Thực hư chuyện uống trà gây thiếu máu?
Trà thường được nhắc đến như một thức uống nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên cũng có quan niệm truyền miệng rằng uống trà gây thiếu máu. Thực hư chuyện này ra sao?
Thực hư chuyện uống trà gây thiếu máu?
Uống trà gây thiếu máu có đúng không? Đầu tiên, từ kết quả thực nghiệm ở cơ thể người cũng như thống kê bệnh tật cho thấy, cho đến hiện tại vẫn chưa có phát hiện chính xác chứng minh vấn đề uống trà sẽ gây thiếu sắt hay thiếu canxi như nhiều người vẫn truyền tai nhau.
Ngoài ra, các cuộc nghiên cứu về trao đổi chất cũng không thấy rằng thói quen uống trà sẽ ảnh hưởng đến việc đào thải các khoáng chất qua đường phân hay nước tiểu. Mặc dù cũng có nghiên cứu cho thấy một số chất được hấp thu trong hồng trà hoặc uống quá nhiều trà đậm có khả năng làm giảm tỷ lệ hấp thu sắt, tuy vậy nếu uống trà thanh đạm và uống vừa đủ thì không có vấn đề lớn.
Bên cạnh đó, bản thân nước trà hoàn toàn không ảnh hưởng đến hiệu quả hấp thu sắt bên trong đường ruột. Chỉ khi thành phần Polyphenol trong lá trà gặp sắt tạo thành chất phức hợp mới phần nào làm giảm bớt tỷ lệ hấp thu sắt của cơ thể con người.
Có thể thấy, uống trà gây thiếu máu là không hoàn toàn chính xác. Chỉ cần bạn bổ sung đầy đủ dưỡng chất, trong đó có nguyên tố sắt từ chế độ ăn uống thì dù có sở thích uống trà mỗi ngày cũng không làm tăng nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt.
Uống trà đúng cách có thể đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của bạn
Video đang HOT
Nâng cao sức bền của cơ bắp
Nghiên cứu cho thấy, trong lá trà có chứa một chất kháng oxi hóa được gọi là Catechin, có tác dụng tăng cường đốt chất mỡ thừa trong cơ thể, cải thiện sức bền của cơ bắp, phòng ngừa và giảm mệt mỏi rất tốt. Trà xanh là một lựa chọn lý tưởng cho bạn, tuy nhiên cần uống có liều lượng hợp lý và không nên pha trà quá đậm.
Đề kháng với tia tử ngoại
Polyphenol có trong trà là một vật chất dễ hòa tan trong nước. Vì vậy ngoài làm thức uống, bạn còn có thể pha nước lá trà để rửa mặt, có hiệu quả làm sạch dầu nhờn, se khít lỗ chân lông, diệt khuẩn, tiêu độc, làm chậm lão hóa. Đặc biệt nước trà còn hỗ trợ làm giảm tác hại từ tia tử ngoại đối với làn da.
Duy trì vóc dáng cân đối
Cách nói uống trà gây thiếu máu là không hoàn toàn khoa học, mặc dù vậy nếu bạn uống trà hợp lý lại có hiệu quả giảm cân lý tưởng, duy trì một vóc dáng cân đối, khỏe mạnh. Thành phần Caffeine trong lá trà có thể thúc đẩy dạ dày tiết dịch vị, hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường chức năng phân giải lipit.
Nghiên cứu y học chứng minh rằng, uống trà định kỳ với chất và lượng điều độ có thể giúp bạn gái có được vòng eo thon thả, cải thiện cân nặng đúng tiêu chuẩn, đồng thời còn phòng ngừa nhiều bệnh tật như tim mạch, tiểu đường v.v…
Chống lại bức xạ
Polyphenol và các chất kháng oxi hóa trong trà có thể hấp thu những vật chất mang tính phóng xạ, góp phần bảo vệ các tế bào cơ thể tránh khỏi tổn thương do bức xạ, bao gồm cả tác dụng phụ trong quá trình xạ trị cho bệnh nhân ung thư.
