Thực đơn cho đau bụng kinh
Đau bụng kinh (thống kinh) là chỉ phụ nữ trước, trong và sau khi hành kinh xuất hiện đau bụng dưới và vùng thắt lưng.
Đau bụng kinh (thống kinh) là chỉ phụ nữ trước, trong và sau khi hành kinh xuất hiện đau bụng dưới và vùng thắt lưng. Người bị nghiêm trọng hơn sẽ đau bụng cực liệt, sắc mặt trắng nhạt, tay chân lạnh giá, thậm chí hôn mê.
Đau bụng kinh thường kéo dài vài giờ hoặc 1 – 2 ngày. Trên lâm sàng chia ra 2 loại lớn: đau bụng kinh nguyên phát: đau bụng kinh do rối loạn chức năng, không tổn thương thực thể; đau bụng kinh thứ phát: bộc phát nhiều với các bệnh như: lạc nội mạc tử cung, viêm khung chậu, khối u phụ khoa…
Canh gừng, táo
Vật liệu:
- Gừng tươi (30g): tính ấm, vị cay. Công năng phát biểu tán hàn, kiện tỳ cầm nôn, giải độc. Có chứa kali (K).
- Đại táo (10 quả): tính ấm, vị ngọt. Công năng bổ tỳ hòa vị, ích khí sinh tân, điều dinh vệ, giảm mỡ máu, chống ung thư. Có chứa carbohydrate, Ca, P, K…
- Hoa tiêu (10g): tính ấm, vị cay. Công năng ôn trung tán hàn, trừ thấp giảm đau, sát trùng.
Chế biến: gừng tươi rửa sạch, thái lát; đại táo rửa sạch. Đổ nước vào nồi, thêm gừng lát, đại táo, hoa tiêu, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ, ninh 20 phút kể từ lúc sôi thì dùng. Dùng trước kỳ kinh 3 ngày.
Tác dụng: hành khí hoạt huyết hóa ứ.
Thích hợp dùng chữa đau bụng kinh thể hàn ứ huyết trệ. Cũng thích hợp dùng chữa đau bụng do lạnh. Khi dùng món ăn này cần kiêng dùng thức ăn sống lạnh.
Trứng gà nấu ích mẫu
Vật liệu:
- Ích mẫu (30g): tính hơi hàn, vị cay, đắng. Công năng hoạt huyết điều kinh, lợi thủy tiêu thũng, thanh nhiệt giải độc, chữa ung nhọt đau sưng, ngứa da.
- Trứng gà (3 quả, khoảng 150g): lòng trắng trứng tính mát, vị ngọt. Công năng thanh phế lợi hầu, thanh nhiệt giải độc. Lòng đỏ trứng tính bình, vị ngọt. Công năng tư âm dưỡng huyết, nhuận táo tích phong, kiện tỳ hòa vị. Có chứa protid, vitamin A, Ca, P, K…
Chế biến: ích mẫu và trứng gà cho vào nồi, đổ nước nấu. Sau khi trứng chín, vớt ra lột vỏ, cho trở vào nước canh ninh thêm 5 phút thì hoàn tất. Chia ăn vài lần.
Tác dụng: có tác dụng hoạt huyết tán ứ, bổ ích khí huyết.
Thích hợp dùng chữa đau bụng kinh thể huyết ứ. Tác dụng hoạt huyết của món ăn này hơi mạnh, người ra nhiều kinh dùng thận trọng.
Canh thịt dê nấu đương quy
Vật liệu:
Video đang HOT
- Thịt dê (200g): tính ấm, vị ngọt. Công năng ích khí bổ hư, ôn trung ấm hạ. Có chứa protid, P, K…
- Đương quy (15g): tính ấm, vị cay, ngọt. Công năng bổ huyết hoạt huyết, điều kinh giảm đau, nhuận trường.
- Nhục quế (15g): tính nóng, vị cay, ngọt. Công năng bổ hỏa trợ dương, tán hàn giảm đau, ôn kinh thông mạch. Có chứa Ca, K…
- Hồi hương (15g): tính ấm, vị cay, ngọt. Công năng hành khí giảm đau. Có chứa vitamin A, P…
- Xuyên tiêu (10g): tính nóng, vị cay. Công năng ôn trung tán hàn, khai vị trừ thấp. Có chứa vitamin A, P…
- Muối tinh luyện vừa đủ.
Chế biến: thịt dê rửa sạch, thái lát nhỏ, sử dụng sau. Bắc nồi lên bếp, thêm thịt dê, đương quy, nhục quế, hồi hương, xuyên tiêu và nước nấu chung, sau khi thịt chín, nêm muối gia vị, dùng canh ăn thịt.
Tác dụng: ôn dương, ích khí, bổ thận hoạt huyết hóa ứ.
