Thực hư điện thoại “cổ” trên thị trường Việt Nam
Việc tìm mua một chiếc điện thoại “cổ” như Nokia 3310, 8800 hay những dòng sản phẩm motorola StarTAC… tại Việt Nam hiện rất dễ dàng, chưa kể giá nào cũng có.
Cú nhấp chuột là có ngay
Với những từ khoá: Bán điện thoại cổ, điện thoại cổ, hay một tên dòng sản phẩm mà người dùng đang tìm kiếm thì việc tìm kiếm trên các trang mua bán rất dễ dàng, đủ loại để người dùng tìm mua.
Điện thoại 3310 chào bán với ngoại hình đẹp như mới và giá từ 600 đến 800 ngàn đồng.
Chúng tôi thử nghiệm với từ khoá Nokia 3310 – đây là chiếc điện thoại lập kỉ lục cho Nokia với 126 triệu sản phẩm bán ra trên toàn thế giới và được khá nhiều người săn lùng. Hàng loạt topic (chủ đề) được lộ ra với nhiều giá bán cũng như hình thức máy. Trong một topic ghi “Dế” cổ Nokia, Ericsson, Motorola, Palm… chào bán chiếc Nokia 3310 với giá dao động từ 600 ngàn đồng đến 800 ngàn đồng. Chủ topic trên còn không quên ghi tình trạng và xuất xứ của máy như: máy có xuất xứ từ Phần Lan, tình trạng ngoại hình đẹp như mới.
Trong khi đó, một số topic khác xuất hiện với nội dung “Dọn nhà, thanh lí một số điện thoại cổ đại”… và chào bán thiết bị này với giá bán từ 400 đến 500 ngàn đồng đi kèm đủ đồ và một số sản phẩm khác cũng được chào bán từ giá 400 đến 800 ngàn đồng như Motorola TAC (máy có SIM nằm bên hông) với giá 650 ngàn đồng.
Với những quảng cáo có cánh để người dùng mua sắm.
Tính tới thời điểm hiện nay, Nokia 3310 là chiếc điện thoại đã có tuổi đời 14 năm tuổi, vì vậy để chào bán máy với giá từ 400 đến 600 ngàn đồng là một mức giá quá “hời”, đánh đúng vào tâm lí chung ham của rẻ của người tiêu dùng. Theo quan sát chung của Dân trí, nhiều topic được lập ra và bán khá tốt, một sản phẩm với lời quảng cáo tốt thì chỉ trong 1, 2 ngày chủ topic đã đóng với vài dòng ngắn gọn “đã ra đi theo 1 anh chàng kĩ sư” hay “Em đã được cô xinh đẹp rước rồi”…
“Cỏ” chứ không phải cổ
Video đang HOT
Đánh vào tâm lí chung của người dùng ham rẻ nhưng mong sản phẩm còn nguyên vẹn và đẹp, nhiều chủ cửa hàng đã và đang có nhiều chiêu trò hơn để có thể bán được hàng và thu về lợi nhuận không hề nhỏ.
Giá chiếc điện thoại cổ trên vào khoảng 9 triệu đồng.
Trước đây, đã từng có một “dân chơi” đồ cổ thứ thiệt tại TP HCM, đó là anh Michael Min, trong tay luôn có những dòng sản phẩm đúng chất. Trong cuộc trò chuyện ngắn, anh đã cho tôi thấy chiếc Motorola Star TAC huyền thoại được anh giữ gìn kĩ đến 17 năm, còn nguyên vẹn và rất mới.
Theo anh, chiếc điện thoại này ra đời vào năm 1996 và ngưng sản xuất vào năm 2000, sản phẩm anh có trong tay được một người bạn từ Pháp mang về và anh đã giữ kĩ càng đến nay. Tất nhiên, xét về độ mới cùng với sản phẩm sống trong lịch sử thì giá bán của nó không hề rẻ, theo tiết lộ của anh, mức giá anh nhượng lại lên đến con số hơn 9 triệu đồng (450 USD).
Với điều này người dùng cũng có thể hình dung rằng, một chiếc điện thoại đúng cổ thì giá không bao giờ là rẻ, chưa kể chất lượng của máy như thế nào cũng như giá trị sưu tầm cho máy.
Anh Kiều Thanh Tùng, một người chơi đồ cổ có tiếng tại TP HCM cho biết:” Với giá 400, 500 ngàn đồng hay 1 triệu ở trên mạng thì không biết nguồn gốc nó như thế nào, sửa chữa ra sao, chúng tôi gọi chung nó là điện thoại cỏ chứ không phải điện thoại cổ… với những người chơi điện thoại cổ thật sự thì họ không bao giờ mua những dòng sản phẩm như vậy, vì nó không có giá trị sưu tầm”.
