Thực hư kho vàng ‘khổng lồ’ chôn dưới gốc cây cốc ở chùa Hoa Tiên
Chùa Hoa Tiên thuộc thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh (Khánh Hòa) nổi tiếng từ xưa tới nay với những câu chuyện huyền bí. Nơi đây hiện vẫn còn lưu giữ pho tượng phật lồi đầy bí ẩn và câu chuyện “ kho vàng Hời” của người Chăm chôn dưới gốc cây cốc đại thụ được “canh giữ”… Thực hư thế nào?đệm ghế
Chùa Hoa Tiên ngày nay vẫn giữ nét cổ kính
Nơi đây hiện vẫn còn lưu giữ pho tượng phật lồi đầy bí ẩn và câu chuyện “kho vàng Hời” của người Chăm chôn dưới gốc cây cốc đại thụ được “canh giữ” bởi cặp rắn khổng lồ và niêm phong bằng “trận đồ bát quái”.
Ngôi chùa cổ kính
Vừa đặt chân tới chùa Hoa Tiên, ấn tượng đầu tiên với chúng tôi là 2 cây xà cừ cao lớn trước cổng chùa, gốc cây to nổi nhiều u sần sùi giống như 2 “thần mộc” đang đứng canh gác, bảo vệ, che bóng mát quanh năm cho ngôi chùa.
Theo thi sĩ Quách Tấn, tác giả “Xứ trầm hương”, chùa Hoa Tiên vốn là quan tự, được xây dựng từ năm Gia Long thứ 10, tức năm 1811. Chùa ngày xưa thờ Quan Thánh đời Tam quốc, ở gian giữa thờ bà Thiên Y A Na ở bên hữu, thờ phật ở bên tả.
Đến năm Minh Mạng thứ 3 (1822), chùa được giao cho làng quản lý. Kể từ đó, chùa trở thành địa chỉ tâm linh quan trọng của người dân trong vùng. Đến thời Bảo Đại (1924-1945), hưởng ứng phong trào chấn hưng phật giáo, làng bèn đổi chùa thờ thánh thành chùa thờ phật.
Ban đầu, một số hào mục không chịu, nhưng sau Quan Thánh giáng cơ, phán rằng: Việc dùng chùa ngài thờ phật là việc chính đáng, bởi phật là đấng chí tôn. Huống hồ ngài cũng đã quy y tam bảo. Thế là, kể từ đó làng bèn thỉnh tượng phật vào thờ gian giữa, rước tượng thánh sang thờ gian tả, còn gian hữu vẫn thờ bà Thiên Y A Na.
Tiếp chúng tôi là nhà sư Thích Chơn Đạo, trụ trì chùa Hoa Tiên và nhiều phật tử ở chùa. Qua trò chuyện được biết, tính đến nay ngôi chùa đã trải qua 8 đời nhà sư trụ trì. Trải qua thời gian, cảnh vật ở chùa đã khá nhiều biến đổi và đã được trùng tu nhưng vẫn giữ được vẻ Á Đông cổ kính.
Chùa trước đây hướng Tây Bắc và trước mặt là con sông Cái nước chảy từ Tây xuống Đông
Trước kia, chùa hướng về Tây Bắc. Trước mặt, con sông Cái nước chảy từ Tây sang Đông, mở vọng cảnh của chùa thêm rộng. Vườn chùa cũng khá rộng, lại nhiều cây cao rậm nên quang cảnh từ trong ra ngoài đều đượm khí vị thiền lâm. Ngày nay, chùa mở hướng Đông giáp QL 1A nhằm thuận tiện cho việc đi lại cho các tăng ni, phật tử.
“Trước đây chùa rất rộng, bao quanh chùa là cây đại thụ, tán lá um tùm và vườn cây ăn quả nên quang cảnh trong ngoài đượm khí vị chốn thiền lâm. Nhưng qua bao biến chuyển của thời gian, thời cuộc nên ngôi chùa giờ đã bị thu hẹp dần”, nhà sư Thích Chơn Đạo tâm sự.