Cách dùng: thích hợp dùng chữa đau bụng kinh thể dương hư huyết ứ. Thích hợp chữa kinh nguyệt không định kỳ thể dương hư, người bị đa nang buồng trứng. Xuyên tiêu gây hại dạ dày, thịt dê khó tiêu, nên người tỳ vị hư nhược dùng thận trọng.
Cháo củ cải nấu vỏ quít
Vật liệu:
- Củ cải (300g): tính mát, vị ngọt. Công năng tiêu thực, hóa đàm, hạ khí khoan trung. Có chứa Ca, P, K, Mg…
-Vỏ quít (20g): tính mát, vị ngọt, chua. Công năng khai vị lý khí, giải khát nhuận phế. Có chứa Ca, P, K, Mg…
- Bột mì, muối, bột nêm mỗi thứ vừa đủ.
Chế biến: củ cải gọt vỏ rửa sạch, thái lát, vỏ quít rửa sạch, bột mì cho vào chén, đổ nước vừa đủ khuấy thành hồ. Bắc nồi lên bếp, thêm củ cải và vỏ quít đổ nước vừa đủ nấu chung, sau khi sôi, thêm vào hồ bột mì, trộn đều, chờ khi sôi lại, bỏ bột nêm và muối, múc ra tô thì hoàn tất.
Tác dụng: có tác dụng hành khí, hóa đàm, tiêu tích.
Thích hợp dùng chữa đau bụng kinh thể khí trệ huyết ứ. Cũng thích hợp dùng cho người rối loạn tiêu hóa, ho suyễn thể đàm thấp. Kiêng dùng thức ăn béo ngậy, mát lạnh.
Thịt xào tỏi lát
Vật liệu:
- Tỏi (100g): tính ấm, vị cay. Công năng giải độc sát trùng, trị ho hóa đàm, tuyên khiếu thông bế, ôn hóa hàn thấp. Có chứa P và K.
- Thịt nạc heo (200g): tính bình, vị ngọt, mặn. Công năng tư âm, nhuận táo, ích khí. Có chứa protid, P, K, Ca, Mg…
- Muối, bột nêm, rượu, nước tương, bột năng với mỗi thứ vừa đủ.
Chế biến: tỏi rửa sạch, thái lát mỏng, sử dụng sau. Thịt nạc heo rửa sạch thái lát, sau đó thêm ít rượu, nước tương, bột năng nhào sơ, có vậy mới đảm bảo xào thịt ra tươi mềm. Bắc chảo lên bếp, đổ dầu cho nóng, thêm thịt, xào nhanh. Sau khi thịt ngả màu, thêm tỏi lát, tiếp tục đảo đều. Sau khi thịt và tỏi chín, thêm vừa đủ muối và bột nêm, múc lên đĩa.
Tác dụng: tư âm, ích khí, ôn trung, tán hàn thấp.
Thích hợp dùng chữa đau bụng kinh thể hàn thấp. Cũng thích hợp dùng cho người thể chất hàn thấp. Tỏi tính ôn táo, người đang bệnh mắt kiêng dùng.
Đau bụng kinh nguyệt thế nào là bất thường? Cảnh báo bệnh nguy hiểm gì?
Đau bụng kinh nguyệt là một biểu hiện thường gặp và đa phần chúng ta vẫn còn chủ quan với bệnh vì nghĩ đó là việc bình thường khi đến tháng.
Thế nhưng, những cơn đau dữ dội, những lần đau kéo dài hay đau ở nhiều vùng bụng khác nhau chắc chắn sẽ khiến bạn phải lo lắng vì đó là những cơn đau bụng kinh bất thường.
Đau bụng kinh thông thường là cơn đau diễn ra ngay trước hoặc vào ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt. Cơn đau này diễn ra do quá trình co bóp của tử cung để đẩy máu kinh ra ngoài, thường xuất hiện ở vùng bụng dưới. Triệu chứng đau ít hay đau nhiều còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Thông thường đau bụng kinh do yếu tố sinh lý sẽ có khuynh hướng cải thiện theo độ tuổi, sau khi kết hôn.
Đau bụng kinh không chỉ đơn thuần là một hiện tượng kinh nguyệt mà còn có thể cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm
Triệu chứng bất thường cần lưu ý
Đau bụng kinh tưởng chừng chỉ là một biểu hiện bình thường khi đến kỳ kinh nguyệt nhưng đôi khi không phải như vậy. Với cơn đau bụng kinh thông thường, có đến 10% các bạn gái không thể làm được việc nhẹ nhàng, nhưng hầu như các cơn đau sẽ chấm dứt khi kinh nguyệt bắt đầu xuất hiện. Để có thể hiểu được thế nào là đau bụng kinh bất thường, bạn cần lưu ý đến một số triệu chứng sau đây.
