Thực hiện 6 thói quen đơn giản này bạn sẽ chẵng bao giờ phải lo về mụn nữa đặc biệt là cái số 3.
Có rất nhiều tác nhân trong cuộc sống thường ngày chính là nguyên nhân gây ra mụn, tuy nhiên, bạn chỉ cần thực hiện một số nguyên tắc sau đây hàng ngày cũng có thể giảm bớt nguy cơ nổi mụn trên khuôn mặt.
Mụn trứng cá luôn là một trong những nỗi khổ khó nói của hội con gái. Nguyên nhân gây mụn thường đến từ việc sinh hoạt kém lành mạnh, ăn uống ngủ nghỉ không điều độ nên khiến cơ thể bị rối loạn nhịp sinh học, từ đó tạo cơ hội cho mụn xuất hiện trên da mặt. Thế nhưng, bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa mụn tiếp tục phát triển trên da mặt bằng cách thực hiện một số thói quen sau.
GIẢM VIỆC TIÊU THỤ ĐỒ NGỌT
Lượng đường cao từ trong các loại đồ ngọt sẽ khiến cho tình trạng mụn trên da mặt của bạn trở nên tồi tệ hơn. Thế nên, việc tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt sẽ khiến cho làn da của bạn bị mất nước, tăng lượng dầu nhờn tiết ra và làm mất đi độ đàn hồi trên da. Lúc này, mụn sẽ có cơ hội hình thành và phát triển nhiều trên khuôn mặt của bạn. Do đó, bạn nên cắt giảm việc tiêu thụ đồ ngọt từ các loại đồ ăn hay đồ uống trong ngày để giảm bớt nguy cơ nổi mụn.
VỆ SINH DỤNG CỤ TRANG ĐIỂM THƯỜNG XUYÊN
Con gái ra đường mà không có chút má hồng hay môi đỏ sẽ chẳng thể tự tin. Tuy nhiên, những dụng cụ trang điểm khi tiếp xúc với bề mặt da của bạn sẽ mang đến một lượng lớn vi khuẩn gây bệnh. Bởi vậy, nếu không được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên thì vi khuẩn cùng với các loại mỹ phẩm khác sẽ tích tụ trên những cây cọ trang điểm và lan sang mặt trong những lần sử dụng tiếp theo.
KHÔNG CHẠM TAY BẨN LÊN MẶT
Tương tự như việc vệ sinh dụng cụ trang điểm, nhiều người còn có thói quen sờ tay lên mặt nhưng lại không nghĩ rằng, bàn tay cũng có thể chứa hàng tá vi khuẩn gây hại khi tiếp xúc với bề mặt trên da. Lúc này, mụn sẽ có cơ hội hình thành do lỗ chân lông của bạn bị bít tắc. Cách tốt nhất là bạn nên sửa ngay thói quen sờ tay lên mặt để ngăn chặn bụi bẩn cũng như vi khuẩn bám lại trên da mặt.
LAU SẠCH MÀN HÌNH ĐIỆN THOẠI
Video đang HOT
Khi bạn thấy mụn xuất hiện nhiều ở 2 bên má thì nguyên nhân chính có thể là do thói quen sử dụng điện thoại. Màn hình điện thoại là nơi tích tụ rất nhiều bụi bẩn và vi khuẩn nên nếu không vệ sinh thường xuyên, đặc biệt là trên bề mặt màn hình thì sẽ gây hại tới vùng da mặt của bạn.
GIẶT VỎ GỐI THƯỜNG XUYÊN
Hàng tuần, bạn nên dành thời gian thay và giặt vỏ gối để ngăn ngừa bụi bẩn cũng như dầu thừa do cơ thể tiết ra khi sử dụng gối. Theo thời gian, lượng bụi bẩn sẽ dần tích tụ lại và khiến mặt gối của bạn có một lớp vi khuẩn, mầm bệnh trên đó. Thế nên, cần chú ý thay vỏ gối định kỳ 1 tuần/lần để bảo vệ làn da khỏi bị mụn tấn công.
NGỦ ĐỦ GIẤC
Cơ thể quá căng thẳng, mệt mỏi sau những giờ làm việc cần được nghỉ ngơi đủ để phục hồi năng lượng vào ngày hôm sau. Tuy nhiên, nếu bạn ngủ không đủ giấc thì mụn sẽ có cơ hội hình thành trên khuôn mặt do hormone cortisol lúc này đang tăng cao. Mỗi ngày, hãy bảo đảm ngủ đủ từ 7 – 8 tiếng để cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn và giảm bớt căng thẳng giúp ngăn ngừa mụn xuất hiện.
Theo ttvn.vn
10 sai lầm phổ biến khiến bạn dưỡng mãi mà da vẫn không đẹp
Dù bận rộn đến mấy bạn cũng cần đảm bảo da mặt được sạch sẽ, thông thoáng trước khi lên giường đi ngủ.
Rửa mặt chưa đúng cách
Làm sạch da giúp lỗ chân lông thông thoáng, dễ thẩm thấu các sản phẩm dưỡng.
