không phải hình vuông như trong DOTA2 nên nó đã che đi gần hết số 5 trong số 125 năng lượng tiêu hao đó rồi.
Nên nhớ rằng Valve là một nhà làm game vô cùng tỉ mỉ, nếu họ là DOTA2 Mobile thật thì sẽ không có những lỗi ngớ ngẩn như vậy. Điều này cho thấy đây chỉ là là một sản phẩm tự làm của game thủ mà thôi.
Số 5 trong giao diện năng lượng tiêu hao bị che quá thô thiển cho thấy nó không phải là sản phẩm “chính chủ”
Game thủ tinh ý nhận ra anh chàng này đang “diễn” chứ không phải đang chơi game thực sự
Phiên live stream của anh chàng KuyaNic này được thực hiện cách đây 3 ngày, tức là chỉ ít ngày sau khi LMHT: Tốc Chiến chính thức được test tại Philippines. Có thể nói đây là động thái từ cộng đồng DOTA2 Philippines rằng nếu thích thì chúng tôi cũng có game MOBA di động của riêng mình chứ không cần phải chạy sang LMHT: Tốc Chiến làm gì.
DOTA2 ở Philippines có thể coi là “quốc game”
Dù vậy thì thực tế viễn cảnh DOTA2 Mobile xuất hiện là rất khó xảy ra, trò chơi này có quá nhiều cơ chế phức tạp và game đấu thì diễn ra trong một tời gian tương đối dài. Trong khi đó tiêu chí của những game di động lại là đơn giản, dễ hiểu và chơi nhanh nhất có thể. Hơn nữa Valve cũng không có thế mạnh ở mảng Mobile nên muốn họ làm game di động là rất khó.
Valve có thế mạnh làm game PC chứ không phải là các trò chơi di động
Có lẽ video trên của BLV KuyaNic chỉ dừng ở mức độ một sản phẩm “fanmade” hoặc mang mục đích “ cà khịa” nào đó mà thôi, chứ chuyện đưa được DOTA2 lên di động gần như là không thể.
Có thể bạn không tin - Không phải Riot, chính cha đẻ của DOTA2 mới là nhà phát hành đầu tiên của LMHT
Thậm chí khi đó bạn không được tải miễn phí như bây giờ mà còn phải mua LMHT với cái giá không hề rẻ chút nào.
Trong thập kỷ vừa qua, biến động lớn nhất của làng game chính là việc Esports hay Thể Thao Điện Tử bùng nổ trở thành cơn sốt cho tới thời điểm hiện tại. Nó đã thay đổi quan niệm của nhiều người về việc chơi game, thay vì cắm mặt cày một trò chơi console nào đó, người ta có khuynh hướng tìm tới những trò chơi kết nối với nhiều người và tranh đấu với nhau.
Những trò chơi mang thiên hướng đồng đội ngày càng được ưa chuộng hơn là những game console
Và 2 cái tên lớn nhất trong làng Esports suốt một thập kỷ vừa qua không ai khác chính là Valve và Riot Games với hai cái tên cạnh tranh quyết liệt về mọi mặt là DOTA2 và LMHT. Chúng ta hẳn sẽ nghĩ rằng "ồ bọn họ cạnh tranh với nhau như vậy, làm gì có chuyện một bên chấp nhận mở bán game của đối thủ trên nền tảng của mình". Đó hẳn là câu chuyện hiển nhiên và ai cũng tin là sự thật rồi.
Chả ai nghĩ tới chuyện Valve từng phát hành LMHT của Riot Games cả.
Tuy nhiên cuộc sống thì không biết trước được điều gì và ngay cả chuyện này cũng vậy, LMHT từng có thời điểm được phát hành trên Steam của Valve, thậm chí còn từ trước khi DOTA2 được ông trùm này phát hành. Trở lại vào thời điểm năm 2010, Riot Games khi đó vẫn là một công ty nhỏ với những nhà phát triển hoàn toàn vô danh, họ đang thử nghiệm một trò chơi có tên League of Legends aka LMHT.
LMHT vào những năm 2010 vẫn còn cực kì thô sơ, thậm chí Riot Games còn không đủ kinh phí để tự mình phát hành game
Bài toán đặt ra cho Riot khi đó là làm thế nào để game thủ có thể tiếp cận với trò chơi của mình đây? Game thủ thì quen ngồi máy tính, chuyện bán đĩa ở các cửa hàng bán game truyền thống thì không mang tới hiệu quả, bản thân Riot Games thì chưa nghĩ ra cách để game thủ có thể tải và cài game trực tuyến.
Giải pháp khi đó là Riot Games tìm tới hệ thống bán game trực tuyến lớn nhất lúc bấy giờ - Steam của Valve, và thế là LMHT được phát hành đầu tiên trên Steamstore vào đầu năm 2010. Vài tháng sau đó khi trò chơi của Riot Games phát triển nhanh chóng ở Bắc Mỹ cũng như bản thân công ty này quyết định cho game thủ tải game miễn phí, họ có thể tự mình phát hành game mà không cần phải nhờ tới Valve và Steam nữa.
Một game thủ từng mua LMHT qua hệ thống Steam vào năm 2010 chia sẻ: "Vào đầu năm 2010, LMHT từng được bán ở trên Steam store với giá 20 euro và bạn sẽ nhận được Collector Pack (gồm 20 tướng, ngọc và skin Annie Gô tích) và một chút RP. Vài tháng sau đó, LMHT đã được Riot gỡ khỏi Steam Store để tự mình phát hành game do họ không muốn trả tiền cho Steam nữa"
Nên nhớ rằng vào thời điểm 2010 đó, DOTA2 thậm chí còn chưa một ai nghĩ tới, người ta vẫn ngày ngày chơi Custom map DotA Allstars. Mãi tới năm 2011 thì sự kiện The International 2011 mới diễn ra và DOTA2 mới chính thức xuất hiện, nổ phát súng đầu tiên cho sự cạnh tranh giữa Riot Games và Valve. Và mọi chuyện cứ tiếp diễn cho tới thời điểm hiện tại khi LMHT và DOTA2 là những tựa game Esports lớn nhất thế giới.
The International 2011 là giải đấu Esports triệu đô đầu tiên trong lịch sử
Có một điều khá hài hước là mặc dù từ lâu đã được phát hành độc lập, thế nhưng bạn vẫn có thể chơi LMHT thông qua Steam ở ngay thời điểm này. Thậm chí nếu bạn tìm tên game "League of Legends" trên Steamcharts, LMHT vẫn sẽ hiện ra như bất kì game nào được bán trên Steam vậy. Điều đáng nói là số người chơi LMHT qua Steam chỉ đếm trên đầu ngón tay mà thôi.
Số người chơi LMHT qua Steam chưa tới con số 10
Thế mới thấy trên đời này không gì là không thể, kể cả những thứ hoang đường nhất như Valve từng mở bán LMHT trên Steam.
Kể từ sau TI 10, hệ thống DPC của DOTA2 sẽ được tổ chức tương tự với format giải đấu LMHT Có vẻ như sau bao năm tổ chức giải đấu, Valve mới chịu học hỏi mô hình làm Esports mà Riot Games áp dụng vào LMHT. Mặc dù tồn tại nhiều điểm khác biệt giữa và game thủ của 2 tựa game DOTA2 và LMHT chả ưa gì nhau nhưng có một điều phải công nhận rằng cách làm Esports của Riot Games...