Thực đơn ăn dặm 3 trong 1 đặc biệt của mẹ Việt hút tới hơn 1000 lượt chia sẻ của dân mạng
Chắc chắn không ít người phải thốt lên “ sao lại khéo léo như thế này”, khi ngắm nhìn thực đơn ăn dặm 3in1 của chị Phượng (26 tuổi, sống tại Thành phố Hồ Chí Minh).
Với bản năng của người mẹ, cùng với sự phát triển của con, chị Phượng đã tìm cho mình được sự kết hợp hài hòa và hiệu quả, với 3 phương pháp ăn dặm phố biến hiện nay là: ăn dặm truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm tự chỉ huy BLW giúp bé vừa ăn ngon miệng, lại tăng cân đều đều vừa hoàn thiện được nhiều kỹ năng cho con.
Chị Phượng và bé Nhím (Ảnh: NVCC)
“Tâm huyết của mẹ trong từng bữa ăn, từ những ngày đầu ăn món khác lạ ngoài sữa là điều mà không phải ai cũng hiểu được. Làm mẹ vất vả thật, nhưng bù lại là niềm vui – niềm hạnh phúc khi con được lớn lên và phát triển khoẻ mạnh đầy dinh dưỡng”, chị Phượng tâm sự.
Theo đó, bà mẹ Sài thành cho biết, bé Nhím ăn dặm kết hợp 3in1 từ lúc 6 tháng. Hiện tại, con đã hơn 1 tuổi, nói không với TV, IPAD, điện thoại. Quan sát thấy bé Nhím ngồi vững vào ghế, nên chị đã không ngại kết hợp ăn dặm BLW.
Chị cho biết thêm, sau thời gian Nhím 4 tháng tuổi, chị đã mua sách và tìm hiểu trước về ăn dặm để không bị bỡ ngỡ. Chị cho bé kết hợp ăn dặm truyền thống và ăn dặm kiểu Nhật, để bé làm quen với vị ngọt tự nhiên của tinh bột và rau củ quả, để bé cảm nhận thích – ghét như thế nào. Trong khi đó, kết hợp ăn dặm BLW cùng 2 phương pháp ăn dặm trên, để giúp bé ăn thô tốt hơn, bé sẽ chịu khó nhai thức ăn hơn vì việc nhai thức ăn rất tốt cho tiêu hoá. BLW còn giúp bé khám phá màu sắc, hình thù đa dạng của thức ăn, đặc biệt ăn dặm BLW giúp con tự lập trong việc ăn uống.
Nhím rất hào hứng với mỗi bữa ăn dặm (Ảnh: NVCC)
Chị Phượng rất hạnh phúc, khi mới bắt đầu ăn dặm, bé Nhím đều thích thú và hào hứng. Trộm vía phương pháp ăn dặm nào, con cũng ăn rất ngoan, và hợp tác tốt với mẹ.
“Thời gian đầu mình cho con ăn cháo rây theo tỉ lệ 1:10, tức là 1 gạo 10 nước theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, kết hợp với nước Dashi. Trong 1 tháng đầu bữa ăn không được vượt quá giới hạn 40ml, sau đó tăng dần độ thô cho con, kết hợp ăn dặm truyền thống và ăn dặm BLW theo từng giai đoạn”, mẹ Nhím chia sẻ.
Theo chị Phượng, để bé hào hứng trong mỗi bữa ăn, người mẹ trong quá trình chuẩn bị đồ ăn dặm nên đa dạng hoá thực đơn. Các cữ ăn và bú cách nhau khoảng 4 tiếng đồng hồ, để bé có cảm giác đói và thèm ăn hơn, không ăn vặt trước giờ ăn 2 tiếng. Chị Phượng cũng tranh thủ chuẩn bị đồ ăn dặm cho con trong khi bé ngủ.
Hầu như phương pháp nào con cũng đều phối hợp hiệu quả (Ảnh: NVCC)
Bà mẹ trẻ bày tỏ: “Quan điểm của tôi là tuyệt đối không ăn rong, ăn không nước mắt, không đặt nặng áp lực ăn được bao nhiêu, ăn theo nhu cầu của con, một muỗng cũng là ăn. Bữa ăn không quá 30 phút, nếu con từ chối phải mạnh dạn dọn xuống, không ép trẻ ăn. Tập cho con ăn từ loãng đến thô dần. Khi ăn không phân tán sự chú ý của con bằng ti vi, điện thoại, máy tính, đồ chơi”.
Ngoài ra, bố mẹ cần chia giờ giấc ăn ngủ của con khoa học, tập cho con ăn theo các bữa cố định trong ngày, chứ không phải cho con ăn bất cứ thời điểm nào con đòi.
Thông thường, thực đơn hấp dẫn, đầy đủ dinh dưỡng cho con, được chị Phượng chế biến trong thời gian ngắn, cực kì đơn giản. Sáng bé ăn cháo, chị nấu cháo sẵn từ sáng vậy là đến bữa ăn của bé chỉ mất 15-20 phút, chế biến thực phẩm để nấu cùng.
Trong khi đó, đến bữa ăn BLW, đồ ăn của bé chủ yếu là đồ hấp nên cũng khá là nhanh, chỉ khoảng 15-20 phút với ngày ăn đơn giản. Ngày nào làm bánh cho bé, chị chuẩn bị từ chiều tranh thủ lúc con ngủ, đến bữa bé ăn chỉ cần làm nóng lại đồ ăn.
Thông qua hành trình cho con ăn dặm nhiều cảm xúc, chị Phượng đưa ra lời khuyên rằng:
Các mẹ nên nấu nên chú ý và đảm bảo những món ăn dặm dành cho con yêu phải bao gồm đủ 4 nhóm dinh dưỡng cần thiết: chất đường, chất đạm, chất béo, rau củ và trái cây.
Nguồn thực phẩm ăn dặm phải tươi ngon có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo sức khoẻ cho bé.
Nên sử dụng đa dạng phong phú các loại thực phẩm rau củ quả cũng như chất đạm như: thịt, cá, tôm, cua, trứng, lươn, ngao… theo từng giai đoạn ăn dặm của con trong từng tháng khác nhau.
Tuyệt đối không sử dụng các thực phẩm đã để lâu ngày (kể cả thực phẩm ở trong tủ lạnh), trong quá trình chế biến đồ ăn dặm cho bé của cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Không nêm gia vị cho bé dưới 1 tuổi và không ăn đồ đóng hộp vì có chất bảo quản. Vì các bé dưới 1 tuổi vẫn đang trong quá trình hình thành đầy đủ, cũng như hoàn thiện các chức năng của từng bộ phận trên cơ thể.
Cùng tham khảo thực đơn ăn dặm 3in1 của chị Phượng dưới đây:
Vợ Nhật Anh Trắng - hot mom Trang Đinh "khoe" thực đơn ăn dặm cực bắt mắt làm cho con trai 13 tháng tuổi khiến cư dân mạng trầm trồ
Nhờ cách chế biến đồ ăn dặm đa dạng, phong phú của mẹ mà bé Dứa có thể ăn được nhiều loại thực phẩm khác nhau.
Sau đám cưới "lầy lội" gây bão vào đầu năm 2018, hiện Nhật Anh Trắng và bà xã Trang Đinh đã có 1 cậu con kháu khỉnh là bé Dứa (13 tháng tuổi). Cậu bé được nhiều người yêu quý bởi vẻ ngoài đáng yêu và rất giống ông bố hài hước của mình. Chị Trang Đinh cũng ra dáng một bà mẹ đảm đang khi luôn chịu khó tìm tòi cách chế biến cũng như thay đổi thực đơn ăn dặm thường xuyên giúp con ăn ngon miệng hơn mỗi ngày.
Chị Trang Đinh và con trai.
