Thực hư hút thuốc lá cũng dương tính với nồng độ cồn?
Nhiều thông tin cho rằng hút thuốc lá cũng làm dương tính nồng độ cồn dù người đó không uống 1 giọt rượu bia nào. Tuy nhiên, theo chuyên gia điều này hoàn toàn không đúng.
Ảnh minh họa.
Bác sĩ Trần Văn Phúc – Bệnh viện Đa khoa Xanh pôn cho biết nồng độ cồn trong máu và tốc độ suy giảm phụ thuộc vào cân nặng, giới tính, độ tuổi, lượng mỡ trong cơ thể, chủng tộc, khả năng chuyển hóa rượu của gan, tình trạng cơ thể, gen di truyền đặc biệt là gen đột biến về say rượu…
Có nhiều lí do để một người không uống một giọt rượu bia nào, nhưng vẫn có nồng độ cồn trong máu và hơi thở; như các trường hợp sử dụng thuốc uống, nước súc miệng, thực phẩm lên men, hoa quả chín quá mức.
Thị trường dược có khoảng 130 chế phẩm thuốc chữa bệnh, 14 chế phẩm vitamin, 11 loại nước súc miệng được bào chế dưới dạng dung dịch, thành phần bên trong có chứa cồn.
Đó là chưa kể rất nhiều thuốc đông y ngâm rượu khi sử dụng.
Không có thực phẩm tự nhiên nào chứa rượu. Nhưng một số thực phẩm chứa tinh bột hoặc đường có thể xuất hiện phản ứng lên men chuyển hóa thành rượu theo cách tự nhiên, hoặc quá trình chế biến có thêm rượu, mặc dù là lượng rất nhỏ.
Ví dụ món cá hấp bia, thịt bê sốt rượu Marsala, thịt hầm. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, thịt hấp nấu có bia rượu sẽ giữ lại 85% lượng cồn, thịt ướp giữ 70% lượng cồn, phải đun kĩ 150 phút thì lượng cồn mới giảm xuống còn 5% so với khi pha chế.
Các món tráng miệng nướng làm bằng Vani cũng chứa cồn, thời gian nướng 15 phút vẫn giữ lại 40% cồn, nướng 60 phút thì lượng cồn là 25%. Các loại bánh tráng miệng như bánh châu chấu của Pháp hay một số loại bánh khác cũng chứa cồn.
Ảnh minh họa
Chocolate cũng hay có nhân rượu bên trong
Giấm ăn cũng là thực phẩm chứa một lượng nhỏ cồn. Phong cách nấu ăn lành mạnh không thể thiếu giấm, vì bản thân giấm nhờ vào hương vị đặc biệt mà khi khi chế biến thực phẩm sẽ giúp giảm bớt lượng muối, giảm bớt chất béo.
Chính vì thế, giấm đang trở nên phổ biến trong các gia đình, các chủng loại cũng dần phong phú, từ giấm bỗng rượu, giấm trắng, giấm táo, giấm rượu vang, giấm lúa mạch nha, giấm Balsamic, giấm dừa, giấm nho, giấm bia.
Hoa quả và trái cây chứa đường chín quá mức, một số đồ uống từ trái cây, một số loại nước tăng lực, trà Kombucha cũng có thể chứa cồn.
Rõ ràng, sẽ có những người không uống một giọt rượu bia nào, nhưng họ sử dụng các chế phẩm thuốc, ăn thực phẩm hay trái cây chứa rượu, thì vẫn xuất hiện nồng độ cồn trong máu và hơi thở.
Chỉ cần ăn 5 quả vải chín quá mức, ăn vài miếng xoài, uống thuốc siro ho, hay dùng nước xúc miệng rồi thổi nồng độ cồn, máy có thể hiện con số trên dưới 0,20mg/L khí thở, tức là sẽ vi phạm khi điều khiển phương tiện giao thông.
Còn việc hút thuốc lá gây ra nồng độ cồn, bác sĩ Phúc giải thích hoàn toàn không có cơ sở. Về lý thuyết trong thành phần khói thuốc lá có khoảng 1% là hydrogen.
Khi chúng ta thổi vào máy đo nồng độ cồn, hydrogen có thể bị oxy hóa ở điện cực platium trong máy, để tạo ra dòng điện. Dòng điện này tuy nhỏ nhưng vẫn có thể dẫn đến kết quả phép đo là dương tính. Tuy nhiên, hàm lượng này quá nhỏ không đủ để gây dương tính.
Theo infonet
Ung thư, giảm tuổi thọ khi ngồi cạnh người hút thuốc
Ngồi cạnh người hút thuốc có nghĩa là bạn sẽ phải hít khói thuốc lá. Nó có thể gây ung thư, làm giảm tuổi thọ, tác động tiêu cực đến trẻ em và phụ nữ mang thai.
Ảnh minh họa
Mai Phương
Nguồn: Science Nature/Zing
Lợi ích sức khỏe kỳ diệu sau cai nghiện thuốc lá Những người bỏ hút thuốc lá ít có khả năng chết vì bệnh liên quan so với những người tiếp tục hút thuốc. Các nghiên cứu đã chứng minh việc cai thuốc lá làm giảm đáng kể nguy cơ tử vong do các bệnh liên quan đến hút thuốc lá Hút thuốc lá không những gây tổn hại về sức khỏe mà còn...