Thực hư quan hệ khi mang thai dễ gây sảy thai, sinh non?
Nhiều ý kiến cho rằng quan hệ khi đang mang thai sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé, vậy thực hư ra sao? Dưới đây là những kiến thức cần thiết để giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.
Có nên quan hệ khi mang thai?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, quan hệ khi mang thai là an toàn cho sức khỏe mẹ và bé, trừ khi bác sĩ đưa ra cảnh báo không nên. Vì “chuyện ấy” khi mang thai sẽ không làm tổn thương thai nhi.
Khi nằm trong bụng mẹ, thai nhi được bảo vệ bởi lớp màng, nước ối và lớp chất nhầy trong tử cung. Các yếu tố này được ví như một tấm đệm đàn hồi và bảo vệ em bé khỏi các áp lực khi quan hệ . Do vậy, dương vật của đối phương sẽ không thể chạm đến tử cung nên em bé sẽ không biết được chuyện gì đang xảy ra.
Quan hệ khi mang thai là an toàn. Ảnh minh họa: Internet
Điều đáng lo ngại nhất là sự thay đổi trong ham muốn của nữ giới khi mang thai. Một số cặp vợ chồng nhận thấy chuyện ấy khi mang thai rất thú vị, trong khi những người khác lại không thích hoặc lo sợ thai nhi sẽ bị ảnh hưởng.
Nhớ rằng quan hệ qua đường âm đạo không phải là cách duy nhất để mang lại cực khoái cho cả hai. Bạn có thể thử các cách quan hệ khác như “yêu” bằng miệng, kích thích bằng tay… Điều quan trọng nhất vẫn là sự chia sẻ, thoải mái và thấu hiểu.
Chuyện ấy làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non?
Có những ý kiến cho rằng, cơn cực khoái khi đang mang thai có thể dẫn đến các cơn co thắt tử cung, tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non. Theo Tạp chí Y khoa NHS (Mỹ), nếu thai kỳ của bạn đang bình thường và không có bất kỳ biến chứng nào, quan hệ và cực khoái sẽ không làm tăng khả năng chuyển dạ sớm hoặc gây sảy thai.
Video đang HOT
Quan hệ khi mang thai sẽ không làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm hoặc gây sảy thai. Ảnh minh họa: Internet
Vào những tháng cuối thai kỳ, cơn cực khoái có thể gây ra các cơn co thắt nhẹ. Nếu điều này xảy ra, thai phụ có thể cảm nhận được cơ bụng của mình cứng đi. Chúng được gọi là cơn co thắt Braxton Hicks.
Mặc dù các cơn co thắt này có thể khiến mẹ bầu cảm thấy không thoải moái nhưng chúng hoàn toàn không gây ảnh hưởng nào đến sức khỏe. Mẹ có thể thử một số cách thư giãn hoặc chỉ cần nằm nghỉ ngơi 1 chút là cơn co thắt sẽ qua đi.
Ai nên hạn chế quan hệ khi mang thai?
Các bác sĩ chuyên khoa khuyên thai phụ nên hạn chế quan hệ nếu mẹ thường xuyên bị ra máu nhiều trong thai kỳ. Vì lúc này, “chuyện ấy” có thể làm tăng nguy cơ ra máu nếu nhau thai thấp. Quan hệ trong trường hợp thai nhi không bám chặt, bám thấp dễ dẫn đến nguy cơ sảy thai.
Mẹ bầu có tiền sử sinh non, sảy thai cần cẩn trọng khi quan hệ t. Ảnh minh họa: Internet
Bên cạnh đó, các mẹ từng có tiền sử sảy thai, sinh non trong những lần mang thai trước thì nên cẩn trọng khi quan hệ, vì nó có thể kích thích tử cung co bóp đẩy thai nhi ra ngoài. Cách tốt nhất, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để nhận được sự tư vấn và thăm khám chính xác nhất trong trường hợp này.
