Thực hư chuyện người cõi âm nhập vào để phán bệnh
Những ngày qua, nhiều người dân rỉ tai nhau về một khả năng siêu phàm của “bậc kỳ tài” chữa được bách bệnh, kể cả ung thư giai đoạn cuối.
Bên cạnh đó, “bậc kỳ tài” này còn có khả năng gọi người từ cõi âm về trò chuyện để gỡ bùa thư yểm, bắt mạch, hốt thuốc… bằng phương pháp kỳ quái đe dọa đến sức khỏe và mạng sống hàng trăm bệnh nhân khi đến đây điều trị. “Bậc kỳ tài” này thu lợi bất chính của người dân nhẹ dạ cả tin mỗi ngày hàng triệu đồng.
Thầy đang dùng nhang chữa trị cho một bệnh nhân.
Khách thập phương kéo đến tấp nập
Về miền Tây, chỉ cần hỏi thầy khoán nhang (hay thầy hột gà) thì ai ai cũng biết, “khu” khám chữa bệnh của thầy tọa lạc số 5/39 ấp Thào Lạng, xã Vĩnh Trạch, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Nơi đây được sơn phết bằng một màu xanh đặc trưng, trông lòe loẹt và nằm sâu hút cuối con đường bê tông hóa, chỉ cách trung tâm thành phố Bạc Liêu chừng khoảng 4km, dọc theo liên tỉnh lộ 38, rẽ vào cổng chào “ấp văn hóa” khá khang trang.
Ghi nhận suốt bốn giờ đồng hồ, lượng khách thập phương kéo đến trị bệnh đông nườm nượp, kẻ ra người vào chẳng khác gì là chợ, chật kín cả nhà, nên không ít người phải chấp nhận ngồi uống nước tại chỗ chờ tới lượt mình. Đa phần những bệnh nhân “thân thuộc” hoặc được giới thiệu đều phone trước cho thầy qua số di động 0907059131 để đặt chỗ.
Theo phản ánh của người dân nhằm lật tẩy trò lừa bịp của thầy, chúng tôi có cuộc thâm nhập thực tế, trong vai bệnh nhân “bị bác sỹ chê” tìm đến thầy để cầu cứu. Thấy chúng tôi dừng xe trước sân, một người đàn ông trạc 40 tuổi mặc quần tà lỏn nhăn nheo đang treo lủng lẳng trên chiếc võng vải vội nhỏm dậy chạy đến tươi cười, rổn rảng và “tiếp thị”: Em ở Sài Gòn đến chữa bệnh à, vào nhà đi, xuống đây là đúng thầy rồi, bệnh gì chữa cũng hết. Vừa dứt lời thì xuất hiện thêm một phụ nữ vẻ mặt khắc khổ từ trong nhà bước ra hỏi: Uống gì, gọi luôn để chị làm rồi đợi 12h trưa thầy chữa bệnh cho, em may mắn đó được chữa bệnh liền vì nhà xa, thường ngày thầy “làm việc” đúng thời gian quy định lắm, buổi sáng từ 8h đến 11h và chiều từ 14h đến 17h không hà.
Qua lời tự giới thiệu tôi mới biết người đàn ông lúc nãy chính là thầy khoán “siêu phàm” có cái tên Biệt và người phụ nữ bán nước giải khát kia chính là vợ của thầy, kiêm luôn “đệ tử”. Theo quan sát của chúng tôi, thầy rất tự tin, không có bất kỳ sự cảnh giác nào về sự xuất hiện của người lạ. Thầy luôn miệng “nổ rền trời” về tài nghệ cũng như công đức của mình, chữa bệnh làm phước từ lúc 17 tuổi, đến nay đã 42 tuổi, hơn hai mươi mấy năm kinh nghiệm, trị khỏi hàng nghìn bệnh nhân toàn là mắc bệnh hiểm nghèo, trong tình trạng thập tử nhất sinh, “hết thuốc chữa”, bệnh viện bó tay. Vậy những bệnh nhân đó chữa khỏi không thầy, tôi hỏi, thầy cười với vẻ khó hiểu và đáp gọn lỏn: “Hên xui”.
Video đang HOT
Thấy chúng tôi tỏ ra ngần ngại, thắc mắc về phương pháp chữa trị, thầy liền phán tiếp: Do được “bề trên” ban phép, ở đây chữa bệnh bằng nhang, cúng tổ bằng hột gà, chứ trước kia phải cúng tổ nguyên con gà còn sống thì cõi âm mới ăn. Do ổng (cõi âm) ăn không hết vì mỗi ngày lượt người bệnh khắp nơi ùn ùn kéo đến đây chữa trị ngày càng đông hơn nên mới thay đổi bằng hột gà cho tiện, đỡ tốn kém cho dân, một trứng gà cúng tổ thầy chỉ lấy sáu nghìn đồng, hốt thuốc uống giá 50 ngàn đồng/thang. Bệnh nhẹ thì chữa vài ngày sẽ khỏi, nặng thì phải ở lại đây điều trị, có khu nhà trọ riêng biệt với giá thật hữu nghị từ 30 – 100 ngàn đồng/ngày.
