Thực hiện chủ đề năm 2021 “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”: Thúc đẩy tinh thần đổi mới
Với việc xác định chủ đề công tác năm 2021 là “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ yêu cầu tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao ý thức trách nhiệm, hiệu quả thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu.
Chủ tịch UBND TP Chu Ngọc Anh phát biểu tại phiên họp tập thể UBND TP Hà Nội tháng 12/2020. Ảnh: Lê Hải
Bên cạnh đó, 2021 là năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, nên phải hành động với tinh thần đổi mới, sáng tạo và tư duy phát triển. “Tư duy phát triển không phải “quyền anh, quyền tôi” mà là đẩy mạnh phân cấp, giao quyền nhằm phát huy tinh thần chủ động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của các tập thể, cá nhân” – Bí thư Thành ủy nhấn mạnh.
Chủ đề công tác năm 2021 đã được cán bộ, lãnh đạo và người dân TP Hà Nội đồng tình bởi tính toàn diện và khái quát cao, rất cần thiết và phù hợp với năm 2021, năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ TP… Qua đó thôi thúc nỗ lực chung của toàn TP nhằm tạo chuyển biến căn bản trên mọi lĩnh vực.
Video đang HOT
Năm 2021, TP sẽ thực hiện 23 chỉ tiêu/nhóm chỉ tiêu chủ yếu, trong đó, GRDP tăng khoảng 7,5%; GRDP/người khoảng 135 triệu đồng, vốn đầu tư xã hội tăng 12%, hoàn thành mục tiêu 100% số xã đạt NTM… Đây là những chỉ tiêu đòi hỏi sự hành động, sáng tạo để bứt phá, lấy lại đà tăng trưởng, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống người dân… Chủ đề công tác năm là căn cứ quan trọng để các cấp ủy khơi dậy tinh thần trách nhiệm, ý thức nêu gương của mỗi cán bộ, đảng viên trong thực thi nhiệm vụ.
Ngay từ khi chủ đề “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển” được đưa ra, nhiều cấp, ngành, đơn vị đã chủ động triển khai thực hiện. Tiêu biểu như HND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2021, trong đó xác định nhiệm vụ hàng đầu là đẩy mạnh cải cách hành chính, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu. UBND TP đã yêu cầu các cấp, ngành rà soát lại từng đầu việc, nhiệm vụ, phân công, phân nhiệm cụ thể để có kế hoạch triển khai hiệu quả. Với các quận, huyện, sở, ngành, ngoài việc đưa ra giải pháp để nỗ lực phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế – xã hội, đều chủ động bắt tay ngay vào thực hiện chủ đề công tác năm 2021, trong đó, nêu cao trách nhiệm, sáng tạo trong cách triển khai gắn với thực tế cơ sở.
Khát vọng đổi mới, phát triển
Một trong những sự kiện nổi bật trong năm 2020 vừa qua tại Hà Nội là tổ chức thành công Đại hội Đảng các cấp và Đại hội đại biểu Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Đây là dấu ấn quan trọng, mở ra một giai đoạn phát triển mạnh mẽ mới của TP, với quyết tâm cao để đưa Hà Nội trở thành TP "xanh - thông minh - hiện đại", kết nối toàn cầu, có sức cạnh tranh quốc tế.
Đề cao trách nhiệm nêu gương
Hà Nội bước vào nhiệm kỳ mới, với khí thế, quyết tâm cao và những kỳ vọng mới. Hơn hết, những thành quả và quan trọng cùng nhiều bài học kinh nghiệm quý báu rút ra trong nhiệm kỳ 2015 - 2020 chính là cột mốc quan trọng để Hà Nội xác định những chỉ tiêu cao hơn cho giai đoạn tiếp theo và tầm nhìn xa hơn nữa.
Nhiều mục tiêu quan trọng đã được Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ TP xác định rõ như đến năm 2025, phát triển Thủ đô nhanh và bền vững theo hướng đô thị xanh, TP thông minh, hiện đại, có sức cạnh tranh cao trong nước và khu vực vào năm 2025. ến năm 2030, Hà Nội trở thành TP "xanh, thông minh, hiện đại"; phát triển năng động, hiệu quả, có sức cạnh tranh khu vực và quốc tế. ến năm 2045, Hà Nội là TP kết nối toàn cầu, có sức cạnh tranh quốc tế.
Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ TP Hà Nội nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã diễn ra tốt đẹp. Ảnh: Phạm Hùng
ể hiện thực hóa mục tiêu này, việc tăng cường xây dựng, chỉnh đốn ảng, xây dựng ảng bộ TP trong sạch, vững mạnh được xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương ình Huệ đã yêu cầu các cấp, các ngành đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách làm, luôn chủ động, sáng tạo, quyết liệt, hiệu quả, thích ứng với mô hình tổ chức mới và phù hợp tình hình thực tiễn của Thủ đô. ề cao vai trò, trách nhiệm nêu gương, nhất là người đứng đầu.
