Thực hiện đồng bộ các giải pháp để trẻ em được phát triển toàn diện
Phát triển toàn diện trong những tháng, năm đầu đời có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển trong cả cuộc đời của mỗi đứa trẻ.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc chăm sóc trẻ trong giai đoạn đầu đời, Chính phủ đã phê duyệt Đề án chăm sóc vì sự phát triển toàn diện trẻ em trong những năm đầu đời tại gia đình và cộng đồng giai đoạn 2018 – 2025.
Theo đó, Đề án hướng đến mục tiêu: Bao đam cho trẻ em đến 8 tuổi được phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần; đươc bình đẳng tiếp cận vơi cac dich vu hỗ trợ chăm sóc phát triển toàn diện theo độ tuổi nhằm thực hiện các quyền của trẻ em, góp phần phát triển nguồn nhân lực quốc gia.
Bao đam cho trẻ em đến 8 tuổi được phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần.
Đề án tiếp cận trẻ em theo các giai đoạn phát triển đầu đời đến 8 tuôi, đây là cách tiếp cận rộng theo xu thế được UNICEF và nhiều tổ chức quốc tế hoạt động về trẻ em khuyến nghị. Các nhiệm vụ trọng tâm và hoạt động của Đề án đòi hỏi sự phối hợp và lồng ghép đồng bộ các dịch vụ đang có về chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em, giáo dục mầm non, trợ giúp xã hội, bảo vệ phòng chống xâm hại trẻ em, phòng chống tai nạn thương tích ở trẻ em, nước sạch và vệ sinh môi trường. Mặt khác, cần tạo ra một mạng lưới kết nối giữa các cấp, các tuyến dịch vụ và thiết lập mô hình gói dịch vụ chăm sóc, phát triển trẻ thơ toàn diện tại cộng đồng cho gia đình có trẻ em dưới 8 tuổi, ưu tiên nhóm trẻ em giai đoạn 1.000 ngày đầu đời.
Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH) Đặng Hoa Nam cho biết, phát triển toàn diện trẻ thơ là việc hỗ trợ để trẻ em được cung cấp đầy đủ các dịch vụ về sức khoẻ và dinh dưỡng, kích thích tương tác thông qua giáo dục sớm, nuôi dưỡng chăm sóc, bảo vệ trẻ em khỏi bị lạm dụng, bị bỏ rơi và bị tai nạn thương tích. Trẻ được tiếp cận với việc học tập thông qua vui chơi trong suốt lứa tuổi mầm non cho đến khi chuyển sang tiểu học. Trong đó, nhóm tuổi được ưu tiên chăm sóc những năm đầu đời bao gồm từ khi bà mẹ mang thai đến khi trẻ được 8 tuổi.
Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định phê duyệt Đề án, Bộ LĐ-TB&XH đã phối hợp với các bộ, ngành, đoàn thể và chỉ đạo các địa phương án triển khai đề án: Ban hành văn bản hướng dẫn UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng Chương trình, Đề án hoặc Kế hoạch thực hiện chăm sóc vì sự phát triển toàn diện trẻ em giai đoạn 2018 – 2025 của địa phương và kế hoạch thực hiện cụ thể hằng năm. Đồng thời, Bộ LĐ-TB&XH cũng đã gửi văn bản đề nghị các bộ, ngành xây dựng kế hoạch thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Bộ LĐ-TB&XH đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành tổ chức Hội thảo triển khai Đề án đồng thời tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác trẻ em tại cấp tỉnh về tham mưu, phối hợp xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án. Đến nay, đã có 50/63 tỉnh, thành phố xây dựng Chương trình, Đề án, Kế hoạch trình UBND cấp tỉnh phê duyệt thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Các hoạt động xây dựng tài liệu, sản phẩm truyền thông, tài liệu tập huấn cho cha mẹ về nâng cao nhận thức, cập nhật kỹ năng chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em trong những năm đầu đời cũng đã được khởi động. Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với UNICEF đang triển khai chương trình tư vấn, hướng dẫn, giáo dục cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ em các kiến thức, kỹ năng chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em đến 8 tuổi. Hoàn thành tài liệu tập huấn cha mẹ với tên gọi “Không ai hoàn hảo” và đã đào tạo một đội ngũ giảng viên nòng cốt của chương trình. Đồng thời, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT xây dựng các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật triển khai thực hiện Đề án và xây dựng cơ chế phối hợp, mạng lưới kết nối, lồng ghép các dịch vụ phát triển toàn diện trẻ em giai đoạn đầu đời.