Để chứng minh, thầy dắt chúng tôi tham quan khu nghỉ trọ của bệnh nhân, hiện có trên chục người đang tá túc điều trị, người thì tận mũi Cà Mau hay Sóc Trăng và các tỉnh lân cận, đủ các loại bệnh như: Ung thư giai đoạn cuối, tai biến mạch máu não, dị ứng da,… thầy cũng nhận chữa tất tần tật. Thầy hột gà còn bật mí khoe: Nhiều người khỏi bệnh đã tạ ơn thầy bằng tiền hoặc hiện vật, có người ở Tiền Giang tặng cho con gà đá, gà khôn lắm tối ngủ chung với thầy, quý nó hơn con người nữa, vì thầy vừa đá độ ăn hơn được 30 triệu đồng, có người định mua 15 triệu mà thầy đâu bán, để dành cá cược kiếm tiền.
Người cõi âm nhập vào xác thầy để phán(!?)
Đúng “giờ linh”, thầy gọi tôi kiểm tra, chữa bệnh, hai chiếc ghế được đặt sẵn giữa gian nhà, cạnh chiếc bàn xếp bằng inox dạng hình chữ nhật, rất nhiều thứ linh tinh được bày biện ngổn ngang trên mặt bàn và cả chiếc ti vi màu cũ kỹ, ghế nhựa màu đỏ dành cho bệnh nhân, ghế xoay màu đen có tựa lưng dành riêng cho thầy, chiếc quạt gió gần nơi thầy ngồi đang vận hành hết tốc độ như xua tan đi cái không khí ngột ngạt, u ám bao trùm khắp căn nhà. Bên phải là bàn thờ “tổ”, bên trái là hàng loạt dãy bàn ghế cho “khách hàng” ngồi xem thầy ban phép và uống nước, vây quanh thầy Biệt có trên chục người đang chầu chực chờ, mong tới lượt mình được “cứu nhân độ thế”.
Sau khi mặc quần dài chỉn chu, thầy bước nhanh ra bàn thông thiên trước nhà rút ba cây nhang cháy sắp tàn rồi ngồi vào chiếc ghế đối diện tôi nhắm nghiền đôi mắt, hai tay cầm nhang chăp lạy, miệng thì lẩm bẩm ú ớ, đăm chiêu như đang nguyện cầu. Đột ngột thầy rùng mình, báo hiệu có người từ cõi âm nhập vào xác thầy, lúc này đệ tử (vợ thầy) hiểu ý chạy đến trao vào tay thầy một lát chanh.
Thầy huơ lấy tay tôi và nắm chặt, bôi chanh vào lòng bàn tay với vẻ mặt trầm ngâm, lo lắng, sợ hãi nói: “Có luôn hai bệnh, bị vong theo (hồn người chết nhập vào) phá phách nên bệnh triền miên và bị người hàng xóm yểm bùa thư khoảng một năm nay rồi, do người nữ yểm mà người nam làm khiến cho tốn tiền của vậy mà. Nếu không chữa sẽ bị “bắt” chết người, bệnh nặng lắm, rất nguy hiểm đến tính mạng nên phải ở đây theo dõi vài ngày thì mới mong qua khỏi được (?!)”.
Dứt lời thầy cầm nhang đang rực lửa chích thẳng vào cổ và tay tôi để xua đuổi tà khí khiến tôi giật bắn người vì bỏng. Nhang nóng hừng hực chích vào người không giật mình mới là lạ, nhưng để đánh lừa mọi người đang có mặt, cũng như chiếm lĩnh được lòng tin tuyệt đối, thầy khẳng định có oan hồn nên xác mới giật mình mạnh như vậy. Thầy hét to, nghe đinh tai nhức óc rồi lảm nhảm một mình với người cõi âm: Có tà khí, muốn xả xác, hay muốn đi tu, xác này là của ai… nói, mắt thầy liếc quanh trông thật dữ tợn, tay “phóng chưởng” vào vai tôi như trời giáng để đuổi tà ma. Phải nói cú đập mạnh này của thầy làm cho tôi xây xẩm cả mặt mày, nếu như tôi là người bệnh thì có nước đi chầu Diêm Vương. Trúng đâu chả thấy, chỉ thấy rước họa vào thân, tiền mất tật mang, vậy mà không ít nạn nhân u mê đã sụp bẫy chiêu lừa bịp ăn tiền này. Xác minh của chúng tôi gần đây nhất trường hợp của bệnh nhân ở Vĩnh Lợi, Bạc Liêu cũng đã tìm đến thầy chữa bệnh và vừa qua đời vào ngày 09/08.
