Thực hư chuyện một ngôi nhà ở Bạch Mai có hồn ma đến đòi trả nhà
Gia đình ông Nguyễn Văn Q ( Bạch Mai, Hà Nội) đang lâm vào cảnh trớ trêu khi ngôi nhà của ông nằm trong một con ngõ ở phố Bạch Mai đã rao cả nửa năm rồi mà không bán được. Ông Q mới mua lại ngôi nhà này cách đây 4 năm, khi đó đất đang “sốt” nên nếu tính theo giá vàng thì hiện tại ông lỗ gần một nửa. Theo những người dân ở gần nhà ông Q thì sở dĩ ngôi nhà không bán được vì trong nhà… có ma.
(Ảnh minh họa)
Nhiều người gặp… ma
“Ông Q đến ở được gần một năm thì vợ không hiểu vì lý do gì dọn về quê, ông ấy ở thêm được mấy tháng cũng dọn sang nhà con trai bên Mỹ Đình ở” – một người phụ nữ sống gần nhà ông Q cho hay. Theo lời bà hàng xóm thì người chủ cũ của ngôi nhà trước đó cũng không ở mà cho thuê. Nhưng tất cả những người đến thuê đều không ở được lâu, cứ vài ba tháng lại chuyển đi hết, có người ở được có nửa tháng.
Có hai mẹ con một bà cụ thuê nhà ở đây để tiện đi lại chữa bệnh nhưng được có hơn tháng đã vội dọn đi. Chị con gái bà cụ kể rằng từ ngày dọn đến đây ở, lúc nào chị cũng có cảm giác ai đó nhìn chằm chằm vào mình. Dù cảm giác lúc nào cũng rờn rợn nhưng chị nghĩ mình yếu bóng vía, nên không nói với ai. Cho đến một hôm hai mẹ con từ quê lên, chị đưa mẹ vào viện rồi quay về nhà ngả lưng vì mệt. Đang thiu thiu ngủ, chị như thấy một người phụ nữ mặc quần áo trắng tinh, tóc dài đến thắt lưng xõa che nửa mặt cứ đứng ở cửa nhìn chằm chằm vào mình và bảo: Trả nhà cho tôi. Giấc mơ đó lặp lại mấy lần liền khiến chị thất kinh, vội dọn đồ đi, dù đã đặt cọc tiền nhà 3 tháng.
Lại có mấy cậu sinh viên Đại học Xây dựng đến đây thuê ở chung nhưng được hơn 2 tháng cũng phải dọn đi vì từ ngày ở đây họ gặp rất nhiều chuyện khó hiểu, cứ như bị ma trêu. Có người thì bảo đêm cứ thiu thiu ngủ là thấy giường dốc ngược lên, không tài nào ngủ được. Có người thì bảo từ ngày về đây toàn mơ thấy ma, có khi mới lơ mơ, chưa ngủ hẳn mà cứ như nhìn thấy ai đó đi lại quanh nhà rồi ghé sát mặt vào mặt mình mà nhìn. Cũng có cặp vợ chồng có con nhỏ đến thuê nhưng ngay đêm đầu tiên đứa bé cứ khóc ngằn ngặt, càng đêm càng khóc to. Tình trạng diễn ra cả tuần, về sau hàng xóm thương tình mới sang rỉ tai rằng có thể do đứa trẻ bị ma trêu nên mới khóc nhiều thế. Vậy là ngay hôm sau, hai vợ chồng tức tốc tìm nhà khác để thuê.
Từ khi ông Q dọn đi cũng có vài người đến thuê nhưng không ở được lâu. Tuy nhiên, khi trao đổi với phóng viên, ông Q khẳng định không có chuyện ngôi nhà có ma như đồn thổi mà có thể ai đó muốn “dìm” giá ngôi nhà xuống nên tung những tin thất thiệt khiến ông không thể bán được. Sở dĩ vợ ông về quê vì bà không quen ở thành phố, mẹ đẻ ông ở quê lại đang ốm nên cần người chăm sóc. Vợ chồng ông đầu tiên mua ngôi nhà này cho con trai cả nhưng vợ chồng anh này mới mua được nhà ở Mỹ Đình nên gia đình không có nhu cầu nữa mới bán.
Video đang HOT
Hồn ma hay ảo giác
Dù ông Q khẳng định không có chuyện ngôi nhà có ma nhưng một người dân cạnh nhà ông cho biết gia đình ông Q đã từng phải mời thầy cúng về làm lễ yểm bùa nhưng có vẻ không hiệu quả nên mới phải dọn đi. Câu chuyện về căn nhà ông Q có thể chỉ là những lời đồn thôi nhưng khi tìm hiểu chúng tôi được biết khu vực này trước đây là một nghĩa trang cổ, sau này người ta di dời đi và xây dựng nhà cửa san sát.