Việc chủ động phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường quan hệ (STIs) là điều hết sức cần thiết khi mang thai, để bảo vệ mẹ và bé khỏi các bệnh lây truyền qua đường quan hệ. Do vậy, mẹ bầu nên nhắc nhở đối tác mang “ba con sâu” khi “lâm trận”.
Khi đối tác có quan hệ với người khác hoặc có dấu hiệu mọc bướu nhỏ, mụn nước, lở loét vùng kín, ngứa… bạn nên yêu cầu anh ấy đến gặp bác sĩ chuyên khoa.
Tư thế quan hệ tốt và xấu khi mang thai
Mặc dù quan hệ khi mang thai là điều an toàn, tuy nhiên một số tư thế quan hệ sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy khó khăn, dẫn đến khoái cảm khi ân ái bị giảm. Vị trí “yêu” truyền thống cần nên hạn chế vì có thể tăng áp lực lên bụng và gây đau vùng ngực.
Ngoài ra, các tư thế thâm nhập quá sâu cũng sẽ làm cho mẹ bầu không thoải mái. Theo các chuyên gia, tư thế cái thìa, thâm nhập từ phía sau, quan hệ bằng miệng, thậm chí kích thích bằng tay… là những gợi ý lý tưởng cho phụ nữ khi mang thai.
Theo phunusuckhoe.vn
Trò chuyện cùng mẹ bầu về vấn đề tiêm vắc xin
Không phải ai cũng có thể hiểu được tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin, đặc biệt là trong thời kì mang thai của phụ nữ. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu không muốn tiêm phòng, bạn cần đưa ra những thông tin hữu ích để thuyết phục họ.
Vắc xin có thể bảo vệ cả mẹ bầu và trẻ khỏi các bệnh có thể phòng ngừa vì kháng thể trong vắc xin sẽ truyền từ mẹ sang thai nhi trong quá trình mang thai. Các kháng thể giúp trẻ có miễn dịch chống lại những bệnh nguy hiểm trong khoảng thời gian đầu sau khi sinh. Tất cả mẹ bầu nên tiêm vắc xin để phòng ngừa các bệnh như cúm và ho gà trong thời kì mang thai.
Tuy nhiên, một số phụ nữ mang thai lại không hề coi trọng lời khuyên này cũng như tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin trong quá trình mang thai. Trên cương vị là một chuyên gia chăm sóc sức khỏe, đôi lúc bạn sẽ cảm thấy khó khăn trong việc thuyết phục những mẹ bầu này đi tiêm phòng đúng thời hạn. Một vài bí quyết dưới đây có thể hữu ích cho bạn khi trò chuyện với mẹ bầu về việc tiêm vắc xin trong quá trình mang thai.
Tiêm vắc xin cho mẹ bầu là một phần quan trọng trong kế hoạch chăm sóc thai kì
Đối với các mẹ bầu lần đầu đến khám, bạn hãy cung cấp cho họ thông tin về chủng ngừa và khung thời gian của mỗi lần tiêm chủng. Cần đảm bảo các nhân viên bao gồm y tá, nhân viên bộ phận tiền sảnh, v.v. luôn cung cấp thông tin đầy đủ về tầm quan trọng của việc chủng ngừa cho bà bầu, giúp họ hiểu tiêm phòng là một phần cơ bản trong kế hoạch chăm sóc thai kì. Ví dụ như bạn có thể nói:
"Lần sau tái khám, bạn sẽ được kiểm tra lượng đường trong máu và tiêm phòng ho gà.""Bởi vì mùa cúm đang đến nên đây là thời điểm tốt nhất để tiêm chủng ngừa bệnh này. Nếu không có gì để hỏi thêm nữa, y tá sẽ mang vắc xin vào và tiêm cho bạn."Đưa ra lời khuyên đầy sức thuyết phục
Hãy nói rõ rằng bạn muốn mẹ bầu được tiêm vắc xin. Bạn có thể nói: "Tôi thành thật khuyên bạn nên tiêm vắc xin cúm và ho gà vì tiêm chủng là phương pháp bảo vệ tốt nhất cho bạn cùng con thân yêu trước những căn bệnh nghiêm trọng."