Sau này chùa Hoa Tiên mở hướng quay ra QL 1A để thuận tiện đi lại
Chuyện pho tượng phật lồi
Trò chuyện với sư thầy và các phật tử, chúng tôi được nghe nhiều câu chuyện ly kỳ và đầy huyền bí liên quan đến chùa. Nhà sư Thích Chơn Đạo cho biết, chùa Hoa Tiên vốn đã nổi tiếng từ xưa đến nay và hiếm có ngôi cổ tự nào ở huyện còn lưu giữ được nhiều huyền tích ly kỳ và những dấu ấn hàng trăm năm như chùa Hoa Tiên.
Ở chùa hiện còn giữ nhiều sắc phong, câu đối sơn son thếp vàng được các triều vua Nguyễn sắc tặng và nhiều pho tượng cổ tương truyền được nhiều vị quan, hoàng thân quốc thích, nhà giàu có dâng cúng phật và bà Thiên Y A Na. Ngoài ra, còn có pho tượng phật được đẽo tạc bằng đá xanh hiếm thấy trên đời.
Nhắc đến pho tượng phật lồi, nhà sư Thích Chơn Đạo cho kể, 2 pho tượng này được người dân trong vùng phát hiện trong quá trình đào giếng xây chùa. Pho tượng đá có nét mặt người đàn bà giống chân dung của thần nữ Ponagar nên thỉnh vào chùa thờ phụng. Vì tin bà Thiên Y là Bồ Tát như đức Quán Thế Âm nên dân làng đặt tên tượng là Phật Tỉnh.
Video đang HOT
Nhà sư Thích Chơn Đạo, trụ trì chùa Hoa Tiên
Khi được chiêm ngưỡng chúng tôi thấy 2 pho tượng phật này quả là “có một không hai” như lời đồn đại. Hiện nhà chùa đặt pho tượng ở vị trí trang nghiêm thờ phụng và được bảo vệ nghiêm ngặt.
Tuy nhiên, đáng chú ý có một pho tượng đầu rời khỏi cổ. Hỏi các sư thầy vì sao pho tượng lạ kỳ này lại không có đầu? Các sư thầy cho biết, trước đây pho tượng cổ này rất nguyên vẹn chứ không phải như hiện nay.
Tương truyền rằng, hàng trăm năm trước khi tượng phật lồi từ gốc cây cốc nhoi lên mặt đất nên nhà sư đã mang vào chùa thờ. Không ngờ đến nửa đêm thì tượng phật bỗng dưng rơi xuống đất, đầu lìa khỏi thân như không muốn rời xa cây cốc cổ thụ kia. Theo thời gian, chiếc đầu đã bị ai đó lấy mất, nên pho tượng hiện chỉ còn bán thân.
Một trong những pho tượng Phật lồi đang được thờ phụng ở chùa
Kho vàng chôn dưới gốc cây cốc?
Nhắc đến chuyện cây cốc, chúng tôi liên tưởng đến “kho vàng Hời” được người dân đồn thổi chôn dưới gốc cây này có đường kính đến cả chục người ôm mới xuể.
Tương truyền rằng, đây là khó báu của người Chăm với vô số ngọc ngà, châu báu gồm tượng vàng, cau vàng, chuối vàng… được canh giữ bởi cặp rắn “khổng lồ” và “trận đồ bát quái” bất khả xâm phạm. Nhiều người dân trong làng vẫn thường xuyên thấy chúng lúc ẩn lúc hiện bò xung quanh gốc cây cốc để trấn thủ. Rồi những đồng tiền vàng cứ bay qua bay lại lấp lánh vào những đêm trăng rằm.
Cũng nghe kể rằng có một số người may mắn nhặt được những những đồng tiền vàng, cau vàng, bông cau vàng… Tuy nhiên, nghe đâu kẻ thì chết bất đắc kỳ tử, kẻ thì lâm trọng bệnh thập tử nhất sinh nên người dân mới khiếp đảm chẳng ai còn dám mơ tưởng đến kho báu ấy nữa.
Về những câu chuyện nói trên, theo nhà sư Thích Chơn Đạo, năm thầy lên mười đã từng giáp mặt cặp rắn này (năm nay sư thầy 42 tuổi) trong lúc dạo chơi khuôn viên chùa. Rắn này to lắm, có 3 màu lấp lánh: đen, vàng, trắng và trên đầu có mồng. Lúc thấy thầy Đạo rất sợ nên liền bỏ chạy thật nhanh về hỏi sư phụ và sư phụ của thầy cũng bảo là đã từng thấy.