Làm sạch da là công đoạn rất quan trọng, giúp loại bỏ lớp trang điểm, bụi bẩn, tế bào chết tích tụ trên da sau một ngày dài. Rửa mặt không đúng cách làm các bước chăm sóc da tiếp theo không hiệu quả, thậm chí còn gây bít tắc lỗ chân lông, nổi mụn. Phương pháp làm sạch da được các bác sĩ da liễu khuyến cáo gồm 2 bước: tẩy trang (kể cả khi không trang điểm) và sử dụng sữa rửa mặt phù hợp với đặc điểm da.
Đi ngủ cùng lớp trang điểm
Dù bận rộn đến mấy bạn cũng không nên đi ngủ với lớp trang điểm trên mặt. Giấc ngủ là thời gian để cơ thể tái tạo năng lượng và các tế bào, làn da cũng không phải ngoại lệ. Việc loại bỏ lớp trang điểm, làm sạch sâu trước khi đi ngủ giúp lỗ chân lông được thông thoáng, từ đó bài tiết, đào thải dễ dàng hơn. Nếu giữ lớp trang điểm khi ngủ, quá trình phục hồi da sẽ bị gián đoạn, gây bít tắc lỗ chân lông, tích tụ vi khuẩn dẫn đến mụn, hình thành nếp nhăn, da khô ráp sần sùi.
Không tẩy trang mắt
Không làm sạch lớp trang điểm mắt khi đi ngủ khiến vùng da quanh mắt dễ hình thành nếp nhăn, vết chân chim.
Giữ nguyên lớp trang điểm vùng mắt khi đi ngủ không chỉ làm vùng da này dễ dàng hình thành nếp nhăn, vết chân chim mà còn khiến mắt bạn có nguy cơ bị sưng đỏ, kích ứng, giảm thị lực. Ngoài ra, bạn cũng nên vệ sinh các dụng cụ trang điểm thường xuyên để tránh vi khuẩn tích tụ trên đầu cọ.
Không dùng sản phẩm chống nắng
Tia UV kích thích các hắc tố melanin, sắc tố đỏ và nâu khiến da bị biến màu, hình thành đồi mồi, vết nám. Khi tiếp xúc với da, tia UV còn phá vỡ kết cấu collagen, khiến da nhanh lão hóa và tăng nguy cơ ung thư da. Vì vậy, thoa kem chống nắng, che chắn cho da là thói quen cần thiết.
Tẩy da chết quá thường xuyên
Loại bỏ tế bào chết là bước cần thiết giúp da được thông thoáng. Tuy nhiên, tẩy da chết quá nhiều lần trong một tuần có thể gây phản tác dụng bởi làm mất đi màng bảo vệ tự nhiên của da, từ đó khiến da khô, dễ tổn thương, bắt nắng. Các chuyên gia da liễu khuyến cáo nên tẩy da chết từ 1 - 2 lần mỗi tuần.
Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp với làn da
Chọn mỹ phẩm không phù hợp với đặc tính da có thể gây kích ứng, làm da tổn thương da.
Không uống đủ nước
Duy trì thói quen uống đủ nước giúp đảm bảo độ ẩm cho cơ thể cũng như làn da.
Cơ thể thiếu nước dẫn đến làn da mất cân bằng ẩm, thiếu oxy từ đó đẩy mạnh quá trình lão hóa, giảm khả năng tự tái tạo, phục hồi. Hãy duy trì thói quen bổ sung đủ nước cho cơ thể nhằm giúp quá trình đào thải độc tố được diễn ra thuận lợi.
Sai thứ tự các bước dưỡng da
Sử dụng đúng quy trình sẽ giúp các sản phẩm dưỡng da, đặc trị phát huy được công dụng. Theo đó, các sản phẩm chứa cấu trúc phân tử nhỏ nên được ưu tiên sử dụng trước như kem mắt, sau đó đến lượt các sản phẩm có có trúc phân tử lớn hơn như essence/ serum, kem dưỡng ẩm... Giữa các bước nên có thời gian nghỉ để dưỡng chất thẩm thấu vào da.
Thiếu ngủ
Ngủ đủ giấc giúp cơ thể và làn da phục hồi sau một ngày dài làm việc. Thiếu ngủ khiến lượng máu lưu thông đến da ít, làm da trông nhợt nhạt, thiếu sức sống, đồng thời làm quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn.
Thói quen ăn uống kém khoa học
Thực phẩm cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ làm da dễ bị nổi mụn. Đồ ngọt chứa nhiều đường làm hỏng cấu trúc collagen, khiến da giảm độ đàn hồi, kém săn chắc. Thường xuyên sử dụng thuốc lá, đồ uống có cồn góp phần làm quá trình lão hóa da diễn ra nhanh hơn. Hình thành thói quen ăn uống lành mạnh với nhiều rau xanh, trái cây tươi giúp bảo vệ làn da và sức khỏe.
Theo ngoisao.net
10 mẹo tưởng tốt nhưng hóa ra lại khiến cho làn da xấu 'không lối thoát' Không phải tất cả những tips làm đẹp mà chúng ta từng nghe đến đều mang lại kết quả tích cực. Từ việc trộn những thứ có trong tủ lạnh như sữa chua và bơ để tạo ra hỗn hợp mặt nạ thiên nhiên, cho đến việc dùng giấm táo để dưỡng cho mái tóc suôn mượt, tác dụng thần kì của những...