Thức dậy vào sáng sớm, cụ ông đột quỵ ngay trước cửa nhà vệ sinh
Sáng sớm, thấy chồng dậy nhưng lâu không quay lại giường, người vợ đi tìm và phát hiện chồng nằm trước cửa nhà vệ sinh, không nói được, ý thức chậm.
Bệnh nhân được chăm sóc điều trị tại bệnh viện (Ảnh: BVCC).
Tại Trung tâm Đột quỵ Phú Thọ, bệnh nhân T. (67 tuổi, trú tại Tam Nông, Phú Thọ) được chẩn đoán nhồi máu não (đột quỵ tắc mạch não) trên nền tăng huyết áp. Bệnh nhân đã xuất hiện tình trạng liệt nửa người bên phải, liệt mặt phải.
Được sự đồng ý của gia đình, các bác sĩ đã lập tức sử dụng phương pháp tiêu huyết khối cho bệnh nhân. Hiện tại, tình trạng bệnh nhân đã cải thiện và tiếp tục điều trị, theo dõi tại khu vực cấp cứu.
Trong những ngày thời tiết khắc nghiệt gần đây, Trung tâm Đột Quỵ – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ tiếp nhận trung bình 10 – 15 bệnh nhân liên quan đến đột quỵ.
Bác sĩ CKI Bùi Thị Thu Hà, Phó Giám đốc Trung tâm Đột quỵ cho biết: Đột quỵ (còn gọi là tai biến mạch máu não) xảy ra khi dòng máu cung cấp cho một phần của não, nuôi các cơ quan đặc biệt là não, đột nhiên bị chặn lại hoặc khi có một mạch máu trong não bộ bị vỡ, khiến máu tràn ra ngoài đè ép vào các tế bào não.
Khi các thành phần mỡ máu như cholesterol, LDL bị rối loạn sẽ lắng đọng trên thành mạch và thúc đẩy hình thành mảng xơ vữa. Những mảng xơ vữa này làm lòng mạch hẹp dần và tắc nghẽn, ngăn cản dòng máu đi nuôi các cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả não bộ, gây ra biến chứng đột quỵ não cực kỳ nguy hiểm.
Nhiệt độ thay đổi đột ngột đòi hỏi hệ thống mạch máu sẽ phải có các phản xạ để thích nghi với sự thay đổi đó. Khi mạch máu co lại, tuyến thượng thận sẽ tăng tiết catecholamine trong máu dẫn đến co mạch ngoại vi. Bên cạnh đó, đường trong gan sẽ được huy động tăng cường để tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động.
Với người đã có biến chứng xơ vữa động mạch, mạch máu kém đàn hồi, xơ cứng, máu tăng độ quánh do tăng cholesterol, lòng mạch bị thu hẹp, các cục máu đông hình thành khiến lưu lượng máu qua não giảm đến 20%. Khi gặp thay đổi đột ngột từ bên ngoài, những động mạch đưa máu lên não bị tắc nghẽn, sức cản ngoại vi tăng cao gây đứt, vỡ mạch máu não sẽ dẫn đến xuất huyết não, đột quỵ và nguy cơ tử vong cao.
Video đang HOT
Việc phòng ngừa cơn đột quỵ cần được quan tâm đúng mức, nhất là khi có sự thay đổi đột ngột của thời tiết. Các bác sĩ khuyên những người có nguy cơ đột quỵ cao:
- Không nên tắm ngay sau khi vừa ở ngoài trời nắng gắt hoặc vận động thể lực đổ mồ hôi nhiều.
- Vào mùa đông, nên ngủ trong phòng kín gió, đủ ấm.
- Buổi sáng thức dậy không nên ra khỏi chăn và xuống giường quá đột ngột, cần có vài động tác thể dục để cơ thể thích ứng với điều kiện bên ngoài.
- Không nên uống rượu nhiều khi trời lạnh. Chất cồn lưu lại trong máu lâu do khả năng bài tiết qua đường mồ hôi giảm, dẫn tới tăng huyết áp. Khi đó, chỉ cần xuất huyết nhẹ là đủ dẫn tới tai biến.
- Bên cạnh đó, để phòng ngừa cơn đột quỵ, người bệnh có thể sử dụng các hoạt chất sinh học từ thiên nhiên để cải thiện chức năng của hệ thống mạch máu, làm tăng khả năng thích ứng của hệ thống mạch máu khi thời tiết thay đổi đột ngột.
Căn bệnh vượt trội ung thư về số ca mắc mới ở VN: Thấy 3 dấu hiệu đột ngột này, phải đến BV ngay!
Bác sĩ Khoa cho biết nếu thấy 3 dấu hiệu là đột ngột nói đớ, đột ngột méo miệng, đột ngột yếu nửa người, thì đừng chờ đợi phải vào viện ngay, bất kể bạn bao nhiêu tuổi.
Gia tăng đột quỵ ở người trẻ
Trên thế giới 45 giây sẽ có 1 trường hợp bị đột quỵ, 3 phút có 1 người tử vong vì bệnh lý này. Mỗi năm thế giới mất đi dân số từ 15 -17 triệu người do đột quỵ. Đây là những con số đáng báo động về căn bệnh có nguy cơ gây tử vong thứ ba trên thế giới. Đáng báo động con số người trẻ ngày càng tăng lên.
Anh H.N.T (35 tuổi, ngụ Kiên Giang) nhập viện tại đây trong tình trạng huyết áp cao, yếu nửa người trái (nhất là chân trái) không rõ nguyên nhân, giọng nói ngọng không rõ lời.
Bệnh nhân T. cho biết, trước đó 3 ngày, khi xuất hiện các triệu chứng này, anh đã đi khám tại bệnh viện ở địa phương.
Kết quả CT sọ não tại bệnh viện địa phương không phát hiện bất thường nên bệnh nhân được cho thuốc uống, ở lại bệnh viện theo dõi. Sau 2 ngày điều trị, anh xin xuất viện và lên TP.HCM khám lại. Kết quả khám cho thấy bệnh nhân T. đã bị đột quỵ nhồi máu não đỉnh thái dương.
Anh T. đã bỏ qua thời gian vàng can thiệp nhồi máu não. Các bác sĩ cũng chưa tìm ra nguyên nhân gây đột quỵ để phòng tránh nguy cơ đột quỵ tái phát. Trường hợp của anh T. rất đáng tiếc vì tìm ra đột quỵ quá muộn.
Một bệnh nhân trẻ bị đột quỵ được điều trị can thiệp kịp thời.
Bac si Đao Duy Khoa, Khoa Thần kinh Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biêt Đột quỵ hiện nay được coi là một bệnh có hậu quả rất nặng nề. Nó không chỉ làm người bệnh có thể tử vong mà những người còn sống cũng có thể bị liệt, tàn phế.
Số liệu thống kê của Bộ Y tế cho thấy, mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 200.000 trường hợp bệnh nhân bị đột quỵ mớivà tỷ lệ tử vong chiếm từ 18-20%. Để thấy con số này lớn thế nào, có thể so sánh với số người mắc mới tất cả các loại ung thư tại Việt Nam năm 2018 (theo Globocan) là 164.671 ca.
Ngoài ra, khoảng 1/3 bệnh nhân bị đột quỵ xong sẽ không thể trở về với cuộc sống như trước đây vì hoặc là liệt, nằm một chỗ hoặc là phải có người hỗ trợ, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và công việc.
Hiện tại, nhóm tuổi dễ bị đột quỵ là những người lớn tuổi (trên 60 tuổi là bị nhiều nhất). Tuy nhiên, nhóm bệnh nhân đột quỵ cũng đang "trẻ hóa", nhiều trường hợp đột quỵ ở độ tuổi 30-40 tuổi, thậm chí là 18-20 tuổi vẫn bị đột quỵ.
Xuất hiện 3 dấu hiệu đột ngột sau phải đến bệnh viện ngay
Bác sĩ Khoa cho biết đột quỵ não hay còn gọi là tai biến mạch máu não, là tình trạng máu cung cấp cho một phần não bị gián đoạn hoặc giảm nặng khiến cho vùng não đó bị thiếu oxy và dinh dưỡng.
Mỗi phút trôi qua sẽ có gần 2 triệu tế bào não bị chết. Nếu vùng tế bào não bị tổn thương nặng hoặc lan rộng, đột quỵ có thể đưa đến tử vong hoặc để lại những di chứng nặng nề về rối loạn vận động, nhận thức, ngôn ngữ, thị giác...
Đột quỵ xảy ra hoàn toàn đột ngột không có tín hiệu báo trước. Nếu phòng ngừa đột quỵ thì đừng trông chờ vào dấu hiệu báo sắp đột quỵ để kiểm soát.
Các dấu hiệu đột quỵ
Khi có 3 dấu hiệu đột ngột xảy ra là như đột ngột yếu người, đột ngột nói đớ, đột ngột méo miệng - sau đó hồi phục, bác sĩ Khoa nhấn mạnh đây là dấu hiệu đột quỵ chứ không còn là dự báo đột quỵ sắp xảy ra.
Vì vậy, gặp các dấu hiệu này đừng chờ đợi mà nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Nên đến các cơ sở y tế có chuyên khoa can thiệp tim mạch.
Các yếu tố nguy cơ của đột quỵ đó là bệnh lý tăng huyêt áp, đái tháo đường, bệnh mạch vành. Những năm gần đây đều ghi nhận tỷ lệ người trẻ mắc bệnh này ngày càng tăng.
Tuy nhiên, bác sĩ Khoa cho biết ngoài các yếu tố "truyền thống" như trên thì nguyên nhân khiến bệnh đột quỵ ở người trẻ tăng lên đó bệnh chấn thương ở não, dị dạng mạch máu não, viêm mạch máu ở hệ thần kinh trung ương.
Những người trẻ đang tuổi lao động nếu bị đột quỵ sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Bác sĩ Khoa cho biết điều đáng lo ngại nhiều người trẻ từ 30 - 40 bị đột quỵ vào viện mới biết bản thân họ bị tăng huyết áp từ rất lâu mà không hề hay biết. Nếu đột quỵ sống sót thì khả năng xảy ra đột quỵ trong 5 năm tiếp theo là 25%. Tổn thương não do các lần đột quỵ sau nặng hơn so với lần đầu. Do đó, những ai đã từng bị đột quỵ nên kiểm tra sức khỏe bằng cách tầm soát định kỳ.
Để phòng đột quỵ thì cần điều trị, quản lý tốt các bệnh mãn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa động mạch. Ngoài ra, người trẻ cần bỏ các thói quen xấu như hút thuốc lá, rượu bia, lười vận động, ăn uống không khoa học, thức khuya...
Cứu cụ bà bị nhồi máu não Cụ bà 79 tuổi, hôn mê, liệt nửa người trái, chẩn đoán đột quỵ não, được Bệnh viện Lão khoa Trung ương điều trị. Gia đình cho biết bệnh nhân còn tỉnh táo và bình thường vào 9h30 ngày 16/7, tới 9h50 bà lơ mơ, không đáp ứng khi gọi hỏi và bị liệt. Bà được xe cấp cứu 115 đưa vào Bệnh...