Xưa kia trong quá trình đào giếng để lập chùa phát hiện có pho tượng Phật
Còn về thực hư “kho vàng Hời” thì sao? Nhà sư Thích Chơn Đạo xác nhận là có lời đồn này, bởi xưa kia vùng này là khu trung tâm đúc vàng, đồng của người Chăm và họ rất giỏi về thuật dùng bùa ngải để cất giấu những đồ quý giá.
Và, sở dĩ chúng tôi tin vào câu chuyện này bởi cũng được nói đến trong “Xứ trầm hương” của thi sĩ Quách Tấn, có ghi rằng: “Ban đêm, người quanh vùng thường thấy “vàng đi ăn”, ánh vàng sáng rực”.
Vào thời Pháp thuộc, Công sứ Bréda khi nghe tin có kho vàng chôn dưới gốc cây cốc cũng đòi bứng cây để tìm kho vàng. Tuy nhiên do người dân phản đối quyết liệt vì sợ tai họa ấp đến nên viên công sứ kia đành bỏ ý định tìm vàng. Thế nhưng cũng có lời đồn rằng, chính những lời nguyền của bùa ngải và pho tượng lồi huyền linh kia đã báo mộng cho viên công sứ Pháp nếu xâm hại kho vàng sẽ bị vật chết nên hoảng sợ rồi bỏ cuộc.
Thời sau này, một số người Chăm ở Phan Rang (Ninh Thuận) và Tánh Linh (Bình Thuận) cũng tìm đến chùa, trưng giấy tờ của ông bà để lại và xin được phép bới gốc cây cốc để tìm của. Nhưng chùa nhất định khước từ.
Trải qua bao bể dâu, câu chuyện trong dân gian về “kho vàng Hời” chôn dưới gốc cây cốc đến nay vẫn còn hư hư thực thực.
Theo Nông Nghiệp
5 kho báu bí ẩn chưa có lời giải trong Thế chiến 2
Đoàn tàu chở vàng của Đức quốc xã, kho báu 6.000 tấn vàng của phát xít Nhật là hai trong số những kho báu giá trị nhất trong Thế chiến 2 mà cho đến nay vẫn còn là một ẩn số.
Hàng nghìn tỷ USD giá trị đồ trang sức, vàng và bức tranh quý được cho là đã bị đánh cắp hoặc thất lạc sau khi Thế Chiến 2 kết thúc. Một phần trong số này thuộc về các kho báu bí ẩn mà nhân loại vẫn chưa có lời giải thích xác đáng.
Đoàn tàu chở 300 tấn vàng của Đức quốc xã
Đoàn tàu bọc thép của phát xít Đức.
Trong một cuộc họp báo tổ chức tháng 12.2015, Piotr Koper, người Ba Lan và công dân Đức Andreas Richter tuyên bố đã phát hiện ra manh mối về đoàn tàu chở vàng bí ẩn của Đức quốc xã. Các thợ săn kho báu khẳng định đoàn tàu vẫn nằm đâu đó tại thị trấn Walbrzych, tây nam Ba Lan và cách tốt nhất để tìm thấy là đào bới.
Đội ngũ những người săn kho báu đã tìm kiếm đoàn tàu hơn 3 năm qua. Họ tuyên bố tìm thấy đường hầm có thể dẫn đến nơi đoàn tàu được Đức quốc xã che giấu những năm cuối Thế chiến 2. Quá trình khai quật đường hầm nhiều lần diễn ra rầm rộ nhưng sau đó phải tạm ngừng vì không tìm thấy manh mối gì.
Tháng trước, một nhóm gồm 35 nhà nghiên cứu đã khoan 3 hố sâu khoảng 9m, dài 100m để xác định những bí ẩn dưới bề mặt. Nhưng kết quả thu được sau một tuần hết sức thất vọng. "Không có đoàn tàu, không có đường hầm, không có dấu vết nào của đường ray tại nơi mà chúng tôi đã kỳ vọng", phát ngôn viên của dự án, Andrzej Gaik nói trên New York Times.