Đau bụng kinh nguyệt đi kèm chân tay bủn rủn, hoa mắt, chóng mặt
Một số trường hợp đau bụng kinh khiến cho cơ thể bạn bủn rủn, hoa mắt thậm chí chóng mặt và không thể làm được bất cứ việc gì. Nếu vào kỳ kinh nguyệt mà bạn gái bị đau bụng kinh kèm theo các triệu chứng trên thì cần tới ngay cơ sở y tế để được hỗ trợ kịp thời.
Rất nhiều trường hợp đến kỳ kinh nguyệt bị đau bụng dữ dội có thể cho thấy bạn đang mắc một số bệnh phụ khoa như: viêm dính tử cung, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung hoặc viêm nhiễm phụ khoa, vùng chậu, ống dẫn trứng nghiêm trọng. Đây là những bệnh lý nguy hiểm ở phụ nữ, chị em cần phát hiện và điều trị kịp thời để tránh hậu quả, có thể dẫn tới vô sinh.
Đau bụng kinh nguyệt kéo dài hơn 12 tiếng
Thông thường, đối tượng dễ bị đau bụng kinh nhất là lứa tuổi dậy thì. Đau bụng kinh thường rõ rệt nhất khi rong kinh hay bế kinh. Trường hợp đau bụng kinh dữ dội đến mức không thể chịu được, đau thắt trong khoảng thời gian hơn 12h thì phải nhờ tới sự can thiệp của bác sĩ vì đó có thể là sự cảnh báo bạn đang mắc một trong những bệnh lý phụ khoa nguy hiểm. Với đau bụng kinh thông thường, cơn đau có dữ dội mấy cũng chỉ xuất hiện vào ngày đầu tiên và không kéo dài quá 12 tiếng.
Đau bụng kinh nguyệt bất thường luôn kéo dài hơn 12 tiếng
Đau bụng kinh nguyệt âm ỉ kèm theo đầy bụng, tiêu chảy
Các tế bào ở tử cung sản xuất ra hormone prostaglandin, thúc đẩy niêm mạc và mô trong tử cung được đào thải ra ngoài cùng máu kinh. Lúc này, tử cung phải co bóp liên tục và khi cường độ quá nhanh, mạnh sẽ dẫn đến đau bụng dữ dội. Prostaglandin cũng gây ra các cơn co thắt trong ruột dẫn đến tiêu chảy, đặc biệt là trong những ngày đầu của nguyệt san. Nếu tình trạng này kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, đầy bụng thì bạn sẽ cần đến sự hỗ trợ của bác sĩ và thuốc.
Đau bụng kinh nguyệt nhưng dùng thuốc giảm đau không đỡ
Một số loại thuốc giảm đau thường được sử dụng trong các trường hợp đau bụng kinh dữ dội như: aspirin, paracetamol, dolfenal, thuốc chống co thắt... Tuy nhiên, với đau bụng kinh nguyệt bất thường thì những loại thuốc này lại không có tác dụng.
Đau bụng kinh nguyệt dùng thuốc giảm đau không đỡ là một trong những dấu hiệu bất thường
Với những tình trạng đau bụng kinh nguyệt bất thường này, rất có thể là do bệnh lý mà bạn không thể sử dụng thuốc giảm đau để cải thiện tình hình. Tuyệt đối không vì vậy mà tự ý tăng chỉnh liều lượng sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa bởi thuốc giảm đau có rất nhiều tác dụng phụ, dùng quá liều có thể dẫn đến tử vong.
Đau bụng kinh nguyệt bất thường cảnh báo những nguy hiểm gì?
Đau bụng kinh bất thường thường xuất phát từ bệnh lý phụ khoa. Đây cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo mà chị em cần đặc biệt lưu ý để đề phòng và có cách xử lý phù hợp, tránh bệnh nặng thêm.
Một số bệnh lý nguy hiểm từ dấu hiệu đau bụng kinh nguyệt bất thường, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của người phụ nữ như.
U xơ tử cung
U xơ tử cung chỉ là một khối u lành tính và có thể tự tiêu biến khi phụ nữ trải qua quá trình sinh sản và thuộc độ tuổi tiền mãn kinh. Tuy nhiên, chị em cũng không nên chủ quan với những khối u này vì nó có thể gây ra nhiều cơn đau khó chịu như đau bụng vùng dưới, đau vùng chậu, bí tiểu, táo bón, đại tiện ra máu và gây ảnh hưởng đến chức năng của thận.
U xơ tử cung là một trong những bệnh lý mà chúng ta cần đề phòng
Lạc nội mạc tử cung
Đây là tình trạng có thể xảy ra nếu bạn đang ở trong thời kỳ sinh sản. Lạc nội mạc tử cung là khi các mô tế bào trong tử cung lạc ra ngoài ống dẫn trứng. Những mô phát triển không đúng này vẫn phát triển như các mô tử cung bình thường, chúng vẫn sẽ bị bong ra và chảy máu khi bạn bắt đầu vào chu kỳ kinh nguyệt.
