Thúc đẩy xuất bản phát triển đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số
Luật Xuất bản quy định 12 chính sách của Nhà nước với hoạt động xuất bản nói chung và trong từng lĩnh vực xuất bản, in, phát hành, tuy nhiên, trong 7 năm thực hiện chỉ có một số ít được triển khai.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN)
Các đại biểu khẳng định qua bảy năm thực hiện Luật Xuất bản, công tác tuyên truyền, phổ biến Luật đã được cơ quan quản lý Nhà nước ở Trung ương và 63 tỉnh, thành phố quan tâm, triển khai sâu rộng.
Thống kê được đưa ra tại hội nghị toàn quốc sơ kết bảy năm thực hiện Luật Xuất bản năm 2012 do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức ngày 25/11, tại Hà Nội, cho thấy ngoài việc tuyên truyền trên các phương tiện đại chúng, đã có trên 3.000 cuộc tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu Luật Xuất bản với các hình thức hội nghị, tập huấn, trao đổi cho nhiều đối tượng, chủ thể tham gia hoạt động xuất bản.
Việc thực thi các quy định về bảo đảm quyền phổ biến tác phẩm được thực hiện hiệu quả, tạo sự đồng thuận cao của đối tượng quản lý cũng như giữ được sự ổn định, phát triển đúng hướng của hoạt động xuất bản. Việc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động xuất bản và bản quyền tác giả trong hoạt động xuất bản được đẩy mạnh. Việc cấp, cấp đổi, thu hồi giấy phép hoạt động xuất bản, phát hành xuất bản phẩm được thực hiện nghiêm, đúng quy định.
Chính sách thu hút các nguồn lực xã hội tham gia vào hoạt động xuất bản được thực hiện. Công tác quản lý về nội dung xuất bản phẩm được quan tâm, chú trọng qua công tác đọc kiểm tra xuất bản phẩm lưu chiểu. Hoạt động thanh, kiểm tra có nhiều chuyển biến tích cực, triển khai đều khắp, toàn diện ở cả ba lĩnh vực xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm…
Tuy nhiên, các đại biểu cũng chỉ ra những hạn chế, bất cập trong việc thực hiện Luật Xuất bản năm 2012. Cụ thể, Luật Xuất bản quy định 12 chính sách của Nhà nước đối với hoạt động xuất bản nói chung và trong từng lĩnh vực xuất bản, in, phát hành nói riêng, tuy nhiên, trong bảy năm thực hiện chỉ có một số ít chính sách được triển khai.
Việc hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng, hiện đại hóa cơ sở vật chất, ứng dụng chuyển giao công nghệ-kỹ thuật tiên tiến cho nhà xuất bản, cơ sở in phục vụ nhiệm vụ chính trị, an ninh, quốc phòng, thông tin đối ngoại và cơ sở in tại vùng núi, vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo chưa được thực hiện hoặc thực hiện chưa hiệu quả.
Một số cơ quan chủ quản chưa thực hiện tốt việc bảo đảm các điều kiện cho các nhà xuất bản trực thuộc theo quy định. Công tác thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm có lúc, có nơi còn chậm; chế tài xử lý chưa đủ mạnh, chưa có tác dụng răn đe, chưa sát thực tiễn. Số lượng thủ tục hành chính và tần suất giải quyết thủ tục hành chính còn nhiều…
Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành Nguyễn Nguyên phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN)
Video đang HOT
Các đại biểu dự hội nghị kiến nghị thời gian tới Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, đề xuất Ban Bí thư ban hành Chỉ thị về hoạt động xuất bản nhằm thúc đẩy xuất bản phát triển mạnh, đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số, định hướng việc xây dựng Luật xuất bản sửa đổi, bổ sung; kiến nghị Quốc hội khóa XV xem xét, sửa đổi Luật Xuất bản.
