Thực hư AI quân sự Mỹ ‘tự ý’ sửa mệnh lệnh, tiêu diệt sĩ quan chỉ huy
Không quân Mỹ vừa bác bỏ thông tin rằng drone sát thủ của họ tấn công “chủ nhân” trong một bài kiểm tra mô phỏng, song kịch bản này hoàn toàn có thể xảy ra.
Câu chuyện được kể tại một hội nghị quốc phòng vào tháng trước, ngay lập tức làm dấy lên mối lo ngại rằng trí tuệ nhân tạo (AI) có thể diễn giải các mệnh lệnh theo những cách không thể lường trước. Song, đại diện không quân Mỹ cho rằng, đó mới chỉ là kịch bản “trong suy nghĩ” và chưa bao giờ thực sự xảy ra.
Cuối tháng 5, Hiệp hội hàng không hoàng gia (RAS) tổ chức hội nghị thượng đỉnh về khả năng chiến đấu trên không và không gian trong tương lai tại London, Anh. Theo ban tổ chức, hội nghị gồm “70 diễn giả và hơn 200 đại biểu từ ngành công nghiệp quốc phòng, giới nghiên cứu và truyền thông khắp nơi trên thế giới để thảo luận về tương lai của tác chiến trên không và trong không gian tương lai”.
Drone/UAV tấn công sĩ quan chỉ huy là một kịch bản hoàn toàn có thể xảy ra
Một trong những diễn giả của hội nghị là đại tá Tucker Hamilton, giám đốc bộ phận Hoạt động và Thử nghiệm AI của không quân Mỹ. Sĩ quan này được biết đến với việc phát triển Auto GCAS, hệ thống an toàn được vi tính hoá, có khả năng cảm nhận việc phi công mất kiểm soát máy bay chiến đấu dẫn đến nguy cơ đâm xuống đất. Hệ thống đã cứu mạng nhiều người, được trao danh hiệu Collier Trophy danh giá của ngành hàng không vào năm 2018.
Theo chia sẻ của Hamilton, một sự cố đáng lo ngại đã xảy ra trong quá trình thử nghiệm của không quân Mỹ. Một máy bay không người lái do AI điều khiển được giao nhiệm vụ tiêu diệt hệ thống phòng không đối phương, với quyết định cuối cùng là do sĩ quan chỉ huy. Nếu từ chối, cuộc tấn công sẽ không được phép diễn ra.
Video đang HOT
Song, sau khi sĩ quan chỉ huy yêu cầu AI dừng cuộc tấn công, chiếc drone vẫn quyết tâm thực hiện nhiệm vụ bằng cách tiêu diệt người điều hành. Chưa dừng lại, khi các chuyên gia bổ sung thêm dòng lệnh “không được tấn công người chỉ huy. Nếu làm vậy sẽ bị mất điểm” thì cỗ máy bắt đầu phá huỷ tháp liên lạc mà người điều khiển sử dụng để giao tiếp với AI.
Chưa xảy ra nhưng hợp lý
Trong vòng 24 giờ, lực lượng không quân Mỹ đã đưa ra phủ nhận về một cuộc thử nghiệm như vậy. “Bộ không quân không tiến hành bất kỳ mô phỏng máy bay không người lái AI nào như vậy và cam kết sử dụng công nghệ AI một cách có đạo đức và trách nhiệm. Những bình luận của đại tá đã bị tách khỏi ngữ cảnh và chỉ nên coi là giai thoại”.
Máy bay không người lái tích hợp AI là xu hướng của chiến tranh hiện đại
RAS cũng sửa bài đăng trên blog bằng tuyên bố của Hamilton rằng, “chúng tôi chưa bao giờ chạy thử nghiệm đó và cũng không cần tiến hành việc này để thấy đó là một kết quả hợp lý”.
Tuyên bố của Hamilton có ý nghĩa hơn nếu coi là một giả thuyết. Hiện các nghiên cứu của quân đội Mỹ về hệ thống AI vũ trang đều có “người trong vòng lặp” (man-in-the-loop), tính năng bổ trợ cho AI trong trường hợp thuật toán không thể ra quyết định hoặc cần quyết định của con người.