Để cho thầy hoàn thành “vở diễn” suốt hơn 30 phút, tôi giả như người mình đờ đẩn, mệt mỏi muốn tìm chỗ nằm nghỉ. Thầy dìu tôi lại võng và gọi to cho đệ tử “pha chế” thuốc cho tôi uống, chưa đầy một phút thầy đưa cho tôi ly nước lợn cợn màu đen, nồng nặc mùi ớt, được gọi là “thần dược”, uống vào sẽ xổ độc ra ngay. Đồng thời thầy cương quyết, bắt buộc tôi phải uống “thần dược” này, lấy cớ vì mệt nên tôi xin khất lại.
Sẽ rà soát xử lý đúng pháp luật Chiều 20/12, trao đổi với PV, ông Bùi Minh Tú, Phó Trưởng Công an xã Vĩnh Trạch (thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) cho biết: “Hiện cơ quan công an chưa nhận được phản ánh nào như báo Đời sống và pháp luật phản ánh. Trong thời gian tới, công an xã sẽ rà soát xử lý đúng pháp luật về những trường hợp tụ tập chữa bệnh ăn tiền của “thầy Tư hột gà” gây mất an ninh trật tự trên địa bàn trong thời gian sớm nhất”. Bệnh ngày càng trở nặng thêm vì lo âu, kinh sợ Chiêu lừa đảo bịp bợm cũ rích này của thầy Biệt diễn ra tại địa phương rất lâu, được loan truyền nhanh như gió, gây mất an ninh trật tự ở làng quê vốn thanh bình. Không chỉ đe dọa đến mạng sống của người dân từng ngày, từng giờ mà còn làm cho những bệnh nhân mắc bệnh thông thường ngày càng trở nặng thêm vì lo âu, kinh sợ. Nghiêm trọng hơn “khu” chữa bệnh này là nơi ẩn núp rất an toàn cho những tội phạm đặc biệt nguy hiểm, bởi tất cả những người đang lưu trú tại đây chưa bao giờ đăng ký tạm trú tại địa phương theo quy định. Nhằm ngăn ngừa những điều đáng tiếc xảy ra, hơn bao giờ hết đề nghị ngành chức năng có biện pháp xử lý thật cứng rắn để chấm dứt ngay kiểu hoạt động mê tín thu lợi bất chính này.
Theo Đời Sống & Pháp Luật
Ông lão gần 50 năm bốc mộ, bó xác hơn 7.000 bộ hài cốt
Mới 17 tuổi ông đã đi bốc mộ, bó xác cho người chết, đến nay ông đã có gần 50 năm gắn với cái nghề ít ai dám làm. Trong ngần ấy năm, ông đã khâm liệm cho hơn 7.000 bộ hài cốt, thi thể.
Ông lão "cõi âm" có "thần kinh thép" đó là ông Nguyễn Văn Nậm (sinh năm 1949) ở xóm 6, xã Giao Thịnh, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Đã gần 50 năm nay, ông gắn mình vào cái nghiệp mà ít người dám làm là nghề chuyên đi bó xác, bốc mộ cho người chết. Gần 50 năm gắn với cái nghiệp này, ông đã bó xác, bốc mộ cho hơn 7.000 bộ hài cốt, thi thể của người đã khuất.
Hàng ngày ông Nậm thường đọc thêm các tài liệu về "Thọ mai gia lễ" để biết thêm.
Từ nhỏ, ông Nậm đã được mệnh danh là cậu bé gan lỳthuộc hàng nhất nhì trong xã. Mỗi khi có đám cải táng bốc mộ, hay có người chết mà đang được bó xác là ông Nậm lại chạy đến để xem. Trong khi đám bạn cùng trang lứa thì sợ hãi chạy mất. Riêng ông Nậm thì như bị thôi miên, chỉ chăm chăm nhìn vào xác người, hay những bộ xương được người ta nhặt nhạnh xếp vào tiểu mà không hề sợ hãi. Cứ như thế, không biết vì cái duyên hay số phận lại đưa ông đến với cái nghiệp mà người đời phải "khiếp vía" như vậy.
Cũng từ đó ông đã lao vào nghiên cứu về cấu tạo tuần hoàn xương người, rồi tìm sách chữ Hán nói về các thủ tục an táng, bó xác... Ông Nậm cho biết:"Thời bấy giờ tôi đi tìm hiểu thông tin rất khó, không dễ như bây giờ. Lúc đó tôi vào bệnh viện xin được cái sơ đồ về cấu tạo tuần hoàn người về nghiên cứu. Khi đã thấu tôi mua thêm mấy cuốn "Thọ mai gia lễ", Chọn hướng nhà và bố trí nội thất...dạy về các nghi lễ, phong thủy, rồi qua đó tìm hiểu dần dần".