Các bộ, ngành, địa phương cần phối hợp cụ thể hóa một số chính sách quan trọng để phát triển hoạt động xuất bản. Trước mắt, tập trung vào một số chính sách về ưu đãi thuế, tiền thuê nhà, thuê đất đối với doanh nghiệp nhà xuất bản, các cơ sở in, phát hành in phục vụ nhiệm vụ chính trị, an ninh, quốc phòng, thông tin đối ngoại và cơ sở in tại vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo; hỗ trợ mua bán bản quyền đối với tác phẩm trong nước và nước ngoài có giá trị phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng, hiện đại hóa cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ-kỹ thuật tiên tiến cho nhà xuất bản để xuất bản xuất bản phẩm điện tử…
Bên cạnh đó, các bộ, ngành, địa phương cần tăng cường quản lý phối hợp với hoạt động xuất bản trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ.
Các cơ quan chủ quản nhà xuất bản cần thực hiện nghiêm các quy định, bảo đảm điều kiện hoạt động của nhà xuất bản trực thuộc; nghiên cứu chuyển đổi nhà xuất bản trực thuộc theo loại hình tổ chức phù hợp; phát triển nguồn nhân lực, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ, trước hết là đội ngũ lãnh đạo nhà xuất bản./.
Vụ Thủy điện tích nước trái phép: Để vận hành thử thiết bị của nhà thầu Trung Quốc
Thủy điện Plei Kần (huyện Đak Tô, tỉnh Gia Lai), dù chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép tích nước hồ chứa, nhưng Thủy điện này lại tích nước trái phép để vận hành thử nghiệm, cân chỉnh các thiết bị của nhà thầu Trung Quốc.
Dù cơ quan chức năng có nhiều văn bản dừng ngay việc tích nước nhưng Thủy điện Plei Kần vẫn "bất chấp".
Những ngày qua, người dân huyện Đak Tô và Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum tiếp tục phản ánh về việc Thủy điện Plei Kần lại tự ý tích nước trái phép, khiến đường dẫn vào khu sản xuất hàng trăm hecta của người dân trên địa bàn bị ngập sâu trong nước. Người dân muốn di chuyển phải dùng bè tự chế để đi qua đoạn đường ngập nước.
Thủy điện Plei Kần tự ý tích nước, "bất chấp" chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước.
Ghi nhận của chúng tôi, Thủy điện Plei Kần đang thực hiện tích nước lòng hồ trái phép để vận hành thử nghiệm nhà máy. Các tổ máy phát điện tại công trình thủy điện đang hoạt động; cửa xả thủy điện được đóng kín...
Ông Phạm Trung Thê (thôn Đak Dế, xã Đak Rơ Nga, huyện Đak Tô) cho biết: Cơ quan chức năng yêu cầu công ty đến ngày 15/11 phải làm đường và hoàn thành bồi thường cho các hộ dân bị ảnh hưởng nhưng đến nay chúng tôi không thấy gì cả. Đến nay là gần 2 tháng, đường vào khu sản xuất bị ngập; cao su cạo mủ xong giờ chất đống, hư hỏng cả; cà phê chín đỏ cành, quả đã rụng đỏ gốc nhưng chúng tôi không thể vào thu hoạch được, mà có thu hoạch được cũng không vận chuyển ra ngoài được để phơi, bán cho thương lái.
"Thủy điện liên tục tích nước trái phép gây ra thiệt hại lớn cho chúng tôi. Giờ chúng tôi chỉ biết kêu cứu và nhờ các cơ quan chức năng giúp đỡ mà thôi", ông Thê nói.
Đường bị ngập sâu trong nước nên người dân phải dùng bè tự chế để vào khu sản xuất.
Liên hệ với UBND Ngọc Hồi về việc tích nước trái phép tại công trình Thủy điện Plei Kần, đơn vị này cho biết cũng vừa tiến hành kiểm tra việc tích nước tại công trình thủy điện như người dân phản ánh.