Tuy nhiên, do các mô này đi lạc và phát triển bên ngoài tử cung, máu không thể bị đào thải ra ngoài cơ thể mà bị tích tụ lại, gây ứ trệ và chảy máu bên trong. Sau đó, tử cung rất dễ bị nhiễm trùng, dẫn đến triệu chứng đau bụng kinh. Bệnh cũng có thể gây vô sinh bởi những ảnh hưởng gây ra cho tử cung và buồng trứng.
Chít hẹp cổ tử cung
Chít hẹp cổ tử cung là một vấn đề xảy ra ở cổ tử cung của người phụ nữ. Cổ tử cung bị hẹp và nhỏ đi một phần, dị vật và nang gây dính các mô và polyp tử cung. Đây có thể là dị tật bẩm sinh hoặc do nạo hút, phá thai hay phẫu thuật, thủ thuật đốt, cắt viêm lộ tuyến cổ tử cung gây ra. Những người bị chít hẹp cổ tử cung có thể cảm nhận được rõ rệt cơn đau bụng kinh khi đến kỳ kinh nguyệt, rối loạn kinh nguyệt như rong kinh, bế kinh cũng từ đó mà xuất hiện.
Cổ tử cung bị chít hẹp khiến tinh trùng không thể xâm nhập vào trứng, gây ra hiện tượng khó thụ thai, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản.
Polyp, chít hẹp cổ tử cung khiến những cơn đau bụng kinh trở nên khó chịu
Bệnh lý buồng trứng
Các vấn đề liên quan đến buồng trứng như buồng trứng đa nang, viêm buồng trứng, u nang buồng trứng, suy buồng trứng, có thể gây ra hiện tượng rối loạn nội tiết tố và dẫn đến rong kinh; ảnh hưởng đến hoạt động co bóp của tử cung gây đau bụng kinh... Vấn đề xảy ra ở buồng trứng có thể gây ra nhiều ảnh hưởng như viêm tắc vòi trứng, ống dẫn trứng, cản trở quá trình rụng trứng, gây suy buồng trứng ở nữ giới, từ đó làm giảm đi khả năng sinh sản, thụ tinh.
Viêm vùng chậu mãn tính
Đau bụng kinh khi đến kỳ là một biểu hiện rõ rệt nhất của bệnh lý viêm vùng chậu. Cơn đau do bệnh lý này thường rất dữ dội, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm đình trệ sinh hoạt, cuộc sống của chị em. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh sẽ phát triển thành mãn tính, khó điều trị và gây viêm nhiễm diện rộng cho các bộ phận sinh dục.
Cần làm gì khi bị đau bụng kinh bất thường?
Theo dõi cơn đau để có thể mô tả lại chính xác cho bác sĩ, hỗ trợ quá trình chẩn đoán bệnh.Kiểm soát cơn đau bằng một số phương pháp tại nhà như chườm nóng, massage và thư giãn.Ăn uống, nghỉ ngơi khoa học, có chế độ hợp lý. Nên bổ sung những thực phẩm dễ tiêu hóa, giàu sắt, omega-3, chất xơ, B6, B12 như sữa chua, cá hồi, rau xanh, hoa quả tươi,...Tránh để tinh thần mệt mỏi, căng thẳng quá độ sẽ khiến cơn đau trở nên tồi tệ hơn.Hạn chế vận động nặng, chỉ nên tập luyện nhẹ nhàng để cải thiện, lưu thông máu tốt hơn.Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ trong chu kỳ kinh nguyệt để đảm bảo không mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa khiến tình trạng tệ hơn.Có kế hoạch thăm khám phụ khoa định kỳ và lựa chọn phương án điều trị thích hợp theo sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.
Bạn tuyệt đối không được chủ quan với dấu hiệu đau bụng kinh bất thường và cần đi khám phụ khoa ngay để kịp thời xác định được bệnh
Đau bụng kinh nguyệt bất thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của người phụ nữ. Vì vậy, chị em tuyệt đối không nên chủ quan, đồng thời phải chú ý quan sát, theo dõi và thăm khám sớm, có kế hoạch điều trị kịp thời để không dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, khó chữa.
Theo Soytebackan
Đau bụng kinh có thể đem lại 5 nguy hại đối với sức khỏe của phụ nữ Đối với nhiều phụ nữ, tình trạng đau bụng kinh xảy ra đều đặn mỗi tháng nên đã quen với nó, và cho rằng những cơn đau rồi cũng sẽ qua. Trên thực tế, đau bụng kinh không kịp thời điều trị, không những gây ra các bệnh phụ khoa, mà còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Dưới...