Sắp tới, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với các bộ, ngành xây dựng và ban hành cơ chế phối hợp liên ngành trong triển khai các hoạt động chăm sóc vì phát triển toàn diện trẻ em tại các cấp, các ngành; xây dựng và ban hành tài liệu hướng dẫn chung để triển khai các hoạt động chăm sóc vì sự phát triển toàn diện trẻ em. Rà soát và sửa đổi, bổ sung các chính sách liên quan đến việc hỗ trợ gia đình và trẻ em, ưu tiên các chính sách thúc đẩy chăm sóc vì sự phát triển toàn diện trẻ em trong những năm đầu đời;
Video đang HOT
Triển khai xây dựng Chương trình tư vấn, giáo dục làm cha mẹ về chăm sóc vì sự phát triển toàn diện trẻ em những năm đầu đời, từng bước nhân rộng trên phạm vi toàn quốc; Xây dựng bộ chỉ số tối thiểu phản ánh việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc vì sự phát triển toàn diện trẻ em và đánh giá được mức độ hợp tác liên ngành trong triển khai hoạt động chăm sóc vì sự phát triển toàn diện trẻ em; Kiện toàn và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ tại cơ sở đặc biệt là cán bộ bảo vệ trẻ em, đội ngũ cộng tác viên cộng đồng để hỗ trợ triển khai Đề án; Xác định cụ thể nguồn ngân sách trung ương và địa phương, nguồn vận động và đóng góp của xã hội cho triển khai thực hiện Đề án tại các cấp. Đồng thời, nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình có hiệu quả từ các tổ chức quốc tế và các quốc gia…
KHÁNH VÂN
Theo baodansinh
Tại sao các bé liên tục cho đồ vào hộp rồi lại đổ ra? Biết được điều này các mẹ hẳn sẽ bất ngờ
Những hành động tưởng chừng kỳ lạ của trẻ đều có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của các bé.
Nếu đã từng tặng em bé một món đồ chơi, bạn có thể nhận thấy trẻ đặc biệt thích cho đồ vào hộp, bỏ tất cả ra và bắt đầu lại từ đầu. Tại sao bé say mê việc đặt đồ vào hộp như vậy?
Vì sao đứa trẻ nào cũng thích hoạt động đổ ra - lấp đầy?
Trong khi nguyên nhân của hiện tượng rất thú vị này vẫn còn là điều bí ẩn thì các chuyên gia về trẻ em nói rằng, trẻ thực sự học hỏi thông qua mỗi hoạt động đổ ra - lấp đầy. Với hầu hết trẻ nhỏ, sở thích lấp đầy một thùng chứa bằng các vật dụng nhỏ hơn, sau đó lấy hết ra và bắt đầu lại thường xuất hiện từ thời điểm bé biết ngồi.
Jana Beriswill, chuyên gia vật lý trị liệu tại Bệnh viện Nhi Wolfson ở Jacksonville (Mỹ), chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn: "Bạn thường sẽ nhận thấy ngay khi thói quen cho đồ vào hộp/thùng rồi lại lấy ra của trẻ có từ khi trẻ đã đủ độ vững của vùng cơ trung tâm để có thể bắt đầu sử dụng sức mạnh thân trên".
Trẻ đặc biệt thích cho đồ vào hộp, bỏ tất cả ra và bắt đầu lại từ đầu (Ảnh minh họa)
Khi tự ngồi được vững vàng ở tầm 7 - 8 tháng tuổi, trẻ bắt đầu có hành động đổ các thứ ra, đồng thời khám phá môi trường quanh chúng theo những cách khác nhau. Đây là điểm phát triển then chốt trong hoạt động đổ đồ ra - một phần của sự phát triển nhận thức ở trẻ. Bé bắt đầu hiểu rằng mình có thể ảnh hưởng đến môi trường như thế nào.
Mẹ nào thắc mắc vì sao trẻ sơ sinh có thể nắm tay chặt đến thế thì đây là câu trả lờiĐọc ngay
Adria Barnett, một chuyên gia vật lý trị liệu khác tại Children's Alabama (Mỹ), đồng ý với quan điểm trên. Theo Barnett, giai đoạn này giúp các em bé học các khái niệm mới về thế giới chúng ta đang sống:
" Đây là giai đoạn phát triển nhận thức của trẻ. Trẻ bắt đầu tìm hiểu làm thế nào các đối tượng liên quan với nhau và nguyên nhân - kết quả đi kèm là gì. Điều gì xảy ra khi mình làm điều này đây?