Theo Biên bản kiểm tra hiện trường ngày 20/11 gồm đại diện UBND huyện Ngọc Hồi, UBND thị trấn Plei Kần và Công ty Cổ phần Tấn Phát - đơn vị chủ đầu tư tiến hành kiểm tra cho biết: Tại vị trí hồ chứa phía trên đập, mực nước hiện tại trên hồ chứa thấp hơn mặt đập tràn khoảng 1,7 m; tại vị trí hạ lưu phía sau đập, thủy điện đang thực hiện xả nước qua hệ thống cửa xả và qua tubin nhà máy với lưu lượng xả hạ lưu theo báo cáo của đại diện Công ty Cổ phần Tấn Phát khoảng 150-160 m3/s.
Đại diện công ty cho biết, thủy điện giữ mực nước trong lòng hồ là để vận hành thử nghiệm, cân chỉnh các thiết bị của nhà thầu Trung Quốc. Biên bản kiểm tra còn nhấn mạnh, tại thời điểm kiểm tra chủ đầu tư công trình thủy điện chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép tích nước hồ chứa.
Sau gần 2 tháng, mủ cao su của người dân đã chất thành đống, hư hỏng đành đổ bỏ.
Liên quan đến vụ việc ông Lê Như Nhất, Giám đốc Sở Công thương Kon Tum cho hay: Sở có nghe thông tin đoàn chuyên gia Trung Quốc sang kiểm tra, bàn giao kỹ thuật vận hành nhà máy Thủy điện Plei Kần, còn cụ thể thời gian lúc nào thì Sở không rõ.
"Tới thời điểm này, Thủy điện Plei Kần vẫn chưa được cho phép tích nước, vận hành máy. Theo nguyên tắc, đơn vị chưa cho phép tích nước mà tự ý tích nước là sai phạm", ông Nhất nói.
Như Báo Bảo vệ pháp luật đã phản ánh, công trình Thủy điện Plei Kần do Công ty Cổ phần Tấn Phát (trụ sở TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) làm chủ đầu tư được thiết kế với công suất 17 MW, diện tích đất sử dụng là hơn 128 ha trên địa bàn xã Đak Rơ Nga, huyện Đak Tô và xã Đak Nông, thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.
Cà phê chín đỏ cây nhưng người dân không thể thu hoạch, vận chuyển ra ngoài được.
Cuối tháng 9 vừa qua, Thủy điện Plei Kần đã tự ý tích nước khi chưa được cơ quan chức năng cấp phép. Điều này đã làm cho nhiều nhà dân bị ngập sâu trong nước, hàng trăm hecta đất trồng cà phê, cao su, cây ăn trái và ao cá của người dân bị ngập, trái cà phê đã chín rụng nhưng người dân không thể thu hoạch, mủ cao su không thể vận chuyển ra ngoài do đường đi đã bị ngập sâu trong nước.
Ngay sau khi phát hiện sự việc, Sở Công thương tỉnh Kon Tum, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công thương) đã có các văn bản yêu cầu Công ty Cổ phần Tấn Phát dừng ngay việc tích nước tại công trình Thủy điện Plei Kần khi chưa được cấp phép của cơ quan chức năng.
Tuy nhiên, Công ty này vẫn "bất chấp" chỉ đạo của cơ quan chức năng để tích nước trái phép, gây thiệt hại rất lớn về tài sản và đe dọa tính mạng người dân vùng lòng hồ.
Trước các sai phạm, ngày 19/11, UBND tỉnh Kon Tum đã có văn bản chỉ đạo các Sở và UBND các huyện liên quan phối đánh giá toàn diện việc đầu tư dự án Thủy điện Plei Kần.
Trường hợp phát hiện có sai phạm, các đơn vị chủ động xử lý theo đúng thẩm quyền; nếu vượt quá thẩm quyền thì tham mưu, đề xuất UBND tỉnh xử lý theo quy định. Kết quả thực hiện các nội dung kiểm tra báo cáo về UBND tỉnh trước ngày 5/12.
Những lợi ích từ việc quản lý cư trú bằng số định danh cá nhân Tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Cư trú (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2021. Theo đó xác định thay đổi quản lý cư trú từ phương thức thủ công (quản lý bằng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú) sang phương thức quản lý dân cư bằng mã số định danh nhằm đơn...