Nhiều nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể đặt ra cũng đòi hỏi sự vào cuộc với quyết tâm lớn của toàn Đảng bộ ngay từ đầu nhiệm kỳ. Cụ thể như, tốc độ tăng trưởng bình quân tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) giai đoạn 2021 - 2025: 7,5 - 8%; thu nhập bình quân/người: 8.300 - 8.500 USD; vốn đầu tư phát triển toàn xã hội: 3,1 - 3,2 triệu tỷ đồng (giá hiện hành, tăng 12,5 - 13,5%/năm); hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới cấp TP; tỷ lệ đô thị hóa: 60 - 62%...Cùng với 14 giải pháp, TP đã xác định và lựa chọn ba khâu đột phá để quyết tâm khắc phục những hạn chế, yếu kém, từ đó tạo sức bật, sự lan tỏa để thực hiện các mục tiêu chiến lược. Ba khâu đột phá được xác định là: Ưu tiên hiện đại hóa, phát triển nhanh và đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội; tiếp tục đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, tăng cường công tác tổ chức thực thi pháp luật, nâng cao hiệu quả quản trị xã hội, quản lý đô thị; Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, xây dựng và phát triên hệ sinh thái học tập sáng tạo, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo...
Theo Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong, ba khâu đột phá của nhiệm kỳ 2020 - 2025 cơ bản giống ba khâu đột phá của nhiệm kỳ trước, nhưng có sự thay đổi lớn về chất. Trong đó, điểm mới là TP xác định văn hóa và con người - những nguồn lực quan trọng, quyết định sự phát triển của Thủ đô. TP sẽ thực hiện các giải pháp để những giá trị truyền thống của Thủ đô 1.010 năm tuổi được tiếp nối bằng tinh thần đổi mới, sáng tạo, để Hà Nội hòa nhịp với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Biến quyết tâm thành hành động
Để cụ thể hóa Nghị quyết, Thành ủy Hà Nội hiện đang khẩn trương xây dựng, triển khai 10 Chương trình công tác lớn khóa XVII, trong đó có nhiều điểm mới bám sát điều kiện thực tế, tạo thêm sức bật cho Thủ đô phát triển nhanh và toàn diện hơn.
Như lãnh đạo TP đã chỉ rõ, xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình công tác toàn khóa là giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo có tính hiệu quả cao, được khẳng định qua nhiều nhiệm kỳ. Thành công của 8 Chương trình công tác của nhiệm kỳ XVI một lần nữa cho thấy, Thành ủy Hà Nội đã lựa chọn đúng và trúng những lĩnh vực quan trọng để thực hiện. Điển hình như với Chương trình 02 (khóa XVI) về "Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân", bằng sự quyết tâm cao và nhiều giải pháp cụ thể, nhất là việc huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới, Hà Nội đang dẫn đầu cả nước về số xã đạt chuẩn nông thôn mới.Cuối năm 2020, có 10 huyện và 371 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt 96,1% số xã của TP), diện mạo nhiều khu vực nông thôn ngày càng khang trang, sạch đẹp hơn, tiệm cận với khu vực đô thị và chuẩn bị sẵn sàng trở thành quận trong một vài năm tới. Đây là cơ sở quan trọng để Thành ủy Hà Nội khóa XVII xây dựng Chương trình 04: "ẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021 - 2025" theo hướng nâng chất lượng, kéo gần hơn nữa khoảng cách chênh lệch giữa khu vực nông thôn với thành thị.
Các chương trình công tác toàn khóa XVII không chỉ có ý nghĩa quan trọng, cấp bách của nhiệm kỳ 2020 - 2025, mà còn là vấn đề hết sức cơ bản, lâu dài của TP trong những giai đoạn tiếp theo. Ngoài những chương trình có tính kế thừa về công tác xây dựng ảng, phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, an ninh quốc phòng hay phòng, chống tham nhũng, trong nhiệm kỳ này có thêm các chương trình mới như về "Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 - 2025", "ẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021 - 2025", "Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của Nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025".Các chương trình này sẽ giúp Hà Nội phát triển đồng đều hơn; phát huy tính sáng tạo, đổi mới để hội nhập và phát huy nguồn lực của Thủ đô. Thành ủy đã phân công trách nhiệm cụ thể với các đồng chí Thường trực Thành ủy làm Trưởng ban Chỉ đạo 10 chương trình; dự kiến các chương trình sẽ được ban hành trong quý I năm 2021, đây sẽ là những cơ sở quan trọng nhằm cụ thể hóa Nghị quyết ại hội ảng bộ TP vào cuộc sống một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Hiện các Đảng bộ của TP đều đã ban hành chương trình hành động, kế hoạch để triển khai Nghị quyết xuống cơ sở; tổ chức học tập Nghị quyết; quán triệt tinh thần là dù ở cương vị công tác nào cũng phải nỗ lực phấn đấu cao nhất nhằm đưa Nghị quyết vào cuộc sống. Nét mới thể hiện quyết tâm của các cấp ủy Đảng là trong khi quán triệt triển khai Nghị quyết, các Đảng bộ cũng đồng thời đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ chính trị thường xuyên và giải quyết kịp thời vấn đề nảy sinh tại địa phương, đơn vị mình; lấy "thước đo" là hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ.
Dù khó khăn còn nhiều, thử thách còn lớn, nhưng với quyết tâm và những bước làm bài bản, sự phân công rõ nhiệm vụ cụ thể cho từng vị trí, từng cấp, từng ngành, toàn hệ thống chính trị TP đã sẵn sàng để thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, xây dựng Thủ đô trở thành TP kết nối toàn cầu, có sức cạnh tranh quốc tế.
Cán bộ, công chức, viên chức ngành Tài chính thi đua thực hiện văn hóa công sở giai đoạn 2019-2025 Nhằm xây dựng hình ảnh đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành Tài chính gương mẫu, tận tụy, chuẩn mực, chuyên nghiệp, trách nhiệm, kỷ cương, thân thiện, Bộ Tài chính đã phát động Phong trào thi đua "Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở" giai đoạn 2019-2025. Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh...