Thực hư lời đồn nam giới uống tam thất bị yếu sinh lý
Vì là vị thuốc dùng để chữa bệnh, bổ sung sức khỏe cho phụ nữ nên nhiều người hiểu sai rằng tam thất gây suy yếu sinh lý ở nam giới. Theo các chuyên gia, đây là lời đồn vô căn cứ.
Bàn về vấn đề này, Ths Hoàng Khánh Toàn, chủ nhiệm khoa Y học cổ truyền, bệnh viện TƯQĐ 108 đã phủ nhận và cho biết, cổ nhân đã khẳng định tam thất chín còn có tác dụng “bổ huyết ích khí, tráng dương tán hàn” và nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy tam thất còn có công năng tương tự nội tiết tố sinh dục. Tuy nhiên, vì là vị thuốc chữa bệnh phần huyết nên tam thất được dùng cho phụ nữ nhiều hơn.
Tam thất là vị thuốc quý. Ảnh minh họa
Theo y học cổ truyền, tam thất vị ngọt hơi đắng, tính ấm, có công dụng chỉ huyết (cầm máu), tán ứ (làm hết ứ trệ), tiêu thũng, định thống (giảm đau)… thường được dùng để chữa các chứng bệnh như các chứng xuất huyết, sưng nề tụ máu do trật đả, hung tý giảo thống (đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim), bế kinh do huyết ứ, thống kinh (hành kinh đau bụng), sản hậu phúc thống do ứ trở (đau bụng sau khi sinh con), sưng nề do viêm nhiễm…
Về cơ bản tam thất là một vị thuốc bệnh với công năng chủ yếu là tán ứ, hoạt huyết, chỉ huyết. Tuy nhiên, các y thư cổ đều cho rằng, tam thất “năng khứ ứ sinh tân” hay “hoạt huyết nhi sinh huyết”, nghĩa là bản thân tam thất không phải là thuốc bổ huyết nhưng trong các trường hợp khí huyết suy hư mà có ứ trệ thì công dụng hoạt huyết hóa ứ của nó cũng có ý nghĩa bổ huyết, sinh huyết một cách gián tiếp.
Kinh nghiệm dân gian thường hầm cách thủy tam thất với gà choai cũng là nhằm mục đích lấy công năng hoạt huyết sinh huyết của tam thất phối hợp với tác dụng bổ ích khí huyết của thịt gà để thu được hiệu quả bồi bổ khí huyết cao nhất. Với ý nghĩa đó, người ta còn coi tam thất bổ không kém gì sâm và gọi nó là Sâm tam thất hoặc Nhân sâm tam thất.
Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, tam thất có tác dụng cầm máu, hoạt huyết, bảo hộ cơ tim, chống thiếu máu cơ tim, chống rối loạn nhịp tim, hạ áp, chống ôxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa, bảo vệ tế bào não trong điều kiện thiếu máu, chống ngưng tập tiểu cầu và sự hình thành huyết khối, trấn tĩnh và bảo hộ tế bào thần kinh, chống viêm, bảo hộ tế bào gan, điều tiết miễn dịch, hạ mỡ máu, chống phóng xạ và ung thư, kháng khuẩn và vi rút, cải thiện khả năng ghi nhớ và làm cho cơ thể cường tráng.
Như vậy, hoàn toàn không có căn cứ nào để cho rằng dùng tam thất có thể làm cho suy giảm khả năng tình dục và sinh sản ở nam giới và ngược lại rất tốt cho chức năng sinh lý cả nam lẫn nữ. Chỉ có phụ nữ đang mang thai và người huyết nhiệt là không nên dùng tam thất.
Thông thường, tam thất được dùng dưới 3 dạng:
Video đang HOT
1. Dùng tươi, rửa sạch, giã nát và đắp lên tổn thương.
2. Dùng sống, rửa sạch, phơi hay sấy khô rồi thái phiến hay tán thành bột, thường dùng để chữa các chứng như xuất huyết, tổn thương do trật đả, xích lỵ, đại tiện ra máu tươi, đau thắt ngực do thiểu năng mạch vành hoặc nhồi máu cơ tim, bệnh gan…
3. Dùng chín, hay còn gọi là thục tam thất, rửa sạch, ủ rượu cho mềm rồi thái mỏng sao qua, tán bột hoặc rửa sạch, thái mỏng rồi sao với dầu thực vật cho đến khi có màu vàng nhạt rồi đem tán bột, thường dùng với mục đích bồi bổ cho những trường hợp cơ thể suy nhược, khí huyết bất túc.
Dùng sống chủ yếu để tán ứ chỉ huyết, tiêu thũng định thống; dùng chín chủ yếu để bồi bổ. Liều dùng thông thường: mỗi ngày sắc uống từ 5 – 10g, uống bột từ 1,5 – 3,5g, dùng ngoài không kể liều lượng.
Tam thất càng nhiều mấu thì tuổi càng nhiều.
Bác sĩ Hoàng Xuân Đại, chuyên gia bộ Y tế thì khuyên khi sử dụng chữa trị bệnh từ tam thất cần lưu ý chọn lựa củ tam thất có hình giống như con ốc đá hay hình trụ, nhưng theo những người có kinh nghiệm thì củ nào giống ốc đá, màu xám xanh hơi đen hoại nâu, bóng sáng là tốt nhất.
Bên ngoài củ tam thất thường có vết bám vàng ngang hay vết lõm và có cả những lằn dọc không liên tục nữa. Đầu củ có nhiều mấu. Đó là dấu vết của thân cây hàng năm chết đi để lại. Cây càng nhiều mấu thì tuổi càng nhiều là vậy.
Thịt củ tam thất chắc, khó có thể bẻ bằng tay. Nếu dùng vật nặng đập vỡ thì vỏ và lõi thường tách rời nhau. Mặt cắt cũ có màu xám hơi xanh hoặc vàng đất hoại xám trắng. Củ tam thất nào có ruột màu xám xanh, mịn chắc không có vết nứt xốp là tốt nhất.
Các phiến tam thất có màu xám xanh hay xám nâu, mịn chắc không nứt là tốt. Tuy nhiên, cũng như sâm, tam thất già là tốt nhưng quá già thì có thể đã là tốt vì với tam thất, củ nằm dưới đất mà nằm quá lâu thì lại hay bị xơ. Cho nên người ta thường thu hoạch tam thất từ 4 – 6 tuổi. Ở thời gian này, tam thất thường cho chất lượng tốt hơn cả (đó là kinh nghiệm dân gian, còn chờ các nhà khoa học chứng minh).
Minh Khôi (T/h)
Theo ĐS&PL
Bất ngờ với 7 lá trầu, 7 quả bồ kết, 7 hạt gấc trị bệnh trĩ
Bệnh trĩ là bệnh phổ biến ở nước ta và hiện nay có nhiều bài thuốc kinh nghiệm dân gian có công dụng phòng chống bệnh lý này là hết sức phong phú.
Bệnh trĩ có nhiều phương pháp điều trị.
Tôi năm nay 78 tuổi, bị trĩ từ năm 1981, đã được tiêm huyết thanh nóng 2 búi, kết quả tốt. Năm 2004, bệnh tái phát, búi trĩ viêm to, cơ vòng không khép kín được nên dịch bẩn rỉ ra thường xuyên gây đau rát rất khó chịu. Nghe con dâu mách tôi dùng 7 lá trầu không, 7 quả bồ kết, 7 hạt gấc giã nhỏ, trộn với một ít muối và một quả cau bổ thành 7 miếng cho tất cả vào nồi nước đun sôi rồi xông ngâm tại chỗ cho đến khi nguội, mỗi ngày làm 2 lần sáng và chiều. Sau 3 ngày, bệnh tình thuyên giảm rõ rệt, tôi bôi thêm kem nghệ, búi trĩ co lên hết, hậu môn trở lại bình thường. Tại sao lại như vậy? Rất mong Bác sỹ cho ý kiến và phổ biến cho đại chúng cùng biết.
ThS. Hoàng Khánh Toàn - Chủ nhiệm Khoa Y học Cổ truyền - Bệnh viện TƯQĐ 108 trả lời:
Trĩ là một trong những căn bệnh rất phổ biến ở nước ta đúng như cổ nhân đã nói "thập nhân cửu trĩ". Bởi vậy, các bài thuốc kinh nghiệm dân gian có công dụng phòng chống bệnh lý này là hết sức phong phú.
Khởi đầu bác bị trĩ nội, sau đó bệnh tái phát và có biến chứng viêm tắc tĩnh mạch trĩ khiến cho hậu môn sưng đau và xuất hiện tiết dịch bẩn. Trong trường hợp này, mọi biện pháp trị liệu phải đạt được các mục đích: kháng khuẩn, chống viêm, giảm phù nề, giảm đau và làm cho búi trĩ co lên.
Trong bài thuốc mà bác đã dùng, trầu không là một vị thuốc cay nóng, tính ấm, có công dụng trừ phong thấp, chống lạnh, hạ khí, tiêu đờm, tiêu viêm và sát trùng, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như cảm mạo, mụn nhọt, vết thương phần mềm, bỏng, viêm chân răng, sai khớp, bong gân...
Nghiên cứu hiện đại cho thấy, trầu không có tác dụng khắc chế nhiều chủng vi khuẩn như tụ cầu vàng, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn tan máu, phẩy khuẩn tả, trực khuẩn lỵ và thương hàn, trực khuẩn coli... và còn có tác dụng làm lành nhanh vết thương nhờ khả năng thúc đẩy sự biểu mô hóa.
Quả bồ kết vị cay mặn, tính ấm, có công dụng thông khiếu, trừ đờm, tiêu thũng, sát trùng, tiêu độc, thường được dùng để chữa trúng phong, hen suyễn, sâu răng, kiết lỵ, mụn nhọt, áp xe vú... Nghiên cứu hiện đại cho thấy, quả bồ kết cũng có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm.
Hạt gấc vị đắng hơi ngọt, tính ấm, có công dụng tiêu tích, lợi trường, tiêu thũng, tiêu viêm và sinh cơ, thường được dùng để chữa mụn nhọt, ghẻ lở, trĩ, lòi dom, sưng vú, tắc tía sữa, sốt rét có báng..., chủ yếu dùng ngoài vì có độc.
Quả cau vị đắng chát, tính ấm, có công dụng sát trùng, tiêu thũng, tiêu tích, hành khí, lợi thủy. Muối ăn, còn gọi là diêm tiêu, vị mặn, tính lạnh, cũng có công dụng tả hỏa, lương huyết, tiêu viêm, nhuận táo.
Như vậy, tất cả 5 vị thuốc trong bài phối hợp với nhau tạo nên công năng kháng khuẩn, tiêu viêm, tiêu thũng (giảm sưng nề) và kích thích quá trình biểu mô hóa, làm lành nhanh vết thương.
Điều này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc trị liệu bệnh trĩ có biến chứng viêm tắc gây sưng nề, viêm nhiễm. Bởi vậy, bài thuốc mà bác dùng là hoàn toàn có cơ sở khoa học.
Tuy nhiên, rất tiếc cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào khảo sát cụ thể về tác dụng trị liệu của phương thuốc dân gian này đối với bệnh trĩ có biến chứng.
Đây là một gợi ý rất đáng chú tâm cho các nhà y học nói chung và các chuyên gia về bệnh trĩ nói riêng.
Theo infonet
Xử lý và phòng ngừa cholesterol tích tụ quanh mắt Cholesterol có thể tích tụ quanh mắt để hình thành các u vàng được gọi là xanthelasmata. Mặc dù chúng lành tính, nhưng gây ảnh hưởng nhiều về mặt thẩm mỹ và đôi khi những u vàng quanh mắt còn là cảnh báo cho tình trạng sức khỏe nghiêm trọng khác. U vàng quanh mắt xuất hiện có thể không rõ nguyên nhân....