Phòng hổ phách - Kỳ quan thứ 8 của thế giới
Căn phòng hổ phách trong bức ảnh chụp năm 1931.
Năm 1701, vua đầu tiên của nước Phổ (nước Đức ngày nay), Friedrich I ra lệnh xây dựng căn phòng hổ phách để trang trí cho cung điện Charlottenburg. Căn phòng được xây dựng trong 10 năm và được coi là kỳ quan thứ 8 của thế giới. Tường của căn phòng được dát toàn bộ bằng hổ phách, đồ trang trí bằng vàng và các tấm gương lớn.
Năm 1716, khi đến thăm nước Phổ, sa hoàng Nga là Pier Đại đế đã hoàn toàn bị chinh phục bởi nét độc nhất của công trình này. Để thể hiện tình hữu nghị và muốn thắt chặt quan hệ liên minh Nga - Phổ chống lại Thụy Điển, vua Phổ đã đồng ý tặng Pier món quà vô giá.
Phòng hổ phách được tháo rời và đặt trong 18 chiếc hộp để vận chuyển về Nga. Căn phòng nổi tiếng được đặt tại cung điện Catherine ở Tsarskoye Selo, phía nam thành phố St.Petersburg. Phòng hổ phách được cho là đã biến mất trong Thế chiến 2 sau khi bị phát xít Đức cướp phá và đưa về lâu đài Knigsberg.
Hàng trăm giả thuyết đã được đưa ra về số phận của căn phòng hổ phách. Nhiều người cho rằng Đức quốc xã đã mang căn phòng cùng nhiều báu vật đến nơi cất giấu bí mật sau khi lâu đài bị đánh bom năm 1944.
Tất cả các dấu vết liên quan đều biến mất và căn phòng trở thành một trong những kho báu bí ẩn mà nhân loại khao khát được tìm thấy nhất thế giới.
Kho báu 6.000 tấn vàng của phát xít Nhật
Yamashita bị kết án tử hình bằng hình thức treo cổ ngày 31.12.1945.
Kho báu hay kho vàng Yamashita là số của cải mà quân đội Đế quốc Nhật vơ vét ở khu vực Đông Nam Á trong Thế chiến 2. Kho báu này được cho là cất giấu trong các hang động, đường hầm và khu phức hợp trong lòng đất ở Philippines.
Kho báu được đặt theo tên tướng Tomoyuki Yamashita, người nổi tiếng khắp thế giới với biệt danh "Con hổ Malaya". Từ cuối năm 1944, khi sắp đầu hàng Quân Đồng minh, Yamashita nhận được lệnh bằng mọi cách phải đưa toàn bộ số của cải về Nhật.
Tuy nhiên, trước vòng vây của bộ binh Mỹ năm 1945, tướng Yamashita đã gấp rút chuẩn bị cho việc chôn giấu kho vàng và kích nổ vào lúc nửa đêm, chôn sống tất cả kỹ sư, công nhân xây dựng cùng với số của cải trong đó.
Ba tháng sau, tướng Yamashita cùng binh sĩ Nhật đầu hàng quân đồng minh. Ông bị tòa án binh Mỹ xử tử hình vì phạm nhiều tội ác chiến tranh, nhưng Yamashita không hề hé lộ nửa lời về kho báu đã tự tay chôn giấu.
Một sự việc chứng minh sự tồn tại của kho vàng Yamashita liên quan đến cố Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos. Năm 1970, ông Marcos từng giải thích rằng số tài sản khổng lồ mà mình sở hữu là nhờ nhờ đào được kho vàng của tướng Yamashita.
Năm 1992, bà góa phụ Imelda Marcos tái xác nhận chồng bà đã tìm được 4.000 tấn vàng từ kho vàng Yamashita.
Các thợ săn kho báu trên thế giới bị hấp dẫn bởi khối tài sản khổng lồ và vẫn tiếp tục lao vào cuộc tìm kiếm trong hàng chục năm qua.
Pháo đài Alpine cất giữ kho báu trị giá hàng triệu USD của Đức quốc xã
Trùm mật vụ Đức quốc xã Heinrich Himmler.
