Thực hiện xử lý nợ không còn khả năng nộp NSNN
Bộ Tài chính đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-BTC ngày 19/3/2020 về việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về khoanh nợ tiền thuế, xoá nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp Ngân sách Nhà nước (NSNN).
Chỉ thị số 03/CT-BTC nêu rõ, Nghị quyết của Quốc hội là văn bản quy phạm pháp luật, cơ sở pháp lý cho việc thực hiện xử lý nợ không còn khả năng nộp NSNN. Việc xoá nợ phải căn cứ vào đối tượng, đáp ứng các điều kiện cụ thể về hồ sơ, thủ tục và đặc biệt liên quan đến nhiều đối tượng nộp thuế (đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, giải thể, phá sản, không còn sản xuất kinh doanh, không còn khả năng nộp NSNN), nên công tác tổ chức, triển khai phải có sự tham gia, phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, ban ngành, chính quyền các cấp.
Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về khoanh nợ tiền thuế, xoá nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp NSNN
Để triển khai hiệu quả, thống nhất trong cả nước, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng yêu cầu, trong tháng 4 Tổng cục Thuế chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ thành lập Ban chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết xử lý nợ tại Tổng cục Thuế (BCĐ Tổng cục Thuế) do Tổng cục trưởng làm trưởng ban. BCĐ Tổng cục có trách nhiệm xây dựng chương trình, kế hoạch, tiến độ và các biện pháp để triển khai thực hiện Nghị quyết; hướng dẫn, kiểm tra các cục thuế thực hiện; phát hiện và chủ động xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất trình Bộ Tài chính các vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai. Hàng quý, BCĐ Tổng cục tổng hợp tình hình thực hiện của các cục thuế, chủ động hoặc đề xuất Bộ Tài chính xử lý các vướng mắc phát sinh…
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng giao cục trưởng cục thuế các tỉnh, thành phố trong tháng 4 thành lập BCĐ triển khai thực hiện Nghị quyết xử lý nợ ở địa phương do Cục trưởng làm trưởng ban. BCĐ có trách nhiệm tham mưu, đề xuất UBND địa phương chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết và chỉ thị này; triển khai thực hiện nghiêm các chương trình, kế hoạch và hướng dẫn của BCĐ Tổng cục Thuế, bảo đảm đúng tiến độ, nội dung. Trước ngày 1/7/2020, BCĐ tại các cục thuế chỉ đạo thực hiện rà soát, phân loại nợ theo từng địa bàn, từng đối tượng, bảo đảm chính xác; lập văn bản xác nhận giữa cơ quan thuế với UBND xã về việc người nộp thuế không còn hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký.
Chỉ thị cũng yêu cầu cục thuế các địa phương trình UBND tỉnh, thành phố ban hành văn bản chỉ đạo, triển khai Nghị quyết, trong đó giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị, đảm bảo phối hợp thống nhất với cơ quan thuế trong việc lập hồ sơ, xác nhận và xử lý nợ.
P.V
Cục thuế TP.HCM: Thu hơn 1.213 tỷ đồng nợ thuế
Cục Thuế TP.HCM cho biết, 2 tháng đầu năm, đơn vị đã phát hành gần 2,2 triệu thông báo nhắc nhở nợ thuế, 5.969 quyết định cưỡng chế với số tiền thuế nợ là 2.079 tỷ đồng, thu về cho ngân sách nhà nước (NSNN) được 1.213,6 tỷ đồng nợ thuế của năm 2019.
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet
Riêng trong tháng 2/2020, cơ quan thuế đã ban hành gần 1,1 triệu thông báo nhắc nhở nợ thuế, 4.389 quyết định cưỡng chế với số tiền thuế nợ 1.649 tỷ đồng và thu về cho NSNN được 436,7 tỷ đồng của năm 2019.
Cục thuế TP.HCM cũng cho biết, tổng nợ thuế nội địa trên địa bàn Thành phố sau 2 tháng đầu năm nay đã tăng 12,4%, tương đương tăng 3.026 tỷ đồng, lên 27.417 tỷ đồng.
Mới đây, Cục Thuế TP.HCM đã công bố danh sách các doanh nghiệp (DN) nợ thuế chây ỳ đợt 1 năm 2020. Theo đó, có tổng cộng 535 DN với tổng số tiền nợ thuế lên đến hơn 3.186 tỷ đồng; với 1 DN nợ trên 200 tỷ đồng, 6 DN nợ trên 100 tỷ đồng, 9 DN nợ trên 50 tỷ đồng, 37 DN nợ trên 10 tỷ đồng, 36 DN nợ trên 5 tỷ đồng...
Xuân Yến
60 doanh nghiệp ở Bắc Ninh nợ thuế gần 100 tỷ đồng Trong số 60 doanh nghiệp này, có nhiều doanh nghiệp nợ đọng kéo dài, bị xử lý phạt chậm nộp khiến số nợ thuế ngày càng lớn. Trụ sở Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh. Ảnh: Internet Tin từ Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh, hiện trên địa bàn tỉnh có khoảng 60 doanh nghiệp đang nợ thuế với tổng số gần 100 tỷ đồng....