Những điện thoại như vậy chỉ có thể bán được cho những người dùng mới bắt đầu tập chơi hay tìm lại kỉ niệm mà thôi. Thứ nhất đồ cổ nó phải hiếm, mà việc chào bán cả chục cái thì nên xem lại trước khi mua. Với một số dòng cũng thể dựng lại được, main thì đúng là điện thoại đấy nhưng linh kiện thì được sản xuất sau này và được gắn vào để bán thôi chứ không đúng với tiêu chí sưu tập của một chiếc điện thoại cổ.
“Đến thời điểm này tôi có thể chắc chắn rằng, mua ở ngoài cửa hàng thì rất rất hiếm bạn có thể kiếm được một chiếc điện thoại cổ đích thực đủ tiêu chí để sưu tập được. Trong vòng 5 năm trở lại đây, phong trào chơi điện thoại cổ thu hút khá đông người dùng Việt tham gia, thế thì đi săn điện thoại cổ cơ bản nhất là đi “lượm” tại các cửa hàng thì bây giờ nó không còn nữa rồi. May mắn lắm với có một số cửa hàng còn lưu giữ lại và giá cũng không hề rẻ”, Anh Tùng nhấn mạnh.
Ví dụ như chiếc N-Gage của Nokia, đúng với các tiêu chí thì giá cũng lên đến 3,5 triệu đến 4 triệu đồng, trong khi đi lang thang vài cửa hàng, người dùng cũng sẽ thấy được điện thoại đó cũng được trưng bày và bán tầm khoảng 500 ngàn đồng. Đó là điện thoại cỏ, và bạn cũng sẽ thấy rằng nó chênh lệch như thế nào. Anh Tùng chia sẻ thêm.
Trong khi đó, một chủ cửa hàng chuyên kinh doanh các mặt hàng này cũng khẳng định rằng, nói điện thoại cổ cho nó “sang” chứ điện thoại cổ sao mà rẻ được. Vì nhu cầu người dùng khá cao nhưng việc tiếp cận điện thoại cổ đòi hỏi người chơi phải am hiểu đồng thời phải có tiền, còn mặt bằng chung thì các điện thoại cỏ này bán chủ yếu cho sinh viên là chính.
“Tất nhiên những sản phẩm này được dựng lại, làm mới chứ cổ thì không có giá đó đâu. Chất lượng thì tuỳ vào hên xui thôi, đồ điện tử mà, may mắn thì mua trúng điện thoại ngon, xui rủi thì trúng phải điện thoại bị lỗi”, vị này cho biết thêm.
Vì vậy, việc mua sắm không chỉ hên xui về chất lượng mà nó cũng luôn tìm tàng nhiều nguy hiểm thường trực, ảnh hướng đến sức khoẻ của người tiêu dùng. Bởi vì những sản phẩm trên được bán trôi nổi và chưa qua một đơn vị kiểm định nào nên cũng có thể hiểu rằng, nó chưa có thể đảm bảo an toàn khi sử dụng…
Nếu bạn thật sự muốn tìm hiểu về điện thoại cổ, hãy tham gia vào các diễn đàn nổi tiếng tại VN như SL4x.com hay Ngagex.vn… tìm hiểu rõ các thông tin, các đánh giá về sản phẩm, phân biệt đâu là hàng thật và đâu là hàng giả rồi hãy quyết định mua sắm. Tránh mua phải hàng giả “cổ” kém chất lượng, không chỉ tiền mất mà tật mang.
Theo Dân Trí
Những điện thoại "cổ" vẫn được người dùng Việt ưa chuộng
So với các sản phẩm hiện nay, nhiều dòng điện thoại cũ dù là hết thời nhưng vẫn được người dùng ưa chuộng.
Sự thật là nhiều dòng điện thoại cao cấp từng có giá xuất xưởng lên tới cả chục triệu đồng nhưng sau khoảng 2 năm xuất hiện trên thị trường thì lại được bán với giá chỉ còn một nửa. Dẫu là hết đời và mất giá như vậy nhưng các dòng điện thoại này vẫn được nhiều người dùng săn đón. Chúng có thể là smartphone, feature phone nhưng đều là những cái tên đã đi vào tiềm thức của đa số người dùng Việt. Bên cạnh giới mê công nghệ muốn trải nghiệm, giới sinh viên ít tiền cũng xem đây là lựa chọn hợp với túi tiền.
1. Blackberry 8700 - 2005
Blackberry đã trở nên quá thân quen đối với người dân Việt. Đã qua rồi cái thời nhắc đến BlackBerry mà người nghe không hiểu nổi đó là cái gì. Những ai đã đang và sẽ dùng 1 chiếc điện thoại của "dâu đen" chắc chắn luôn tự hào rằng mình đang sở hữu một thiết bị thông minh và hấp dẫn nhất thế giới trên tay mỗi ngày. Được bán ra vào năm 2005, 8700 chính là tượng đài của những dòng điện thoại Blackberry ngày nay. Vào thời điểm hoàng kim của mình, đây được xem là 1 sản phẩm tiến bộ vượt bậc của RIM với kết nối EDGE cùng bàn phím QWERTY tiện dụng.