Chia sẻ thêm thông tin nếu cảm thấy cần thiết
Một lời khuyên mang tính chắc chắn và đầy sức thuyết phục có thể làm mẹ bầu chấp nhận tiêm chủng. Tuy nhiên, một số khác lại cần thêm thông tin mới có thể đồng ý. Trong trường hợp này, bạn có thể:
Đưa ra lý do tại sao việc tiêm chủng là cần thiết khi đang mang thai. Bạn sẽ nói rằng:"Loại vắc xin này có thể giúp bạn phòng ngừa dịch cúm. Bệnh này có nhiều khả năng gây nên các bệnh nặng khác và biến chứng cho bạn trong quá trình mang thai vì những thay đổi ở hệ miễn dịch, tim hay phổi sẽ khiến bạn nhạy cảm và dễ dàng mắc bệnh hơn rất nhiều.
Ngoài ra, trẻ sau khi sinh còn quá yếu để có thể tiêm phòng nên sẽ phụ thuộc vào miễn dịch truyền từ mẹ đã tiêm chủng để bảo vệ trẻ khỏi dịch cúm trong những tháng đầu đời"."Ho gà là một mối đe dọa nghiêm trọng cho sức khỏe của cả bạn và trẻ. Vắc xin chống ho gà sẽ bảo vệ hai mẹ con trong quá trình bạn mang thai. Dĩ nhiên, bé sẽ được hưởng khả năng miễn dịch này sau khi chào đời".
Nói về những trải nghiệm tích cực của bạn (hoặc là kinh nghiệm thực tiễn) với vắc xin và dùng chúng để nhấn mạnh vào những lợi ích tuyệt vời của tiêm chủng trong quá trình mang thai.Lắng nghe và giải đáp các thắc mắc cũng như mối quan tâm của mẹ bầu thật cẩn thận. Các mối quan tâm thường là về tác dụng phụ, sự an toàn và hiệu quả của vắc xin."Nhiều chuyên gia y khoa và khoa học đã chứng minh vắc xin ho gà an toàn.
Điều đó nghĩa là tiêm chủng trong thời kỳ mang thai sẽ không gây ra bất kỳ rủi ro hoặc biến chứng nào chẳng hạn như sinh non hoặc trẻ bị thiếu cân nặng"."Hàng triệu mẹ bầu đã được tiêm phòng dịch cúm và họ hoàn toàn khỏe mạnh"."Các tác dụng phụ của hai loại vắc xin cúm và ho gà này không đáng kể và sẽ biến mất rất nhanh. Các tác dụng phụ thường là nổi đỏ, sưng tấy và gây nhức ở vùng tiêm".
Nhấn mạnh lại rằng vắc xin có thể bảo vệ mẹ bầu, em bé và những người thân yêu khác khỏi các căn bệnh thông thường và nghiêm trọng.Giải thích về các hậu quả tiềm ẩn của việc mắc phải các căn bệnh này, chẳng hạn như ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe, tiêu tốn thời gian (công việc và hoạt động hàng ngày) cùng chi phí tài chính (bạn phải chi trả khá nhiều cho phương pháp điều trị như thuốc, phẫu thuật hay khám bệnh, v.v.).
Theo hellobacsi.com
Phụ nữ mang thai không nên quan hệ trong những trường hợp nào? Quan hệ khi mang thai được đánh giá là rất tốt cho bà bầu và thai nhi. Tuy nhiên, trên thực tế không phải bà bầu nào cũng có thể "yêu" khi mang thai. Vậy phụ nữ mang thai không nên quan hệ trong những trường hợp nào? Sau đây là những trường hợp thai phụ tuyệt đối không nên "yêu". Khi nào...