Ông bắt đầu nghề của mình với những lần đi bốc mộ miễn phí cho các gia đình trong thôn. Những lần đầu ông không hề lấy tiền công mà chỉ ăn với người nhà một bữa cơm. Cứ thế ông làm hết đám này đến đám kia rồi cái nghề nó theo ông lúc nào không hay. Dần dần người ta tìm đến với ông không chỉ ở thôn, xã, rồi ra huyện.
Nhớ lại lần đầu bốc mộ cho một gia đình, mặc dù đã nhìn nhiều, nhưng khi bắt đầu làm ông mới thấy lạnh sống lưng khi tiếp xúc với bộ xương người. Khi nhìn thì dễ nhưng khi ngồi xuống giới cái huyệt một mình mới thấy sợ. Rồi run vì không biết có làm đúng không, có bốc thiếu cái xương nào không. Lần đó khi làm xong mồ hôi ướt đầm hai áo.
Bắt đầu từ đó, ông được mọi người trong vùng biết đến với cái nghể bốc mộ, bó xác.Mỗi khi người ta có việc, dù xa đến đâu người dân trong vùng vẫn tìm đến ông.
Dù bất kỳ giờ nào trong ngày nếu có người gọi là ông lại lên đường. Có hôm 2 giờ sáng ông đã có mặt ở nghĩa địa để bắt đầu công việc vì hôm đó có 2 đám liền kề nhau.
Ông Nậm rùng mình khi nhắc đến những "ca khó" trong nghề: "Đó là những lần gặp phải đám cải táng mà khi mở quan tài ra thì hình hài người chết vẫn còn nguyên vẹn, chỉ hai mắt là đã phân hủy. Nhìn thấy là tôi giật mình, còn người nhà thì vái lạy hoặc bỏ chạy hết. Lúc đó còn trơ lại mỗi mình tôi, nhưng tôi vẫn cố làm phần việc của mình".
Thông thường công việc bốc mộ ông chỉ mất khoảng 30 đến 40 phút để hoàn thiện. Còn riêng những đám người chết vẫn còn nguyên ông phải mất đến gần 2 giờ để làm. Bởi theo quan niệm của người Việt thì thì kiêng chôn hai lần. Nên ông phải dùng các biện pháp "nghiệp vụ" để lấy hài cốt của người đã khuất.
Việc bốc mộ hầu như chỉ diễn ra vào ban đêm và thường thì diễn vào độ cuối năm, từ tháng 9 đến tháng 12. Còn việc bó xác của ông thì quanh năm, hễ có đám là có mặt ông Nậm "cõi âm". Trung bình mỗi năm ông làm khoảng 100 đám bốc mộ, còn đám ma thì ông không để ý là bao nhiêu.
Ông Nậm trong một lần bốc mộ (ảnh do nhân vật cung cấp).
Không chỉ bốc mộ, bó xác cho người chết thông thường như bệnh tật, già cả, ông Nậm còn đi bó xác cho người gặp tai nạn hay đuối nước, với ôngđólà những lần rùng mình. Bởi thi thể của người đã khuất có thể không còn nguyên vẹn hoặc mắt của người đã khuất không nhắm lại được, cứ trừng trừng nhìn ông. Bao nhiêu năm qua ông hành nghề này chỉ có bộ đồ nghề thô sơ gồm chiếc kéo và con dao nhỏ cùng chiếc xe đạp là phương tiên đi lại.
Gần 50 năm hành nghề tiếp xúc với hơn 7.000 hài cốt, thi thể người chết, tuy nhiên chưa một lần ông Nậm dùng đến gang tay hay bất cứ đồ bảo hộ nào trong khi làm việc, dù biết là độc hại.
Giờ đây dù đã 65 tuổi, gần nửa thế kỷ gắn bó với "cõi âm tào", nhưng ông Nậm vẫn gắn bó với cái nghiệp, ông làm chỉ vì cái tâm của mình chưa dứt được nghề. Ông quan niệm khi còn sức khỏe thì ông còn làm, tới lúc nào không đi được nữa ông mới bỏ nghề.
Theo Dantri
Rùng mình nghe ông lão "cõi âm" kể chuyện "50 năm làm bạn với xác chết" Đã gần nửa thế kỷ làm việc cho "âm tào địa phủ", ông chẳng nhớ mình bốc bao nhiêu ngôi mộ, bó xác chết cho bao nhiêu đám. Ông chỉ dùng xe đạp đi làm vì cho rằng... người cõi âm không thích ồn ào 17 tuổi đã làm bạn với xác chết Người đàn ông đó là Nguyễn Văn Nậm (SN 1949)...