Hiện nay, BlackBerry 8700 có mức giá khoảng 300 ngàn đồng và luôn là mặt hàng được sinh viên, những người yêu công nghệ tìm mua bởi kiểu dáng hầm hố, phần cứng rất bền và có tốc độ nhắn tin, lướt web rất nhanh so với các điện thoại cùng dòng. Ngoài ra, đây cũng là chiêc điên thoai mà Tông thông My Barack Obama đã chiên đâu đên cùng đê giư lai bên mình, khiến tên tuổi của 8700 càng trở nên phổ biến hơn bao giờ hết
Nokia 1202 - 2009
Dù đã được ra mắt cách đây rất lâu nhưng Nokia 1202 vẫn được nhiều người dùng tìm mua vì những tính năng đơn giản mà cực kì hiệu quả. Nokia 1202 là dòng điện thoại giá rẻ được Nokia ra mắt vào năm 2009 với màn hình đen trắng chủ đạo. Tại thời điểm đó, lịch sử ngành công nghiệp điện thoại đang có những bước đổi mình lớn với các mẫu smartphone cảm ứng chạy hệ điều hành Android.
Những tưởng Nokia 1202 sẽ không thành công nhưng thực tế thì ngược lại. Với mức giả rẻ chỉ từ 300 - 400 nghìn đồng cùng pin trâu và sóng cực khỏe, Nokia 1202 vẫn có được chỗ đứng nhất định trên thị trường Việt Nam. Đây được xem là 1 sự lựa chọn đúng đắn cho người dùng thu nhập thấp chỉ với nhu cầu nghe gọi và nhắn tin. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta vẫn bắt gặp chiếc điện thoại này trên tay của không ít công chức, các tiểu thương bận rộn bởi sẽ chẳng ai phải lo nghĩ gì tới việc sạc pin cho chúng cả.
HTC HD2 - 2009
Nếu bạn là một người ưa thích khám phá, vọc vạch với các nền tảng hệ điều hành khác nhau, HTC HD2 chắc chắn là cái tên mà bạn không thể không biết. Ra đời cuối năm 2009, HTC HD2 được xem là chiếc điện thoại cao cấp cuối cùng chạy hệ điều hành Windows Mobile. Vào thời điểm đó, những tưởng thiết bị này sẽ sớm chìm vào quên lãng, nhưng không, với khả năng phi thường là có thể cài đặt được nhiều hệ điều hành, HTC HD2 tỏ ra cực kì hấp dẫn đối với người dùng yêu công nghệ.
Cụ thể, từ Android phiên bản đầu tiên cho tới Android 4.2 mới nhất, từ Windows Phone 7 cho tới Windows Phone 8, HTC HD2 đã chứng tỏ sự kì diệu của mình và khiến cả giới công nghệ phải ngã mũ thán phục. Hiện tại, chiếc smartphone này vẫn còn được bán với giá gần 2 triệu đồng, mức giá khó tin đối với 1 thiết bị gần 4 năm tuổi và vẫn còn được nhiều người tìm mua.
iPhone 4 - 2010
Dù ra đời vào năm 2010, sau hơn 3 năm, iPhone 4 vẫn được nhiều người dùng tìm mua bởi chiếcsmartphone thế hệ thứ 4 của Apple được trang bị màn hình Retina sắc nét, cấu hình tuy không cao nhưng vẫn rất ổn định và có thể chạy tốt nhiều ứng dụng trên iOS. Cũng phải nói thêm, chỉ riêng việc sở hữu thương hiệu Táo Khuyết cũng đã khiến iPhone 4 mang chút gì đó cao cấp hơn những sản phẩm khác. Bởi lẽ, những sản phẩm của Apple luôn rất được giá, lâu bị lỗi thời trong mắt người dùng Việt.
Không chỉ vậy, thiết kế sang trọng, sóng ổn định, tốc độ 3G và Wi-Fi nhanh, camera tốt cũng chính là những lí do khiến người dùng vẫn tìm mua iPhone 4. Hiện mức giá của iPhone 4 rơi vào khoảng 5 đến 6 triệu đồng, khá cao so với các mẫu điện thoại ra mắt cùng thời.
Theo Genk
Nhiều điện thoại cổ vẫn được bán trực tuyến Mặc dù không còn giá trị như trước nhưng những chiếc điện thoại cổ vẫn có một sức hút kì lạ đối với nhiều người dùng. Tưởng chừng như sẽ không thể mua được những điện thoại từ hơn một thập kỉ trước, tuy nhiên, bạn vẫn có thể. Nhiều điện thoại mang tính biểu tượng của Nokia hay Sony cùng nhiều hãng...