Các sĩ quan Đức Quốc xã được đồn đoán đã mang kho báu gồm toàn kim cương và vàng thỏi trị giá hàng triệu USD đến Pháo đài Alpine. Đây là pháo đài quốc gia xây dựng theo kế hoạch của Chỉ huy lực lượng SS Heinrich Himmler.
Theo kế hoạch, phát xít Đức sẽ rút theo tuyến đường từ miền nam Bavaria vào tây Áo để đến miền bắc Italy, nhằm thiết lập căn cứ dự phòng trong trường hợp Berlin thất thủ.
Tuy nhiên, kế hoạch không nhận được sự ủng hộ của Hitler và hầu như không được triển khai. Tuy vậy, phe Đồng minh vẫn tin rằng Đức quốc xã sẽ rút lui về Alpine để tiếp tục chiến đấu. Do đó, và một lượng quân sự lớn đã được điều đến đây vào cuối Thế chiến 2.
Có tin đồn, sau khi kế hoạch đổ bể, một lượng lớn kho báu đã được cất giấu sang khu vực khác. Vùng Alpine gần biên giới Áo lâu nay vẫn được xem là thánh địa của những người truy tìm kho tàng bí ẩn. Năm nào cũng có những nhóm săn tìm kho báu đến với hy vọng đổi đời. Nhưng cho đến nay, chưa có dấu hiệu nào của kho báu được phát hiện.
Kho báu 5.000 tỷ USD trên tàu Awa Maru
Awa Maru bị tàu ngầm Mỹ đánh chìm khi đang trên đường trở về Nhật Bản ngày 1.4.1945.
Awa Maru là du thuyền được chế tạo trong giai đoạn 1941-1943 tại Nagasaki, Nhật Bản. Con tàu ban đầu được thiế kế phục vụ mục đích vận chuyển hành khách. Khi Thế chiến 2 nổ ra, con Awa Maru được hải quân Đế quốc Nhật Bản trưng dụng cho mục đích quân sự.
Trong bối cảnh Nhật Bản sắp thua trận trong Thế Chiến 2, hàng nghìn nhân viên ngoại giao, quân sự và thường dân đã lên chuyến tàu định mệnh để trở về Nhật Bản từ Singapore. Có tin đồn cho rằng tàu chở theo khối tài sản trị giá tới 5.000 tỷ USD bao gồm vàng, kim cương, bạch kim và nhiều tài sản giá trị khác.
Con tàu rời Singapore ngày 28.3.1945. Đến đêm ngày 1.4 ở eo biển Đài Loan, tàu ngầm Mỹ USS Queenfish (SS-393) đã phóng ngư lôi đánh chìm Awa Maru. Chỉ có duy nhất một người sống sót trong tổng cộng 2.004 hành khách và thủy thủ đoàn.
Sau sự kiện này, Nhật Bản yêu cầu Mỹ bồi thường khoản tiền 52,5 triệu USD mà không đề cập đến kho báu khổng lồ trên tàu.
Năm 1980, Đài Loan đã mở cuộc trục vớt quy mô diễn ra sau khi xác định được vị trí đắm tàu. Trải qua 5 năm, tiêu tốn 100 triệu USD, không có một kho báu nào được tìm thấy. Một số tài sản cá nhân của hành khách xấu số trên Awa Maru được trả về cho Nhật Bản.
Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) tin rằng, kho báu không được chuyển về Nhật Bản theo tàu Awa Maru mà đã dừng chân tại Thái Lan. Vật phẩm còn lại trên tàu chỉ là thiếc và cao su.
Theo Danviet
Mà Sa Phìn Những chuyện kinh dị ở nơi nhìn đâu cũng thấy vàng Bước chân đến đất Mà Sa Phìn, chỉ cần nhìn xuống dưới đất người ta sẽ thấy đâu đâu cũng có vàng. Trên con đường gian nan đi vào bãi vàng Mà Sa Phìn, xã Nậm Xây (Văn Bàn, Lào Cai), chúng tôi được người dân và phu vàng kể về những góc tối kinh hoàng của rốn vàng lớn nhất Lào Cai....