Cải thiện trí nhớ
Thành phần Polyphenol còn có tác dụng điều tiết cục bộ cho não, cải thiện trí nhớ và phòng ngừa nhiều bệnh tật liên quan đến hệ thần kinh, trong đó đặc biệt là chứng trở ngại trí nhớ ở người già. Ngoài ra, Caffeine trong trà còn có hiệu quả kích thích hưng phấn ở trung khu thần kinh, giúp bạn tỉnh táo, minh mẫn và nhanh nhạy trong học tập, làm việc.
4 Mẹo đơn giản để tránh thiếu sắt
Cục Tiêu chuẩn và An toàn Thực phẩm Ấn Độ (FSSAI) gần đây đã đề xuất một số mẹo hữu ích để ngăn ngừa tình trạng thiếu sắt trong cơ thể.
Thiếu sắt trong cơ thể có thể dẫn đến lượng hồng cầu thấp bất thường vì sắt cần thiết để tạo ra hemoglobin, một loại protein trong hồng cầu. Nếu không có đủ hemoglobin, các mô và cơ không thể nhận đủ lượng oxy cần thiết và hoạt động hiệu quả dẫn đến thiếu máu, theo Indian Express Limited.
Cục Tiêu chuẩn và An toàn Thực phẩm (FSSAI) gần đây đã chia sẻ một số thủ thuật hữu ích để ngăn chặn tình trạng thiếu sắt trong cơ thể, như một phần của Poshan Maah 2020. "Thiếu sắt thường xảy ra nhất trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai và thời thơ ấu", tổ chức này viết trên trang Twitter của họ.
Bổ sung những thực phẩm giàu chất sắt như cua biển, tôm, cá thu, trai, hàu, cá mòi... để bổ sung chất sắt cho cơ thể. Ảnh: NHẬT LINH
Làm thế nào để tránh thiếu sắt
Dưới đây là một số mẹo mà FSSAI đề xuất:
- Chuẩn bị bữa ăn bằng thực phẩm tăng cường chất sắt
- Tránh uống trà và cà phê trong bữa ăn
- Ăn nhiều trái cây và rau quả giàu chất sắt
- Tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin C trong bữa ăn để hấp thu chất sắt tốt hơn
Các triệu chứng của thiếu sắt
Bộ trưởng Y tế Liên hiệp, tiến sĩ Harsh Vardhan đã chỉ ra một số triệu chứng của thiếu sắt như: mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, khó thở, tim đập nhanh và tóc rụng.
Ông khuyên: "Để chống lại các triệu chứng của thiếu máu do thiếu sắt (IDA) bằng cách tiêu thụ các thực phẩm được tăng cường như gạo, bột mì và muối tăng cường kép, chúng rất giàu chất sắt."
Thực phẩm giàu chất sắt
Theo redcrossblood.org, thực phẩm chứa sắt có 2 loại: sắt heme và sắt non-heme. Sắt heme được tìm thấy trong thịt, cá, gia cầm và được cơ thể hấp thụ dễ dàng nhất. Mặt khác, sắt non-heme được tìm thấy trong thực phẩm có nguồn gốc thực vật như trái cây, rau và các loại hạt nhưng chỉ có 2 đến 10% lượng sắt tiêu thụ được hấp thụ. Thực phẩm giàu vitamin C cũng có thể giúp hấp thu sắt tốt hơn, tuy nhiên nó không phải heme, theo Indian Express Limited.
5 dấu hiệu 'tố cáo' bạn bị thiếu sắt Thiếu sắt là một trong những thiếu hụt chất dinh dưỡng phổ biến nhất trên toàn cầu. Những thực phẩm giàu chất sắt - ẢNH: SHUTTERSTOCK Còn được gọi là thiếu máu do thiếu sắt, tình trạng này xảy ra khi cơ thể chúng ta thiếu một lượng sắt đủ để tạo ra hemoglobin, một loại protein trong tế bào hồng cầu giúp...