Những câu chuyện ma quỷ nhuốm màu dị đoan dù chưa có một bằng chứng cụ thể nào nhưng luôn được lan truyền, đồn đại. Thiếu tướng Nguyễn Chu Phác, Chủ nhiệm Bộ môn Cận Tâm lý, Viện Nghiên cứu ứng dụng tiềm năng con người cho biết, trong nhiều năm qua, Bộ môn Cận tâm lý đã đi khảo sát nhiều trường hợp thì thấy vong hồn là có thật. Nhưng nếu cứ bảo nhà có ma rồi đồn thổi thành những câu chuyện mê tín dị đoan thì không nên. Bởi có thể do từ trường của mảnh đất đó quá mạnh nên người sống ở đó gặp ảo giác khiến họ nghĩ là bị ma ám.
Còn về việc nhiều người cho rằng mình gặp ma hay bị ma hành, theo một nhà nghiên cứu tâm linh thì tại những khu đất “xấu” như gần bãi tha ma có nhiều “âm khí”, ở đây thường phát ra từ trường rất mạnh. Mỗi người có một cơ địa, người chịu đựng được sự tác động của từ trường thì sẽ không gặp những ảo giác. Còn người sức chịu đựng kém sẽ dễ bị tác động khi ngủ có cảm giác như đang bay lên và họ cho rằng bị ma ám. Cũng có thể có những người chỉ nghe kể khu đất trước kia là nghĩa địa cũng sinh ra ám thị, sợ sệt và mơ mộng linh tinh, nghĩ là mình gặp ma hay bị ma hành.
Thực tế không chỉ ngôi nhà của ông Q ở Bạch Mai, Hà Nội vướng phải lời đồn có ma quỷ mà trên khắp Việt Nam, ngay cả giữa Hà Nội tấp nập này vẫn có hàng chục ngôi nhà bị đồn có ma quỷ khiến chủ nhân khiếp sợ không dám ở. Dù có nhiều lý giải khác nhau, có người tin, có người không tin vào chuyện tâm linh nhưng việc phát đi những lời đồn đại vô căn cứ đã khiến cuộc sống nhiều gia đình đảo lộn, càng tạo thêm cơ hội cho những trò mê tín dị đoan gia tăng.
Theo ANTD
Sản xuất "rượu quê" siêu tốc: Ai quản?
Dư luận đang rất hoang mang về sản phẩm "Rượu nếp 29 Hà Nội" gây ngộ độc làm 6 người chết, hàng chục người nhập viện. Hỏi về các cơ sở sản xuất rượu rởm, cơ quan chức năng cũng "hoang mang" không kém.
Rượu độc gây chết người ở TP Hạ Long và TP Cẩm Phả của tỉnh Quảng Ninh là loại rượu có "tên tuổi" và nguồn gốc sản xuất - vậy mà còn gây hậu quả nghiêm trọng. Với rượu không tem mác, không nguồn gốc, vẫn được bán tràn lan trên thị trường, mối nguy tiềm ẩn sẽ lớn đến đâu?
Để tìm hiểu về công tác quản lý sản phẩm rượu nói chung trên địa bàn Hà Nội, phóng viên đã có buổi làm việc với Phòng Quản lý công nghiệp - Sở Công thương Hà Nội. Bà Nguyễn Thị Quỳnh Vân - Phó trưởng phòng cho biết: Căn cứ theo nghị định 94 (2013) của Chính phủ, đối với sản xuất rượu công nghiệp qui mô trên 3 triệu lít/năm thuộc Bộ Công thương cấp phép; dưới 3 triệu lít/năm do Sở Công thương địa phương cấp phép. Đối với rượu sản xuất thủ công thì có hai dạng: Rượu thủ công sản xuất nhằm mục đích kinh doanh do quận, huyện cấp phép; còn dạng rượu thủ công sản xuất ra để bán cho những công ty có giấy phép sản xuất rượu để tái chế lại thì chỉ cần đăng ký với UBND xã phường sở tại nơi đặt chỗ sản xuất.
Đến nay, trên địa bàn Hà Nội đã có 25 cơ sở sản xuất rượu được Sở Công thương cấp phép, 5 cơ sở được Bộ Công thương cấp phép và 1 cơ sở được quận, huyện cấp phép.
Cũng theo bà Vân, căn cứ theo những tiêu chuẩn của nghị định, nếu đủ điều kiện mới cấp phép kinh doanh sản xuất rượu cho cá nhân hoặc tập thể. "Còn công tác hậu kiểm về chất lượng sản phẩm thì chúng tôi có lực lượng Chi cục Quản lý thị trường thực hiện kiểm tra theo các chuyên đề về ATVSTP..." - bà Vân khẳng định.