Bởi vậy, AI không thể tiêu diệt người điều hành do sĩ quan chỉ huy không bao giờ cho phép thực hiện một hành động thù địch nhằm vào anh ta/cô ta. Tương tự, người điều khiển cũng không thể cho phép tấn công tháp liên lạc truyền dữ liệu.
Trước kỷ nguyên AI, việc hệ thống vũ khí vô tình tấn công chủ nhân không phải chưa từng xảy ra. Năm 1982, khẩu đội phòng không di động M247 Sergrant York đã chĩa khẩu súng 40 ly vào khán đài duyệt binh có các sĩ quan quân đội Mỹ và Anh tham dự.
Năm 1996, máy bay ném bom A-6E Intruder của hải quân Mỹ kéo theo mục tiêu tập luyện trên không đã bị bắn hạ bởi Phalanx, khi hệ thống phòng không tầm ngắn này đã “nhầm” A-6E là một phương tiện không người lái và nổ súng tiêu diệt.
Và những tình huống khiến nhân viên con người gặp nguy hiểm từ chính vũ khí của họ đang tăng lên với sự tham gia của AI vào lĩnh vực này. Điều này được thể hiện trong lời đính chính của Hamilton, rằng cuộc thử nghiệm không diễn ra, đó chỉ là một kịch bản giả định, nhưng một kết quả như vậy là điều hoàn toàn hợp lý.
Tiêm kích F-16 rượt đuổi máy bay tư nhân trên không phận cấm ở Washington D.C
Các chiến đấu cơ siêu thanh F-16 đã xuất kích để rượt đuổi máy bay vi phạm không phận thủ đô Washington, D.C. của Mỹ.
Hãng RT đưa tin ngày 4/6, Lực lượng Không quân Mỹ đã triển khai các tiêm kích F-16 để chặn đường một máy bay tư nhân đi vào vùng cấm bay của thủ đô.
Theo Bộ Chỉ huy Phòng thủ Hàng không Vũ trụ Bắc Mỹ (NORAD), chiếc máy bay Cessna Citation V cỡ nhỏ đã vi phạm vùng cấm bay đặc biệt được thiết lập sau vụ tấn công khủng bố 11/9 trên khu vực các toà nhà chính phủ, trong đó Nhà Trắng và trụ sở Quốc hội Mỹ.
Các máy bay chiến đấu đó đã di chuyển với tốc độ siêu thanh và gây tiếng nổ lớn.
NORAD cho biết những chiếc F-16 đã bắn đạn mồi phát sáng để thu hút sự chú ý của chiếc máy bay trên, nhưng phi công của nó vẫn không phản ứng. Cuối cùng, chiếc Cessna đã rơi gần Rừng Quốc gia George Washington. Nhà Trắng nói với các phóng viên rằng Tổng thống Joe Biden đã được thông báo về vụ việc này.
Cục Hàng không Liên bang (FAA) cho biết chiếc Cessna cất cánh từ sân bay thành phố Elizabethton ở Tennessee và đang hướng đến Sân bay Long Island MacArthur ở New York. Cơ quan này nói thêm rằng chiếc máy bay tư nhân đó đã đâm vào núi ở một khu vực dân cư thưa thớt.
Theo báo cáo phương tiện truyền thông, chiếc Cessna thuộc đăng ký sở hữu của công ty Encore Motors có trụ sở tại Florida. Ông John Rumpel, chủ công ty Encore, nói với tờ Washington Post qua điện thoại rằng các thành viên gia đình của ông đã có mặt ở trên máy bay khi gặp nạn, gồm con gái, cháu và bảo mẫu.
Một số hãng tin trích dẫn các nguồn thân cận với quá trình điều tra nói rằng trong chiếc Cessna có bốn người. Không rõ liệu có người nào sống sót hay không.
Vì sao những chiếc B-2 tỷ USD phải 'nằm sân' gần 6 tháng qua? Là loại máy bay đắt nhất từng được sản xuất, chi phí giờ bay lên tới 150.000 USD, nhưng những chiếc B-2 lại phải dừng bay trong thời gian dài. Phi đội máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit của Không quân Mỹ đã không bay trong gần sáu tháng. Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết đã tạm dừng hoạt động của...