Sự lặp đi lặp lại là thứ giúp trẻ học hỏi và thật vui khi trẻ thấy điều gì xảy ra khi mình làm điều gì đó. Trẻ sẽ cảm thấy thật vui thích làm sao khi chứng kiến điều sẽ xảy ra nếu trẻ thực hiện một hành vi nào đó".
Trên thực tế, khi trẻ vứt bừa mọi thứ khắp nơi rồi không đặt lại đúng chỗ sẽ khiến người lớn bực mình. Tuy nhiên, ở thời điểm này, trẻ vẫn chưa thực sự làm chủ các kỹ năng vận động để có thể dọn dẹp một cách gọn gàng.
Biết quay đầu nhìn lại khi nghe ai đó gọi tên, biết phân biệt người lạ là những cột mốc quan trọng khi bé đạt 7 tháng tuổiĐọc ngay
"Lấy đồ ra - làm trống là hoạt động nổi bật sau khi trẻ có được sự ổn định ở vùng cơ trung tâm nhưng khi ấy, trẻ chưa thuần thục động tác sử dụng ngón tay cái và ngón trỏ để cầm nắm mọi thứ. Lấy ra luôn dễ dàng hơn cho vào. Đó là lý do tại sao bạn mới vừa mới quay đi thôi là bé yêu của bạn đã kịp đổ mọi thứ ra ngoài.
Trẻ chọn cách bỏ đi, để lại đống đồ bừa bãi vì đến đó là giới hạn khả năng của trẻ rồi. Vì thế, cha mẹ sẽ sẽ phải dạy con cách 'cho đồ vào' như thế nào", Beriswill lý giải.
Đồ chơi xếp chồng hay các vật dụng trong nhà giúp trẻ thực hành kỹ năng vận động
Vì những lý do trên, cha mẹ nên để những món đồ mà trẻ có thể lấy ra theo ý mình. Điều này cũng giúp bố mẹ tránh được tình trạng con mò vào ngăn tủ lôi quần áo, đồ đạc ra bày khắp nhà.
"Theo tôi, bạn có thể cho trẻ một vài quả bóng bông hoặc những quả bóng xốp nhỏ và bất cứ thứ gì an toàn với một thùng chứa có miệng lớn (chẳng hạn như hộp giấy ăn rỗng). Các loại đồ chơi đòi hỏi trẻ phải cho đúng khối hình vào ô trống có chung hình dạng (tam giác, vuông, chữ nhật...) cũng là một lựa chọn tốt khác. Và với trẻ nhỏ hơn, bạn hoàn toàn có thể tháo nắp món đồ chơi ra để trẻ đặt các khối hình vào trong một cách dễ dàng.
Kiểu đồ chơi này giúp trẻ thực hành kỹ năng vận động, phát triển nhận thức (Ảnh minh họa).
Cột để xếp chồng các vòng gỗ/nhựa cũng rất tuyệt, và những chiếc cốc xếp chồng cực kỳ thích hợp cho trẻ rèn luyện kỹ năng trên", Barnett gợi ý.
Cha mẹ có thể giúp bé thực hành các kỹ năng vận động và phát triển nhận thức bằng cách làm mẫu, mô phỏng các bước tiếp theo sau khi trẻ lấy đồ ra.
"Việc lấy đồ ra thì trẻ có thể tự làm mà không cần sự giúp đỡ từ người lớn. Bước tiếp theo, cha mẹ hãy làm mẫu cho trẻ bằng cách xếp đồ lại ", Beriswill gợi ý.
Beriswill cho biết thêm, các bậc cha mẹ không cần phải ra ngoài mua nhiều đồ chơi để giúp con thực hành những kỹ năng này mà có thể sử dụng các vật dụng trong nhà.
Nguồn: Romper
Theo Helino
Trẻ bị tăng động giảm chú ý cha mẹ đừng chủ quan, hãy tham khảo ngay phương pháp dạy nếu không muốn tương lai con bị ảnh hưởng Tăng động giảm chú ý nếu điều trị kịp thời và đúng phương pháp, trẻ hoàn toàn có khả năng phát triển bình thường. Khi trẻ được chẩn đoán mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), cha mẹ thường rất lo lắng sẽ điều trị cho con như thế nào? Có khỏi được không? Trước hết, một tin vui với...