Bà Hoàng Thị Minh Thu - Phó Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội - thì cho rằng, đối với mặt hàng rượu, Chi cục chỉ có chức năng công bố sản phẩm hợp Q (chất lượng) khi doanh nghiệp nào đó muốn công bố. Còn Sở Công thương quản lý và cấp giấy giấy chứng nhận đủ điều kiện về ATVSTP. Tuy nhiên, Chi cục ATVSTP được quyền giám sát hậu kiểm thực phẩm lưu thông trên thị trường.
Nhưng khi chúng tôi hỏi về công tác kiểm tra giám sát đối với các loại mặt hàng rượu trên địa bàn mình quản lý từ đầu năm 2013 đến nay kết quả thế nào, bà Thu lại trả lời lòng vòng: "Đi kiểm tra thế này thì vẫn là thanh tra Sở Y tế chủ trì. Mình nghi ngờ sẽ lấy mẫu xét nghiệm, nếu có vấn đề thì mình lại chuyển cho ngành đó giải quyết...". Phóng viên đề cập đến các sản phẩm rượu không tem mác, nguồn gốc hay còn gọi là "rượu quê", "cuốc lủi" vẫn bán tràn lan trên địa bàn Hà Nội, bà Thu cho biết: "Chúng tôi cũng tham mưu với UBND thành phố chỉ đạo các cấp, các ngành, tăng cường kiểm tra theo phân cấp. Khi phát hiện có vấn đề không an toàn vệ sinh thực phẩm thì phải xử lý. Mặt hàng rượu này vẫn phân cấp cho ngành Công thương quản lý".
Vậy là "quả bóng trách nhiệm" về quản lý mặt hàng rượu vẫn bị đá qua đá lại giữa các cơ quan chức năng. Còn rượu không tem mác, nguồn gốc vẫn "thản nhiên" trôi nổi trên thị trường.
Rượu không nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng vẫn được mua bán rất dễ dàng nhưng cơ quan chức năng vẫn thờ ơ trong công tác quản lý.
Số bệnh nhân ngộ độc rượu năm sau cao hơn năm trước
Theo PGS.TS Phạm Duệ - Giám đốc Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) - số bệnh nhân ngộ độc rượu đến và điều trị tại Trung tâm thường năm sau cao hơn năm trước.
Bác sỹ Nguyễn Tùng Nguyên (Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai) chia sẻ, ngộ độc rượu ban đầu giống như một trường hợp say rượu, như ngộ độc Ethnol đơn thuần (thực chất say rượu cũng là ngộ độc rượu). Thường có biểu hiện như ức chế thần kinh, mắt lờ đờ, chậm chạp, thậm chí hôn mê, thở yếu hoặc ngừng thở... Nếu xử lý muộn, trong trường hợp có nhiều di chứng như hạ đường huyết, tụt huyết áp, tổn thương não, suy thận, chân tay lạnh... rất dễ đến tử vong.
Theo bác sỹ Nguyên, thường có 2 dạng ngộ độc rượu: Ngộ độc Ethanol đơn thuần, thường người bệnh uống các loại rượu khác nhau nhưng thường là rượu sản xuất để uống, có nguồn gốc, tem nhãn rõ ràng; Ngộ độc Methanol thường là người bệnh uống các loại rượu trôi nổi trên thị trường, không có tem nhãn, nguồn gốc rõ ràng. Đây có thể là loại rượu được sản xuất theo kiểu cồn nước lã.
Bác sỹ Nguyên khuyên: "Mắt thường rất khó phân biệt được đâu là rượu có Methanol, chỉ mang đi xét nghiệm mới biết. Nên mọi người nếu có uống rượu hãy mua những chai rượu có tem nhãn đầy đủ, nguồn gốc rõ ràng... Đặc biệt, với người dân, việc phân biệt đâu là ngộ độc rượu Ethanol và đâu là ngộ độc Methanol là rất khó. Khi thấy người thân sau khi uống rượu có những biểu hiện say mãi không tỉnh, gọi hỏi không biết, ú ớ, thở yếu, ứ đọng đờm dãi..., có dấu hiệu ảnh hưởng đến chức năng sống thì phải đưa đi viện ngay".
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Khi "liệt sĩ trở về" muốn tự tử! "Em tự tử vì không được đăng ký kết hôn anh ạ. Bố em định tự tử vì... cái hôm lên huyện xin thủ tục cho em cưới chồng mà không được ấy. Có người bảo bố em là phải... phải... thì người ta mới cho!". Ông Hào trong căn nhà rách nát cùng giấy tờ 30 năm tuổi Đảng của bố và...