Bà mẹ trẻ chia sẻ: "Mình cho Dứa ăn dặm khi bé tròn 6 tháng 1 tuần. Khi đó trộm vía Dứa ngồi đã vững, mình cho con tập ngồi vào ghế ăn và bắt đầu hành trình ăn dặm. Qua quá trình tìm hiểu thì mình biết hiện có 3 phương pháp chính là: ăm dặm truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm bé tự chỉ huy. Mình có tìm hiểu qua sách vở và 1 số app hướng dẫn cách cho bé ăn dặm và quyết định cho Dứa ăn theo phương pháp kiểu Nhật".
Bé Dứa được mẹ cho ăn dặm theo phương pháp kiểu Nhật từ 6 tháng tuổi.
Bà mẹ trẻ cũng cho hay nhờ tìm hiểu kĩ càng nên tháng đầu ăn dặm của bé Dứa diễn ra rất suôn sẻ và chị không gặp trở ngại, khó khăn gì cả: "30 ngày đầu tiên là bước đầu của ăn dặm, chủ yếu là để bé làm quen với việc ăn thêm đồ ăn (ngoại trừ chỉ được ăn sữa như trước đây), được tập phản xạ với thìa, với việc đưa thức ăn vào miệng, và cách đón nhận thức ăn. Vì mình tìm hiểu khá kĩ sách vở và tham khảo các mẹ đi trước nên khi bắt tay vào thực hành mọi thứ đều ổn.
Những món ăn dặm kiểu Nhật chị Trang làm cho bé Dứa.
Bé Dứa cười tít mắt khi lần đầu được mẹ cho ăn bánh.
Tháng đầu việc chuẩn bị đồ ăn cho Dứa cũng khá là đơn giản, mỗi bữa ăn mình đều chụp lại thực đơn ăn dặmcho các mẹ bỉm sữa tham khảo và đóng góp ý kiến. Còn về sau thì việc chế biến, cấp trữ đồ ăn phức tạp hơn chút chút nên mình cũng thỉnh thoảng chụp lại và chia sẻ lên những menu chính, cách làm và những thông tin quan trọng của hành trình ăn dặm . Khi rảnh mình có làm video hướng dẫn chi tiết cách làm món ăn nữa".
Bé Dứa hiện đã 13 tháng tuổi và ăn thô tốt, chia sẻ về cách tập ăn thô cho con, chị Trang Đinh tiết lộ: "Phương pháp kiểu Nhật cũng khá chú trọng vào việc ăn thô và mình cứ đúng theo phương pháp mà làm thôi, tức là bắt đầu chế biến với công thức nấu cháo tỷ lệ 1:10, rau củ rây mịn sau đó tăng dần lên tỷ lệ 1:7, tiếp đến 1:5. Như bạn Dứa là đến 9 tháng tuổi là đã ăn cơm nát (tỷ lệ khoảng 1:3), 12 tháng tuổi là ăn cơm cùng tỷ lệ với người lớn. Khi con được 13 tháng thì mình bắt đầu nêm một chút gia vị dành riêng cho bé rồi, nhưng vẫn là lượng cực cực ít vì mình vẫn muốn Dứa ăn nhạt ít nhất đến khi 2 tuổi".
Những món ăn dặm ngon miệng chị Trang Đinh chuẩn bị cho con trai:
Những bữa ăn cho bé Dứa được chị Trang Đinh bày biện đơn giản nhưng vẫn bắt mắt.
Đến tháng thứ 10, bé Dứa đã có thể ăn cơm tốt.
Bên cạnh những món cơm, chị còn rất chịu khó làm thêm nhiều món bánh để bé Dứa ăn ngon miệng hơn.
Ảnh: NVCC
Theo Helino
Thực đơn BLW kiểu "nhà có gì ăn nấy" siêu đơn giản lại đủ đủ dinh dưỡng của mẹ 9X dành cho em bé 7 tháng Chị Dương Quỳnh Anh ( 32 tuổi, sống tại Bình Thạnh), chia sẻ thực đơn ăn dặm hàng ngày của bé trên mạng xã hội và nhận được rất nhiều sự ủng hộ. Giữa vô vàn các phương pháp ăn dặm phương Đông, phương Tây,...nhiều chị em bỉm sữa bị loạn và không biết nên chọn ăn bổ sung như thế nào cho...